Bác Sĩ Giải đáp: Chỉ Số SpO2 Của Người Bình Thường Là Bao Nhiêu?
Có thể bạn quan tâm
1. Chỉ số SpO2 của người bình thường là bao nhiêu?
SpO2 là từ viết tắt của Saturation of Peripheral Oxygen, là chỉ số bão hòa của oxy trong máu ngoại vi và có thể đo gián tiếp qua da mà không cần sử dụng dụng cụ xâm lấn vào cơ thể.
Chỉ số SpO2 93 cho thấy chỉ số oxy trong máu thấp
Bác sĩ sẽ dùng một thiết bị kẹp vào đầu ngón tay hoặc vào đầu ngón chân hoặc dái tai của người bệnh để đo chỉ số SpO2. Cơ chế hoạt động của máy này như sau: Máy sẽ phát ra và hấp thu một làn sóng ánh sáng đi qua mạch máu hay mao mạch ở vị trí đo (có thể là đầu ngón tay, ngón chân, hay dái tai). Mức oxy bão hòa có thể dẫn tới biến đổi màu sắc của máu và làm thay đổi sóng ánh sáng xuyên qua vị trí đo, từ đó cho ra kết quả chỉ số SpO2.
1.1. Chỉ số SpO2 của người bình thường là bao nhiêu?
Chỉ số SpO2 của người bình thường cần ở mức 95 đến 100%. Nếu chỉ số này dưới 95% thì được coi là tình trạng máu thiếu oxy. Dưới đây là thang đo chỉ số SpO2 tiêu chuẩn:
- Chỉ số SpO2 từ 93 - 95: SpO2 ở mức trung bình, tùy tình hình thăm khám lâm sàng mà bác sĩ sẽ có thể chỉ định cho bệnh nhân thở Oxy.
- Chỉ số SpO2 từ 90% đến 93%: Kết quả này cho thấy, chỉ số oxy trong máu thấp, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp xử lý với từng trường hợp cụ thể.
- Chỉ số SpO2 dưới 92% không thở oxy hay chỉ số SpO2 dưới 95% trong điều kiện có thở oxy: Đây là kết quả cho thấy dấu hiệu suy hô hấp.
- Chỉ số SpO2 dưới 90%: Trường hợp này được xếp vào nhóm bệnh nhân cần được cấp cứu trên lâm sàng.
- Chỉ số SpO2 ở trẻ sơ sinh: Đối với trẻ sơ sinh, chỉ số SpO2 an toàn là trên 94%. Trong trường hợp, chỉ số này của trẻ ở mức dưới 90% thì cần thông báo ngay với các bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Trẻ sinh non có nguy cơ giảm chỉ số SpO2
+ Những trường hợp chỉ số SpO2 của trẻ dưới 92% (trong điều kiện không thở Oxy) hay SpO2 dưới 95% (trong điều kiện có thở Oxy) được cho là dấu hiệu suy hô hấp nặng;
+Thông thường chỉ số SpO2 dưới 90% là dấu hiệu nghi ngờ bệnh tim bẩm sinh ở trẻ. Các trường hợp này cần được theo dõi và kiểm tra thường xuyên để được các bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị bệnh kịp thời.
1.2. Một số yếu tố làm ảnh hưởng tới độ chính xác của máy đo SpO2
Lưu ý rằng, chỉ số SpO2 không phải lúc nào cũng chính xác tuyệt đối. Giá trị chỉ số SpO2 còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, chẳng hạn như:
- Người bệnh liên tục cử động.
- Người bệnh bị hạ thân nhiệt, có dấu hiệu huyết áp thấp.
- Đo ở nơi có ánh sáng chiếu trực tiếp cũng khó đảm bảo chính xác.
- Bệnh nhân sử dụng mỹ phẩm, sơn móng tay, dùng móng giả,… gây ảnh hưởng đến bộ phận cảm biến trong khe hẹp khiến cho việc đo khó khăn và ảnh hưởng đến kết quả đo.
- Người có vấn đề về nồng độ hemoglobin trong máu.
