Bác Sĩ Giải đáp: Nên Làm Gì Khi Bị Bóng đè để Thoát Khỏi Tình Trạng?

Tin tức
  1. Trang chủ
  2. Tin tức y khoa
  3. Bác sĩ giải đáp: Nên làm gì khi bị bóng đè để thoát khỏi tình trạng?
Bác sĩ giải đáp: Nên làm gì khi bị bóng đè để thoát khỏi tình trạng? Ngày 10/06/2021 Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân Nếu ai đã từng bị bóng đè sẽ khó có thể quên được cảm giác khó chịu và sợ hãi khi tâm trí của bạn nửa mê nửa tỉnh hoặc cũng có thể tỉnh táo nhưng lại không thể nào cử động và kêu cứu được. Vậy, để biết cách nên làm gì khi bị bóng đè và những thông tin hữu về hiện tượng này, hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây của MEDLATEC.
  • 27/05/2021 | Nói mơ khi ngủ: nguyên nhân và cách cải thiện hiệu quả
  • 12/05/2021 | Dấu hiệu khi bị bóng đè, cách xử lý và phòng ngừa

1. Hiện tượng bóng đè là gì?

Bóng đè là hiện tượng liệt tạm thời khi ngủ và thường xuất hiện nhiều nhất vào lúc vừa mới bắt đầu đi vào giấc ngủ hoặc khi sắp tỉnh giấc với các biểu hiện sau:

  • Không thể cử động tay và chân được trong vòng vài giây hoặc có thể kéo dài đến vài phút.

  • Một số người bị nói mớ và mất nhận thức tạm thời sau khi đã tỉnh dậy.

  • Không thể nói chuyện hoặc mở mắt được mặc dù vẫn nhận thức được những điều đang xảy ra xung quanh.

  • Bị rơi vào trạng thái bất động cho dù tâm trí đang tỉnh táo, khiến cho nhiều người bị ảo giác, sợ hãi và có thể nghĩ mình đã chết.

Nên làm gì khi bị bóng đè

Bóng đè là hiện tượng liệt tạm thời khi đi ngủ

  • Người bị bóng đè thường xuất hiện cảm giác bị tức ngực và khó thở như đang có một vật nặng nào đó đè lên trên cơ thể.

  • Cơ thể tiết nhiều mồ hôi.

  • Đầu và các cơ bị đau nhức.

  • Đặc biệt, rất nhiều người cảm thấy như có một bóng người đang ở trong phòng ngủ hay nghe thấy được những âm thanh thật hoặc có thể là ảo giác.

Những biểu hiện trên thường khiến chúng ta bị mệt mỏi, lo lắng và sợ hãi sau khi bị bóng đè. Hiện tượng này thường không kéo dài quá lâu và gây nguy hiểm đến sức khoẻ. Thế nhưng, bạn cũng cần phải biết nên làm gì khi bị bóng đè.

2. Hiện tượng bóng đè xuất phát từ nguyên nhân nào?

Không phải ai cũng đều bị bóng đè khi ngủ. Đa phần, thanh thiếu niên và người trẻ tuổi là những người dễ bị xảy ra nhất. Thường thì, những người có tinh thần lạc quan và sức khỏe tốt rất ít khi xuất hiện tình trạng này. Hoặc, nếu có xảy ra thì những biểu hiện của bóng đè cũng nhẹ hơn nhiều. Dưới đây là những nguyên nhân gây ra hiện tượng bóng đè:

  • Bị rối loạn thần kinh làm mất kiểm soát giấc ngủ, dẫn đến cơ thể luôn trong trạng thái ủ rũ.

  • Giờ giấc ngủ không theo một thời gian nhất định, hợp lý như ngủ vào ban ngày và thức vào ban đêm.

  • Ngủ sấp cũng làm tăng nguy cơ bị bóng đè.

Nằm sấp khi ngủ cũng làm tăng nguy cơ bị bóng đè

Nằm sấp khi ngủ cũng làm tăng nguy cơ bị bóng đè

  • Bị trầm cảm, lo lắng quá mức, rối loạn cảm xúc hoặc rối loạn tiền đình,…

  • Mất ngủ thường xuyên cũng là yếu tố dẫn đến tình trạng bóng đè.

  • Những người làm việc theo ca sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học khiến họ dễ bị mất ngủ hoặc ngủ không theo một thời gian ổn định nào cả.

  • Ngoài ra, nếu trong gia đình có người bị bóng đè thì bạn cũng có nguy cơ cao bị tình trạng này.

