Bác Hồ đọc Tuyên Ngôn độc Lập - UBND Tỉnh Cà Mau

{"Z7_5PKIGBC0N09000QM3V1NAK0ER3":{"windowState":"normal","portletMode":"view"},"Z7_5PKIGBC0N09000QM3V1NAK0E74":{"windowState":"normal","portletMode":"view"},"Z7_5PKIGBC0N09000QM3V1NAK0E71":{"windowState":"normal","portletMode":"view"},"Z7_5PKIGBC0N09000QM3V1NAK0E73":{"windowState":"normal","portletMode":"view"},"Z7_5PKIGBC0N09000QM3V1NAK0EN0":{"windowState":"normal","portletMode":"view"},"Z7_5PKIGBC0N09000QM3V1NAK0EN2":{"windowState":"normal","portletMode":"view"},"Z7_5PKIGBC0N09000QM3V1NAK0EN1":{"windowState":"normal","portletMode":"view"}} start portlet menu bar

Web Content Viewer

Display content menu Display portlet menu end portlet menu bar
  • Web Content Viewer
Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau Địa chỉ: Số 02, đường Hùng Vương, phường 5, TP.Cà Mau Điện thoại: (0290) 3667.888 – Fax: (0290) 3837.951 - Email: banbientap@camau.gov.vn Giấy phép số 25/GP-STTTT ngày 21/9/2020 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cà Mau. Người chịu trách nhiệm chính: Huỳnh Văn Thái, Giám đốc, Phó Trưởng ban biên tập CTTĐT. Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau. ® Ghi rõ nguồn "Cổng Thông tin Điện tử tỉnh Cà Mau" hoặc "www.camau.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ Website này. Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau

Địa chỉ: Số 02, đường Hùng Vương, phường 5, tp. Cà Mau Điện thoại: (0290) 3667.888 Email: banbientap@camau.gov.vn

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH CÀ MAU Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Cà Mau tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. start portlet menu bar

Web Content Viewer

Display content menu Display portlet menu end portlet menu bar
  • Web Content Viewer
Tác phẩm về Bác

Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập

01/09/2016 10:50:19 AM Màu chữ Cỡ chữ

Trước đó hai mươi năm, nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc đã có "Bản án chế độ thực dân Pháp". Nhưng lúc đó, Người mới là đại biểu dân thuộc địa. Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 của nước Việt Nam là một mốc lớn quan trọng của dân tộc. Bây giờ, chính Người và cả dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Người sẽ thi hành bản án ấy.

