Bậc Lương, Hệ Số Lương Đại Học, Cao đẳng Và Trung Cấp Mới
Có thể bạn quan tâm
Bậc lương, hệ số lương có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống mỗi người. Hệ số lương là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu bởi các chủ thể là những người lao động. Hệ số này có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi người. Mức lương, hệ số lương vẫn luôn là vấn đề nóng hổi trong đời sống. Bậc lương, hệ số lương Đại học, Cao đẳng và Trung cấp mới chắc hẳn là vấn đề được khá nhiều người thắc mắc và quan tâm.
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
- 1 1. Mức lương tối thiểu vùng:
- 2 2. Bậc lương giáo viên, bảng lương giáo viên:
- 3 3. Quy định về mức phụ cấp dành cho giáo viên, giảng viên:
1. Mức lương tối thiểu vùng:
Nghị định 145/2020/NĐ-CP được ban hành thì các quy định về mức lương tối thiểu vùng cũng theo đó được điều chỉnh.
Theo quy định tại điều 49 Nghị định 145/2020/NĐ-CP mức lương tối thiểu xác lập theo vùng bao gồm mức lương tối thiểu theo tháng và mức lương tối thiểu theo giờ.
Chính sách tiền lương áp dụng đối với người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019.
Theo quy định tại điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có nội dung như sau:
– Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.
– Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
– Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Ta nhận thấy rằng, Bộ luật Lao động 2012 đã quy định cụ thể về mức lương tối thiểu ngành được xác định thông qua thương lượng tập thể ngành, được ghi trong thỏa ước lao động tập thể ngành nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố. Tuy nhiên, Bộ luật Lao động 2019 lại không còn quy định khái niệm mức lương tối thiểu ngành nữa.
2. Bậc lương giáo viên, bảng lương giáo viên:
Ngày 12/11/2020, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước. Trong Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước đã nêu rõ, sẽ không tăng lương cơ sở năm 2021 cho cán bộ, công chức, viên chức.
Tại Hội nghị Trung ương 13, Ban Chấp hành Trung ương cũng biểu quyết thông qua lùi thời điểm áp dụng cải cách tiền lương đến ngày 01/7/2022 (Thời điểm này theo tinh thần của Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018)
Lương được tính theo công thức cơ bản sau: Lương = Mức lương cơ sở x Hệ số lương.
Bảng lương giáo viên mầm non công lập:
Theo quy định tại Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT, giáo viên mầm non đang được phân loại thành 3 hạng là giáo viên mầm non hạng II, hạng III và hạng IV.
Theo điều 9 thông tư liên tịch 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV thì mức lương đối với giáo viên mầm non được tính như sau:
– Giáo viên mầm non hạng II: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 từ 2,10 – 4,98.
– Giáo viên mầm non hạng III: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 từ 2,34 – 4,89.
– Giáo viên mầm non hạng IV: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại B từ 4,0 – 6,38.
Bảng lương giáo viên tiểu học công lập:
Theo quy định tại thông tư 02/2021/TT-BGDĐT quy định nội dung như sau:
– Giáo viên tiểu học hạng III, mã số V.07.03.29, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
– Giáo viên tiểu học hạng II, mã số V.07.03.28, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38.
– Giáo viên tiểu học hạng I, mã số V.07.03.27, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
Bảng lương giáo viên trung học cơ sở (cấp 2) công lập:
Bảng lương của giáo viên cấp 2 được quy định chi tiết tại Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT với nội dung như sau:
– Giáo viên trung học cơ sở hạng III, mã số V.07.04.32, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
– Giáo viên trung học cơ sở hạng II, mã số V.07.04.31, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38.
– Giáo viên trung học cơ sở hạng I, mã số V.07.04.30, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,4 đến hệ số lương 6,78.
Bảng lương giáo viên trung học phổ thông (cấp 3) công lập:
Giáo viên cấp 3 được xếp lương theo quy định tại Thông tư số số 04/2021/TT-BGDĐT. Cụ thể quy định nội dung như sau:
– Giáo viên trung học phổ thông hạng III, mã số V.07.05.15, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
– Giáo viên trung học phổ thông hạng II, mã số V.07.05.14, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38.
– Giáo viên trung học phổ thông hạng I, mã số V.07.05.13, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
Bảng lương giảng viên đại học công lập:
Đối tượng này vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn cách xếp lương theo Điều 10 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT. Các đối tượng giảng viên đại học sẽ được xếp lương theo quy định của Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT này. Cụ thể:
– Giảng viên cao cấp hạng I: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm A3.1 từ 6,2 – 8,0.
– Giảng viên chính hạng II: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1 từ 4,4 – 6,78.
– Giảng viên hạng III, Trợ giảng hạng III: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 từ 2,34 – 4,98.