3. Nên làm gì khi bị bóng đè?

Chúng ta cần phải biết được nên làm gì khi bị bóng đè để làm giảm bớt nỗi sợ hãi và có thể nhanh chóng trở lại với trạng thái bình thường. Những cách xử lý hữu ích khi rơi vào trạng thái này là:

  • Cố gắng thực hiện các cử động nhẹ ở đầu ngón tay, ngón chân hoặc nếu có thể hãy nắm chặt bàn tay hết sức. Bên cạnh đó, tạo ra những biểu hiện nhăn nhó trên khuôn mặt liên tục. Những vận động này sẽ giúp chúng ta thoát khỏi trạng thái tê cứng người một cách nhanh chóng.

  • Thở thật đều và giữ bình tĩnh. Đừng cố gắng vùng vẫy quá vì sẽ khiến cho tình trạng tồi tệ hơn và làm gia tăng áp lực lên ngực. Đây chính là nguyên nhân gây ra ảo giác có vật nặng đè ở ngực của nhiều người.

Biết được nên làm gì khi bị bóng đè để nhanh chóng thoát khỏi hiện tượng này

Biết được nên làm gì khi bị bóng đè để nhanh chóng thoát khỏi hiện tượng này

  • Tự đánh thức bản thân bằng cách tạo ra những âm thanh nhỏ từ cổ họng hoặc nếu có thể hãy cố gắng ho khan. Đây là phương pháp giúp bạn thoát khỏi hiện tượng bóng đè nhanh nhất.

  • Khi tình trạng bóng đè xuất hiện nhiều biển hiện xấu hơn như bị ảo giác có người đè lên người, bị lôi đi hoặc xoay vòng,… điều cần thiết nhất lúc đó là bạn phải giữ tâm lý thật ổn định và bình tĩnh. Không nên cố gắng vùng vẫy hoặc chống lại, bởi vì điều này sẽ khiến bạn mệt mỏi và uể oải kéo dài hơn khi thức dậy.

Đa phần tình trạng bóng đè chỉ xuất hiện từ 1 cho đến 2 lần trong suốt cuộc đời. Thế nhưng, nếu tình trạng này xuất hiện thường xuyên, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám. Đa phần, những người bị bóng đè thường xuyên sẽ được bác sĩ chỉ định dùng các loại thuốc an thần ngắn hạn để điều trị tình trạng này.

4. Làm thế nào để không bị bóng đè

Bóng đè thường chỉ xuất hiện vào những thời điểm mà cơ thể bạn bị mệt mỏi hoặc đang chịu một áp lực nào đó trong cuộc sống. Để phòng tránh tình trạng này, chúng ta cần phải lưu ý những điều sau:

  • Đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày. Điều này sẽ khiến cho tinh thần của bạn luôn trong trạng thái ổn định và thoải mái.

  • Nên ngủ trưa từ 20 đến 40 phút mỗi ngày để giữ tinh thần thư giãn và không bị mệt mỏi.

  • Phải xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý và khoa học. Hạn chế tình trạng thức khuya và dậy muộn vào ngày hôm sau.

  • Giữ cho phòng ngủ thoáng mát và yên tĩnh. Bên cạnh đó, nên điều chỉnh nhiệt độ phòng thích hợp, không quá cao hoặc quá thấp.

Giữ tinh thần luôn thoải mái và lạc quan để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ

Giữ tinh thần luôn thoải mái và lạc quan để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ

  • Mặc những đồ ngủ rộng rãi và thoải mái.

  • Tập luyện thể thao hằng ngày để nâng cao sức khoẻ. Tuy nhiên, không nên tập quá sức và trước khi đi ngủ.

  • Hạn chế ăn quá no cũng như sử dụng những thực phẩm và đồ uống gây mất ngủ như trà, cà phê,… trước khi đi ngủ từ 3 đến 5 giờ.

  • Điều đặc biệt là phải giữ cho tâm trạng luôn vui vẻ, thoải mái và lạc quan. Tránh tình trạng lo lắng và căng thẳng kéo dài.

Hy vọng với bài viết trên, bạn đã biết được nên làm gì khi bị bóng đè. Tuy không gây nguy hại đến sức khoẻ, nhưng nếu kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng không mong muốn. Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, hãy liên hệ ngay qua số Hotline 1900 56 56 56 để được các chuyên gia tâm lý MEDLATEC tư vấn và giải đáp một cách nhanh chóng nhất.

