Bác Hồ Với Sự Nghiệp Giáo Dục, Qua Bức Thư Bác Gửi Cho Ngành ...
Có thể bạn quan tâm
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Người đánh giá rất cao vai trò của giáo dục đối với sự hưng thịnh của đất nước, với nhiệm vụ cực kỳ trọng đại là nâng cao dân đức, mở mang dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, là động lực của sự phát triển, đưa nước nhà tiến tới giàu mạnh, dân chủ, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu.
Ngay từ năm 1945, mặc dù bận trăm công nghìn việc, nhưng Bác vẫn giành thời gian quý báu để quan tâm, chăm sóc đến sự nghiệp giáo dục, giành thời gian viết thư thăm hỏi, động viên đến thầy, cô giáo và học sinh trong cả nước. Cũng từ năm 1945, Người đã phát động phong trào “Bình dân học vụ”, viết lời kêu gọi toàn dân chống nạn thất học, Người viết: “Nay chúng ta đã giành được quyền độc lập, một công việc phải được thực hiện cấp tốc lúc này là nâng cao dân trí”. Cũng trong lời kêu gọi, Người chỉ rõ: “Mỗi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công việc xây dựng nước nhà. Và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”. Người kêu gọi: “Những người biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ, hãy góp sức mình vào bình dân học vụ. Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết”. Đặc biệt Người nhấn mạnh: “Phụ nữ lại càng phải học vì đã lâu chị em bị kìm hãm”.
Hồ Chí Minh là một con người vĩ đại, ở Người có một sự kết tinh lớn từ tâm hồn, trí tuệ và khí phách Việt Nam. Bác là một vị anh hùng thời đại. Cả cuộc đời, Người đã sống, chiến đấu, lao động và học tập không mệt mỏi cho dân, cho nước, cho mục đích cao cả của nhân loại: Hoà bình, dân chủ và hạnh phúc. Trong sự nghiệp vinh quang ấy, Người coi giáo dục là một kế sách lâu dài, là đòn bẩy cho sự văn minh, giàu mạnh của một dân tộc và của cả nhân loại. Bởi thế, nên bất cứ lúc nào Người đều quan tâm, chăm sóc đến sự nghiệp giáo dục của nước nhà.
Cách đây 50 năm, vào ngày 15/10/1968 nhân dịp khai giảng năm học 1968 – 1969, Bác Hồ đã gửi thư chúc mừng đến tất cả cán bộ, cô giáo, thầy giáo,công nhân viên, học sinh, sinh viên trong cả nước. Đây là bức thư cuối cùng mà Bác gửi cho thầy, trò trước lúc đi xa. Nó có ý nghĩa trong đại và vô cùng thiêng liêng đối với sự nghiệp giáo dục, đối với dân tộc Việt Nam trong cuộc hành trình của lịch sử đấu tranh giành hạnh phúc, văn minh và hùng mạnh. Trong thư Bác đã biểu lộ niềm hân hoan, vui sướng trước cảnh tượng phát triển của trường học và niềm đam mê học tập ngày càng gia tăng của nhân dân: “..mặc dù hoàn cảnh khó khǎn, hiện nay miền Bắc nước ta đã có một vạn hai nghìn trường phổ thông, mỗi xã đều có trường cấp một, nhiều xã đã có trường cấp hai, các huyện đều có ít nhất một trường cấp 3. Số người đi học đã hơn 6 triệu, trong đó có hơn 1 triệu cán bộ và công nông đang học bổ túc vǎn hoá. Số người vào học các trường đại học và trung học chuyên nghiệp tǎng gần gấp 3 lần so với trước chiến tranh chống Mỹ. Hơn 30 trường đại học và 200 trường trung học chuyên nghiệp đã phối hợp chặt chẽ với các ngành và các địa phương, đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ, tập trung cũng như tại chức”.
Trong bức thư này, Bác đã gửi tới các thầy và trò những lời căn dặn ân tình mà thắm thiết: “Thầy và trò phải luôn luôn nâng cao tinh thần yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, tǎng cường tình cảm cách mạng đối với công nông, tuyệt đốí trung thành với sự nghiệp cách mạng, triệt để tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng nhận bất kỳ nhiệm vụ nào mà Đảng và nhân dân giao cho, luôn luôn cố gắng cho xứng đáng với đồng bào miền Nam anh hùng. Dù khó khǎn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt. Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng vǎn hoá và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra và trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật. Các cô các chú, các cháu phải cùng nhau tổ chức và quản lý đời sống vật chất và tinh thần ở các trường học ngày một tốt hơn, tǎng cường bảo đảm sức khoẻ và an toàn”.Và một lần nữa Bác khẳng định: “Nhiệm vụ của các thầy giáo, cô giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang”.
Không chỉ viết thư mà Bác còn thường xuyên trực tiếp thăm hỏi, trò chuyện với các cháu học sinh và các thầy cô giáo ở nhiều trường học. Ngày 31/12/1958, Bác thăm trường THPT Chu Văn An. Trong cuộc trò chuyện thân mật và ân cần, Bác chỉ rõ: “Trường học của chúng ta là trường học XHCN. Nhà trường XHCN là nhà trường mà học đi đôi với lao động, lý luận đi đôi với thực hành, cần cù đi đôi với tiết kiệm”. Bác nhấn mạnh: “Trong trường cần có dân chủ. Dân chủ nhưng trò phải kính thầy, thầy phải quý trò chứ không phải là cá đối bằng đầu”. Cuối cùng Bác nhắc nhở: “ Các cháu phải xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập”.