Ngày 27 tháng 8 năm 1945, Thường vụ Trung ương họp. Rồi Hội đồng Chính phủ họp. Bàn nhiều công việc quan trọng, trong đó có việc tổ chức lễ tuyên bố Độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh phụ trách thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Mọi việc chuẩn bị ngày lễ Độc lập đều gấp rút, đều quan trọng. Nhưng gấp rút nhất, quan trọng nhất là dự thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Từ Nam quốc sơn hà thế kỷ 11 đời Lý, Bình Ngô đại cáo thế kỷ thứ 15 đời Lê, đến Tuyên ngôn Độc lập thời đại Hồ Chí Minh thế kỷ thứ 20, khoảng cách dài gần 10 thế kỷ, ngót nghìn năm. Kể từ ngày thứ ba, 28 tháng 8 năm 1945 ấy, tức là ngày 21 tháng 7 Ất Dậu, Chủ tịch Hồ Chí Minh tập trung vào việc soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập. Trên gác hai nhà 48 Hàng Ngang, trong một căn phòng rộng mà chủ nhà làm phòng ăn, ở giữa kê một cái bàn dài to, quanh bàn có tám ghế tựa đệm mềm là nơi Bác Hồ thường làm việc với các đồng chí trong Thường vụ Trung ương Đảng. Cuối phòng, sát tường phía sau, kê một chiếc bàn tròn mà Bác cùng chúng tôi thường ăn sáng. Bác hay ngồi suy nghĩ và đánh máy bên chiếc bàn con kê sát tường góc phía trong. Mặt bàn hình vuông, bọc da xanh màu lá mạ, vừa đủ để tập giấy bút và chiếc máy chữ nhỏ mang từ chiến khu về. Bác trầm ngâm suy nghĩ phác thảo Tuyên ngôn Độc lập. Nửa đêm hôm ấy, tôi chợt thức giấc, thấy Bác vẫn ngồi chăm chú làm việc. Hà Nội sau một ngày sôi động đang đi vào yên tĩnh. Đêm mùa thu, trên căn gác thoáng rộng, không khí mát lành. Tôi trở dậy, bước thật nhẹ ra phía hành lang, nhìn xuống đường. Ban ngày, phố Hàng Ngang náo nhiệt, chật chội. Giờ đây rộng vắng giữa đêm khuya. Hai đường ray tàu điện chạy thành hai vệt thẳng, đen nhánh. Trước mõi căn nhà dọc phố, cờ đỏ sao vàng sẫm lại trong đêm. Một tốp tự vệ mặc quần soóc, đầu đội mũ calô, đang đi tuần dọc phố, bóng dáng hiên ngang. Chỉ mới cách đó hơn một tuần, Hà Nội còn là một thành phố bảo hộ, mật thám như rươi, thoáng thấy mầu cờ đỏ là cả bộ máy cai trị của kẻ thù lồng len như thú dữ. Thế mà giờ đây cờ đỏ phấp phới bay khắp phố phường. Đêm ấy, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đang ngồi giữa lòng Hà Nội soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập, mở đầu một kỷ nguyên mới cho dân tộc: Kỷ nguyên Độc lập, Tự do. Thật là kỳ diệu. Cách mạng là một sự kỳ diệu. Và chính Người, từ Nguyễn Ái Quốc đến Hồ Chí Minh, đã cùng với toàn dân làm nên điều kỳ diệu đó. Từ buổi nhen nhóm phong trào cách mạng, tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên ra đời vào năm 1925, do chính Người sáng lập, để năm năm sau, chính đảng đầu tiên của giai cấp Công nhân Việt Nam bước lên vũ đài chính trị. Chiều ngày 31 tháng 8 năm 1945, Bác bảo đưa cho Bác xem sơ đồ địa điểm tổ chức mít tinh và nhắc Ban tổ chức chú ý cả nơi vệ sinh cho đồng bào, và dặn nếu trời mưa thì kết thúc sớm hơn, tránh cho đồng bào bị mưa ướt, nhất là đối với các cụ già và các cháu nhỏ. Chiều ngày 2 tháng 9 năm 1945, trên quảng trường Ba Đình, một quang cảnh vừa náo nhiệt, vừa xúc động. Khi Cụ Hồ vừa xuất hiện trước máy phóng thanh, thì cả quảng trường âm vang tiếng hô: - Cụ Hồ Chí Minh muôn năm! - Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm! Và khi Chủ tịch Hồ Chí Minh sang sảng cất tiếng đọc Tuyên ngôn Độc lập thì cả biển người im phăng phắc lắng nghe: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc..." Đọc được một đoạn, Cụ Hồ bỗng dừng lại, đưa cặp mắt âu yếm nhìn toàn thể đồng bào, cất tiếng hỏi: - Đồng bào nghe rõ tiếng tôi không? Tiếng đáp lại liền ngay như sấm: - Có! Người dân và Chủ tịch nước bỗng trở nên gần gũi và vô cùng thân thiết. Càng về cuối bản Tuyên ngôn Độc lập, giọng Cụ Hồ càng âm vang, như cuốn hút mọi người. "Chúng tôi tin rằng các nước đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Tê-hê-ran và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhân quyền độc lập của dân Việt Nam. Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập! Vì những lẽ trên, chúng tôi - Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: Nước Việt Nam có quyền hưởng Tự do, Độc lập và sự thật đã trở thành một nước Tự do, Độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền Tự do, Độc lập ấy!" Cùng với ngày 2 tháng 9 năm 1945, bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trước quốc dân đồng bào, là một mốc son chói lọi trên con đường dài đấu tranh dựng nước và giữ nước suốt mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nam. Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 của nước Việt Nam cũng là một mốc lớn quan trọng của dân tộc. Đó thực sự là lời tuyên bố đanh thép về sự cáo chung của chế độ thuộc địa dưới mọi hình thức. Đồng thời nó cũng báo hiệu sự mở đầu của một thời đại mới, thời đại trỗi dậy của các dân tộc nhược tiểu đứng lên làm chủ vận mệnh của mình. Trước đó hai mươi năm, nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc đã có "Bản án chế độ thực dân Pháp". Nhưng lúc đó, Người mới là đại biểu dân thuộc địa. Bây giờ, chính Người và cả dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Người sẽ thi hành bản án ấy. Và như chúng ta đã biết, bản án đã được thực hiện bằng chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy địa cầu chín năm sau đó.