- Các trường hợp dùng thuốc gây co thắt mạch máu.
2. Vai trò và ứng dụng của chỉ số SpO2
Ngoài hiểu rõ được giá trị chỉ số SpO2 của người bình thường, thì vai trò của chỉ số này cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Cụ thể như sau:
- Trong hồi sức cấp cứu: Khi theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân hồi sức cấp cứu thì đây là chỉ số cơ bản đầu tiên. Thông qua kết quả chỉ số SpO2, các bác sĩ sẽ xác định rõ tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, nhất là những trường hợp phải thở máy hoặc thở oxy.
Chỉ số SpO2 có thể xác định chính xác nồng độ hemoglobin trong máu
- Phát hiện ngộ độc khí CO: Loại khí độc CO sẽ xuất hiện nhiều khi đốt than, làm giảm độ bão hòa của oxy trong máu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Để xác định bệnh nhân có nhiễm khí độc CO hay không, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện đo chỉ số SpO2.
- Phát hiện giảm thông khí: Kết quả chỉ số SpO2 rất hữu ích trong việc đánh giá tình trạng thông khí khi người bệnh đang thở bình thường.
Nếu thấy người bệnh có biểu hiện giảm chỉ số SpO2 cần đưa đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời
- Theo dõi, điều trị các bệnh hô hấp: Với những bệnh nhân đang phải điều trị các bệnh về hô hấp, những bệnh nhân có chỉ số SpO2 thấp do thiếu oxy máu hoặc do làm việc trong môi trường bí khí, độc hại,… bệnh nhân sẽ được đo chỉ số SpO2 thường xuyên để theo dõi sức khỏe, để biết khi nào bệnh nhân cần thêm oxy và xử lý kịp thời để tránh những hậu quả đáng tiếc. Phải nói rằng, chỉ số SpO2 lúc này rất quan trọng.
Một số triệu chứng có thể xảy ra khi chỉ số SpO2 giảm là thay đổi màu sắc da, ho, nhịp tim nhanh hoặc chậm hơn, bệnh nhân khó thở, thở khò khè, ho, suy giảm trí nhớ. Nếu thấy người bệnh có biểu hiện trên, cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu sớm để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, hạn chế xảy ra những nguy cơ rủi ro nghiêm trọng.
Để tìm hiểu thêm chỉ số SpO2 của người bình thường và những vấn đề sức khỏe khác, bạn hãy gọi đến đường dây nóng 1900565656 để các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hướng dẫn chi tiết hơn cho bạn.
Từ khóa » Nồng độ Oxy Trong Máu Thấp Cần Làm Gì
-
Nồng độ Oxy Trong Máu Bình Thường Là Bao Nhiêu? | Vinmec
-
Hạ Oxy Máu (oxy Máu Thấp): Mức độ Nào Là Nguy Hiểm? | Vinmec
-
Thiếu Hụt Oxy ở Bệnh Nhân COVID-19 Nguy Hiểm Như Thế Nào Và ...
-
Tình Trạng 'thiếu Oxy Thầm Lặng': Nguy Cơ Khiến Bệnh Nhân COVID ...
-
5 Cách để Cải Thiện Mức độ Bão Hòa Oxy Máu Tại Nhà
-
Nồng độ Oxy Trong Máu | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Nồng độ Oxy Trong Máu Thấp: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách ...
-
Nồng độ Oxy Trong Máu Bao Nhiêu Là Nguy Hiểm?
-
F0 điều Trị Tại Nhà Kiểm Soát Oxy Máu Thế Nào để Phát Hiện Sớm Suy ...
-
5 Bước F0, F1 Tự Theo Dõi Tại Nhà
-
Giảm Bão Hòa Oxy - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia - MSD Manuals
-
Giải đáp: Chỉ Số SpO2 Thấp Dấu Hiệu Bệnh Gì? | Medlatec
-
Những Lưu ý Khi Sử Dụng Thiết Bị đo SpO2 - HCDC
-
COVID-19: Biết Tuốt Về Nồng độ SpO2 Trong Máu - YouTube