Đến thăm và nói chuyện tại buổi lễ khai mạc Đại học nhân dân Việt Nam ngày 19/1/1955 Bác đã nêu lên những ý kiến quý báu: “Trước hết chúng ta phải hiểu rõ: Học như thế nào? Học cái gì? Học để làm gì?”. Từ đó Người xác định:“Phải biết quan tâm đến việc khôi phục và xây dựng lại nước nhà. Nhiệm vụ của thanh niên không phải hỏi nước nhà đã cho mình những gì? Mà phải tự hỏi mình đã làm được gì cho nước nhà?”. Bác căn dặn nhiều lần: “Thanh niên học sinh phải chuyên tâm học tập, nghiên cứu khoa học, chống lười biếng, xa xỉ, chống sinh hoạt uỷ mị, chống kêu ngạo giả dối”.
Trong Di chúc của Người, một lần nữa Bác nhắc nhở: “Đoàn viên thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn,có chí tiến thủ. Đảng, nhà nước, xã hội cần phải chăm lo giáo dục, đào tạo họ thành những người thừa kế vừa Hồng vừa Chuyên”.
Bác yêu cầu: “Các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương phải thực sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp giáo dục, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục về nhiều mặt, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục của ta lên những bước phát triển mới”...
Vì vậy, hàng năm vào dịp này, toàn thể thầy giáo, cô giáo và học sinh trong cả nước đều ôn lại và khắc ghi những lời căn dặn đầy tâm huyết và ân tình mà Bác đã giành cho chúng ta, đấy cũng là dịp để chúng ta nhìn lại mình đã làm được gì, sẽ phấn đấu như thế nào để đền đáp lại những mong muốn lớn lao của Bác. Học tập là phải học theo phương pháp của Bác Hồ: Học để làm, học sách vở gắn liền với thực tiễn. Đặc biệt trong thời đại công nghiệp phát triển vượt bậc, đòi hỏi phải có những con người thật sự giỏi, thật sự năng động và sáng tạo, nên trách nhiệm của những người thầy lại càng cao, nhiệm vụ càng nặng nề, khó khăn, phức tạp hơn. Bởi thế cả thầy, cả trò phải ra sức học tập: Học lý thuyết áp dụng vào thực tế bằng phương pháp tư duy khoa học. Có thể nói, hơn bao giờ hết Bác Hồ là một trong những vị lãnh tụ, những nhà lãnh đạo đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giáo dục của nước nhà; là người giành nhiều công sức, trí tuệ và tình cảm cho ngành giáo dục. Bác đặt kỳ vọng của dân tộc, của nước nhà vào sự nghiệp giáo dục.
Người đã đi xa, nhưng sự nghiệp của người gây dựng vẫn còn đó, những lời dạy bảo ân tình của Người vẫn còn đó. Sự nghiệp mà cả cuộc đời Người đã hy sinh phấn đấu đang trông chờ vào thế hệ chúng ta. Để xứng đáng với sự quan tâm, lòng mong mỏi thiết tha và lớn lao của Bác, chúng ta phải khắc ghi và thực hiện lời Bác dạy, phải nổ lực hơn nữa để làm tròn trách nhiệm của mình, phấn đấu hết mình để thực hiện nhiệm vụ vinh quang mà Bác và Đảng đã đề ra. Hơn bao giờ hết, trong thời kỳ hội nhập và phát triển chúng ta phải nỗ lực hơn nữa để thực hiện tốt Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về "Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN" góp phần thực hiện tốt những lời di huấn của Bác Hồ kính yêu. Có như thế chúng ta mới góp phần xây dựng đất nước ta "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn"./. Hoàng Anh Tuấn - BTGTU
Từ khóa » Cho Nên Chúng Ta Cần Phải Có Giáo Dục
-
Giáo Dục Là Gì Và Vai Trò đối Với Sự Phát Triển Con Người - Vieclam123
-
Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Giáo Dục | Tạp Chí Tuyên Giáo
-
Quan điểm Của Người Về Giáo Dục - Phường 6
-
Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Giáo Dục - Báo Quân đội Nhân Dân
-
Con Người Và Vai Trò Của Giáo Dục - Tuổi Trẻ Online
-
Những Yêu Cầu đổi Mới Cơ Bản Giáo Dục Nước Ta - Tư Liệu - Văn Kiện
-
Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Vai Trò, Trách Nhiệm Của Người Thầy Trong ...
-
Nghĩ Về Lời Bác Dạy: “Giáo Viên Phải Chú ý Cả Tài, Cả đức”
-
Sản Phẩm Của Nền Giáo Dục Phải Là Những Con Người Thật Sự Tự Do
-
Những Lời Dặn Của Bác Hồ đối Với Nhà Giáo
-
Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Giáo Dục (lược Thuật)
-
Triết Lý Giáo Dục Và Văn Hóa Giáo Dục để Xây Dựng Một Xã Hội Phát ...