3. Quy định về mức phụ cấp dành cho giáo viên, giảng viên:
Ngoài mức lương nêu trên, giáo viên, giảng viên còn có thể được hưởng các phụ cấp sau:
Thứ nhất: Phụ cấp lần đầu, phụ cấp chuyển vùng khi công tác tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định tại Nghị định 76/2019/NĐ-CP, cụ thể:
– Phụ cấp thu hút:
Phụ cấp thu hút sẽ bằng 70% mức lương hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn không quá 05 năm (60 tháng).
– Phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Phụ cấp hàng tháng tính theo mức lương cơ sở và thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn như sau:
+ Mức 0,5 được áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 5 năm đến dưới 10 năm;
+ Mức 0,7 được áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 10 năm đến dưới 15 năm;
+ Mức 1,0 được áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 15 năm trở lên.
Để có thể biết thêm các loại phụ cấp khác mời các bạn tham khảo bài Điều kiện nhận trợ cấp lần đầu và trợ cấp chuyển vùng.
Theo quy định tại Thông tư 04/2019/TT-BNV, mức phụ cấp tính theo mức lương cơ sở được tính theo công thức: Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 = Mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng x Hệ số phụ cấp hiện hưởng.
Thứ hai: Mức phụ cấp khu vực theo quy định tại thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT:
– Nguyên tắc xác định phụ cấp khu vực:
+ Các yếu tố xác định phụ cấp khu vực cụ thể đó là:
Yếu tố địa lý tự nhiên như: khí hậu xấu, thể hiện ở mức độ khắc nghiệt về nhiệt độ, độ ẩm, độ cao, áp suất không khí, tốc độ gió,… cao hơn hoặc thấp hơn so với bình thường, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người;
Xa xôi, hẻo lánh (mật độ dân cư thưa thớt, xa các trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế, xa đất liền…), đường xá, cầu cống, trường học, cơ sở y tế, dịch vụ thương mại thấp kém, đi lại khó khăn, ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của con người:
Ngoài ra, khi xác định phụ cấp khu vực có thể xem xét bổ sung các yếu tố đặc biệt khó khăn, biên giớ, hải đảo, sình lầy.
+ Phụ cấp khu vực được quy định chủ yếu theo địa giới hành chính xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã). Các cơ quan, đơn vị, công ty nhà nước khi đóng trên địa bàn xã nào thì hưởng theo mức phụ cấp khu vực của xã đó. Một số trường hợp đặc biệt đóng xa dân hoặc giáp ranh với nhiều xã được xem xét để có thể quy định mức phụ cấp khu vực riêng.
+ Khi các yếu tố dùng xác định phụ cấp khu vực hoặc địa bàn xã thay đổi (chia, nhập, thành lập mới…), phụ cấp khu vực được xác định hoặc điều chỉnh lại cho phù hợp.
– Mức phụ cấp khu vực:
+ Phụ cấp khu vực được quy định gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung; mức 1,0 chỉ áp dụng đối với những hải đảo đặc biệt khó khăn, gian khổ như quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hoà.
+ Mức tiền phụ cấp khu vực được tính theo công thức sau: Mức tiền phụ cấp khu vực = Hệ số phụ cấp khu vực x Mức lương tối thiểu chung.
+ Phụ cấp khu vực sẽ được trả cùng kỳ lương, phụ cấp, trợ cấp hàng tháng.
Từ khóa » Hệ Số Lương đại Học Bậc 8
-
Bậc Lương đại Học Mới Nhất 2022
-
Bảng Xếp Hệ Số Lương - Tuyển Dụng
-
Hệ Số Lương Đại Học, Cao đẳng, Trung Cấp Mới Nhất 2022
-
Phụ Lục Bảng Lương Bậc Lương Cán Bộ, Công Chức, Viên Chức 2022
-
Bảng Lương Giáo Viên Theo Hạng Chức Danh Nghề Nghiệp Mới Nhất
-
Phụ Lục Bảng Lương Bậc Lương Cán Bộ Công Chức, Viên Chức Mới Nhất
-
Bảng Xếp Lương Hệ Số Viên Chức Ngành Y Tế Mới Nhất
-
Bảng Lương Của Y Sĩ, Y Tá, Bác Sĩ Theo Quy định Mới Nhất Hiện Nay
-
Bảng Lương Giáo Viên Tiểu Học Mới Nhất Hiện Nay
-
Hệ Số Lương Là Gì? Cách Tính Mức Lương Theo Hệ Số Mới Nhất 2022
-
Hệ Số Lương Đại Học, Cao đẳng, Trung Cấp Mới Nhất 2022
-
Cập Nhật Bảng Lương Cán Bộ, Công Chức Từ 1/7/2018 - LuatVietnam
-
Xếp Lương Khi Nâng Ngạch đối Với Công Chức, Viên Chức Như Thế Nào?