Theo Tạp chí Cộng sản Chia sẻ Nhận xét In Lên trên

Các tin khác

  • Giữa năm 1950, Bác đến nói chuyện với gần một trăm cán bộ tư pháp. Đêm ấy đang giữa mùa hè, ở vùng núi rừng chiến khu Việt Bắc, tiết trời nóng nực. Bác phải phanh chiếc áo sơ-mi ngoài bằng vải mầu vàng đã bạc, để lộ bên trong chiếc áo may-ô nhuộm màu nâu. Một tay cầm chiếc quạt giấy, Bác thong thả bước lên chiếc ghế dành cho giảng viên hàng ngày lên lớp ngồi. Vừa vào ghế, Bác nói rất tự nhiên: "Thật là cao như bệ ông tòa án". Bác cười. Mọi người cười, xua tan không khí định đón tiếp Bác theo nghi thức long trọng, trang nghiêm. Dưới ánh đèn dầu le lói, Bác rút trong cặp ra một xếp giấy mà các cán bộ dự họp tư pháp hôm đó đã ghi rõ những câu hỏi để nhờ Bác giải đáp. Bác giơ tập giấy lên và nói: "Tất cả 86 tờ, gồm 172 câu hỏi".

    (08/09/2016)
  • Cả cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành trọn cho nhân dân, cho đất nước. Người chẳng có gì cho riêng mình. Từ lúc sinh thời đến khi về cõi vĩnh hằng, Người “chỉ biết quên mình cho hết thảy”, nhưng trên ngực không một tấm Huân chương. Điều đó ai cũng biết, song không phải ai cũng biết rằng, Người đã từng hai lần từ chối nhận Huân chương. Mỗi lần từ chối nhận Huân chương, Người đều có những lí do riêng của mình, nhưng lí do chung nhất Người từ chối nhận Huân chương vì cho rằng, mình chưa làm trọn nhiệm vụ với nước, với dân.

    (08/09/2016)
  • … “Nếu đồng chí muốn đi theo Hồ Chủ tịch lên K thì ngày mai, 5 giờ sáng, đề nghị đồng chí đợi chúng tôi ở ngã ba T.Đ trên đường đi Tuyên Quang”.

    (08/09/2016)
  • Tết Nguyên đán Tân Tỵ năm 1941, sau 30 năm đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ trở về Tổ quốc tại cột mốc 108, thuộc xã Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng, một xã nằm sát biên giới Việt - Trung. Sau khi về đến Pác Bó, Bác và các đồng chí trong đoàn được gia đình ông Máy Lỳ, cơ sở cách mạng của ta đưa đến hang đá bí mật trên núi của gia đình. Đó là hang Cốc Bó, ngay sau núi là đất Trung Quốc.

    (30/08/2016)
  • Bác rất chú ý tới việc tăng gia sản xuất và bản thân Người cũng tích cực tham gia. Thời kỳ kháng chiến, lúc mới lên rừng khó khăn nhiều, thóc gạo hiếm, nhân dân đói, cán bộ cũng đói, cơ quan di chuyển luôn Bác thường động viên chúng tôi tăng gia sản xuất, Bác nói:

    (25/08/2016)
  • Bác đã có kế hoạch đi đâu thì nhất định đi. Có những lần vì phải đến chỗ không an toàn nên chúng tôi đã tìm cớ để không đưa Bác đi, nhưng Bác không chịu. Bác nói: Khó khăn cần phải tìm cách khắc phục. Những ngày ở Việt Bắc ô tô không đi được vì đường đã phá để kháng chiến, không cho địch dùng đường của ta để đánh ta. Chúng tôi chuẩn bị ngựa cho Bác đi nhưng Bác nói: Đi ngựa thì lộ mất, vì chỉ cán bộ cao cấp mới được đi ngựa. Vì vậy khi cần đi xa mấy ngày đường Bác cũng chỉ đi bộ.