Từ khoá: bóng đè Nên làm gì khi bị bóng đè mệt mỏi mất ngủ

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Tin cùng chuyên mục

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2024

6 biện pháp phòng ngừa ung thư gan đơn giản nhưng hiệu quả

Ung thư gan hiện được xếp vào nhóm bệnh lý ung thư nguy hiểm. Nếu phát hiện và điều trị trong giai đoạn muộn, khả năng sống thêm 5 năm thường không cao. Chính vì lẽ đó, mọi người cần chú trọng trong việc chủ động phòng ngừa ung thư gan. Trong bài tổng hợp kiến thức y khoa ngày hôm nay, MEDLATEC sẽ giúp bạn đọc tổng hợp 6 biện pháp phòng ngừa bệnh lý này. Thứ Hai, 23 tháng 12, 2024

Sốt xuất huyết có ăn được thịt gà không​? Nên chế biến nh...

Thịt gà có chứa nhiều dưỡng chất, phù hợp để bồi bổ sức khỏe. Vậy bệnh nhân sốt xuất huyết có ăn được thịt gà không? Cách chế biến như thế nào để mang lại giá trị dinh dưỡng tốt nhất cho người bệnh? Thứ Hai, 23 tháng 12, 2024

Mách mẹ các loại sữa tốt cho hệ tiêu hóa và tăng cân cho...

Cân nặng đạt chuẩn là yếu tố giúp trẻ phát triển tốt về thể chất và trí óc. Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển toàn diện nên dễ bị rối loạn. Chính vì thế, khi chọn sữa cho trẻ, mẹ nên chọn loại sữa có thể giúp trẻ tăng cân mà vẫn đảm bảo tốt cho hệ tiêu hóa. Cùng tìm hiểu các loại sữa tốt cho hệ tiêu hóa và tăng cân cho trẻ trong bài viết sau. Thứ Hai, 23 tháng 12, 2024

Lựa chọn vitamin E nào tốt cho nội tiết? Gợi ý một số sản...

Vitamin E không chỉ có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi sự hủy hoại của các gốc tự do mà còn có vai trò đặc biệt đối với hệ nội tiết. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò của vitamin E và gợi ý vitamin E nào tốt cho nội tiết để việc bổ sung đảm bảo hiệu quả tối ưu. Thứ Hai, 23 tháng 12, 2024

Uống gì để giảm mỡ bụng và hướng dẫn chi tiết về cách làm

Béo bụng không chỉ khiến bạn mất tự tin mà còn có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Vậy chúng ta nên uống gì để giảm mỡ bụng hiệu quả, nhanh chóng mà vẫn đảm bảo an toàn? Hotline 1900565656

Liên hệ ngay với số hotline của MEDLATEC để được phục vụ và sử dụng các dịch vụ khám, chữa bệnh hiện đại & cao cấp nhất.

Liên hệ với chúng tôi

Đăng ký khám và tư vấn

Tại nhà Tại viện Đăng ký

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý. Đặt lịch Đặt lịch

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người. Đặt lịch Đặt lịch bác sĩ lựa chọn dịch vụ

Đăng nhập

Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký Số điện thoại / Email Mật khẩu SHOW Lưu tài khoản Quên mật khẩu Đăng nhập

Đăng ký

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập Số điện thoại / Email Mật khẩu SHOW Xác nhận mật khẩu SHOW Đăng ký Bằng việc nhấn nút Đăng ký bạn đã đồng ý với Quy chế hoạt động và Chính sách bảo vệ thông tin của MEDLATEC Gửi lại mã xác thực Tiếp tục Cập nhật thông tin Vào trang chủ Đóng

Quên mật khẩu

Nhập Số điện thoại / Email của bạn để đặt lại mật khẩu. Số điện thoại / Email* Tiếp tục

Đổi mật khẩu thành công

Đóng

Tạo mật khẩu mới

Nhập mật khẩu mới Mật khẩu mới SHOW Xác nhận mật khẩu mới SHOW Lưu mật khẩu

Thông tin cá nhân

Cập nhật chi tiết thông tin cá nhân Họ và tên * Ngày sinh * Giới tính * Chọn giới tính Nam Nữ Số điện thoại * CMND / CCCD * Tỉnh / Thành phố * Chọn tỉnh / Thành phố Quận / Huyện * Chọn Quận / Huyện Phường / Xã * Chọn Phường / Xã Địa chỉ * Hoàn tất Đặt lịch Messenger Để lại lời nhắn 1900565656

Từ khóa » Ngủ Hay Bị Bóng đè Nên Làm Gì