    (05/08/2016)
  • Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho các cháu thiếu niên, nhi đồng tình thương yêu và quan tâm đặc biệt.

    (02/08/2016)
  • ... Ăn quả phải nhớ người trồng cây. Trong cuộc tưng bừng vui vẻ hôm nay, chúng ta phải nhớ đến những anh hùng, liệt sĩ của Đảng ta, của dân ta... ... Máu đào của các liệt sĩ đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do. Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn các liệt sĩ và chúng ta phải luôn luôn học tập tinh thần dũng cảm của các liệt sĩ để vượt tất cả khó khăn, gian khổ, hoàn thành sự nghiệp cách mạng mà các liệt sĩ chuyển lại cho chúng ta...”. Lời Chủ tịch Hồ Chí Minh tại buổi Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Đảng.

    (27/07/2016)
  • Trong trái tim của nhà yêu nước vĩ đại Hồ Chí Minh, việc một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ được hình dung như cơ thể một con người, là hiển nhiên, là tất yếu, tuyệt đối không thể phân chia, không thể cắt rời, không có bất cứ một sức mạnh nào có thể làm lung lạc được ý chí thống nhất của dân tộc Việt Nam.

    (26/07/2016)
  • Tổ quốc ta suốt chiều dài hàng ngàn năm là lịch sử chống giặc ngoại xâm, trong đó ghi dấu công lao của những người con nước Việt đem xương máu bảo vệ độc lập, tự do. Lịch sử đó đã hun đúc nên đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ người trồng cây"... Kế thừa truyền thống ngàn đời của dân tộc, Bác Hồ đúc kết đạo lý đó thành một trong những nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh. Suốt 24 năm trên cương vị người đứng đầu Nhà nước, Bác đã cùng Chính phủ thế chế hóa tư tưởng đó thành văn bản pháp quy của Nhà nước đối với thương binh, liệt sĩ. Đồng thời, Người là một tấm gương sáng thể hiện tấm lòng biết ơn đối với các thương binh, liệt sĩ.

    (26/07/2016)
  • Trang đầu ...234567891011... Trang cuối
start portlet menu bar

Web Content Viewer

Display content menu Display portlet menu end portlet menu bar
  • Web Content Viewer
start portlet menu bar

Tin vắn;tinvan

Display content menu Display portlet menu end portlet menu bar
  • Tin vắn

Tin vắn

  • Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
  • Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký quyết định thành lập tổ kiểm tra, giám sát thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh.
  • Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương cường công tác quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
  • Chủ tịch UBND tỉnh vừa công nhận và cấp giấy công nhận 136 cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” năm 2024.
  • Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính và nâng cao hiệu quả thực thi công vụ.
  • Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.
  • Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tăng cường xử lý, ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.
  • Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành và các huyện: Thới Bình, Ngọc Hiển, Phú Tân, Trần Văn Thời về việc xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
  • Tỉnh Cà Mau Mau phấn đấu trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trung tâm xuất khẩu năng lượng tái tạo của cả nước.
  • Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp tiếp tục đóng góp quỹ đền ơn đáp nghĩa năm 2024.
start portlet menu bar

Web Content Viewer

Display content menu Display portlet menu end portlet menu bar
  • Web Content Viewer
    start portlet menu bar

Văn bản

Display content menu Display portlet menu end portlet menu bar
  • Văn bản
Văn Bản
  • Văn bản trung ương
  • Văn bản chỉ đạo điều hành
  • Văn bản quy phạm pháp luật
  • CSDL quốc gia về văn bản pháp luật
start portlet menu bar

Thông tin

Display content menu Display portlet menu end portlet menu bar
  • Thông tin
Thông tin
  • Đất đai
  • Ngân sách
  • Thi đua khen thưởng, xử phạt
  • Đấu thầu, mua sắm công
  • Chương trình, đề tài khoa học
  • Lấy ý kiến xây dựng Văn bản QPPL
  • Thông báo
  • phòng chống tham nhũng, lãng phí; thực hành tiết kiệm
  • Thông tin đối ngoại
  • Danh bạ điện thoại
  • Đường dây nóng
Complementary Content
  • ${title}${badge}
${loading}

Từ khóa » Nguyên Bản Tuyên Ngôn độc Lập