Bác Sĩ Giúp Phân Biệt Khí Hư Sinh Lý Và Khí Hư Bệnh Lý | Medlatec
Có thể bạn quan tâm
1. Tìm hiểu về khí hư
khí hư (hay còn gọi là huyết trắng) chính là dịch tiết ra ở âm đạo của người phụ nữ và thường xuất hiện ở tuổi dậy thì, sau đó giảm dần khi đến thời kỳ tiền mãn kinh. Khí hư xuất hiện chỉ là biểu hiện cho sự hoạt động và phát triển của cơ quan sinh dục nữ nên không đáng lo ngại.
Khí hư là dịch tiết âm đạo của người phụ nữ còn được gọi là huyết trắng
Thông thường, dịch tiết âm đạo có màu trắng, dai, hơi tanh hoặc không mùi. Tùy thuộc vào độ tuổi và nồng độ tiết tố nữ ở mỗi người mà lượng dịch này sẽ khác nhau.
Ví dụ như lượng khí hư sẽ tiết ra nhiều hơn vào thời điểm trước rụng trứng, khi quan hệ tình dục hoặc khi mang thai. Ngược lại, sẽ tiết ra ít hơn ở giai đoạn mãn kinh hay tiền mãn kinh bởi lúc này nồng độ estrogen đã có sự suy giảm.
Ở mỗi giai đoạn, dịch tiết âm đạo của người phụ nữ có những đặc điểm cụ thể như:
Giai đoạn dậy thì cho đến hết tuổi thiếu niên: giai đoạn bắt đầu xuất hiện khí hư và kinh nguyệt.
Từ 20 tuổi - giai đoạn mãn kinh: lượng dịch tiết của người phụ nữ đạt mức cao nhất trong khoảng từ 20 - 30 tuổi và giảm dần cùng với sự suy giảm nồng độ nội tiết tố nữ.
Thời kỳ hậu mãn kinh: ở giai đoạn này, người phụ nữ thường bị khô âm đạo bởi sự chững lại của estrogen khiến lượng dịch tiết cũng sụt giảm.
2. Khí hư có vai trò gì?
Dịch tiết âm đạo giữ vai trò như một chất bôi trơn, giúp giữ ẩm và ổn định môi trường sinh dục nhằm bảo vệ âm đạo khỏi sự phát triển của các tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, dịch tiết này cũng tạo điều kiện để tinh trùng dễ dàng bơi sâu vào vòi trứng để thụ thai.
Vùng kín của người phụ nữ được xem là khỏe mạnh nếu dịch tiết âm đạo hoàn toàn bình thường. Ngược lại, có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh viêm nhiễm vùng kín nếu dịch tiết âm đạo có sự thay đổi bất thường về màu sắc hay về lượng dịch tiết ra.
Khí hư là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường ở người phụ nữ
3. Phân biệt khí hư sinh lý và khí hư bệnh lý
3.1. Khí hư sinh lý
Khí hư bình thường (hay khí hư sinh lý) thường có màu trắng đục, đôi khi có thể hơi ngả vàng, không có mùi hoặc tanh nhẹ, nhưng không gây cảm giác ngứa. Thường dịch tiết âm đạo ra ít và không dai ở thời kỳ trước và sau khi rụng trứng. Ngược lại, sẽ ra nhiều, loãng và dai (có thể kéo dài ra được) ở thời điểm rụng trứng.
Khí hư sinh lý chỉ xuất hiện khi người con gái đến độ tuổi dậy thì. Đối với các bé gái không có dịch tiết âm đạo là do hệ thống sinh dục chưa phát triển đầy đủ nên thường không có nội tiết trong âm đạo.
Khoảng thời gian tiết ra nhiều nhất thường là giữa chu kỳ kinh nguyệt, nhất là khoảng 12 - 24 giờ trước thời điểm rụng trứng khi lượng estrogen trong cơ thể tăng lên. Lúc này, người phụ nữ thường thấy khó chịu ở cửa mình do luôn có cảm giác ẩm ướt.
Khí hư thường tiết ra nhiều vào giữa chu kỳ kinh nguyệt
Trong khoảng thời gian này, nếu bạn gái thấy âm đạo tiết ra nhiều dịch nhưng không thấy có mùi hôi hay không có dấu hiệu bất thường về màu sắc thì không cần quá lo lắng. Đây là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường.
3.2. Khí hư bệnh lý
Không chỉ là hiện tượng sinh lý thông thường, trong nhiều trường hợp khác dịch xuất hiện có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý viêm nhiễm âm đạo.
Khí hư màu trong: thường là màu trắng trong, không có mùi hôi, nhầy dính hoặc có khi loãng như nước. Nếu thấy dịch tiết có những đặc điểm này thì có thể đây là dấu hiệu của các bệnh như: lộ tuyến cổ tử cung, polyp cổ tử cung, u xơ tử cung hay quá sản nội mạc tử cung.
Khí hư màu vàng: màu vàng trong, có váng như sữa, loãng. Đây có thể là dấu hiệu cơ thể đang gặp các vấn đề về rối loạn thần kinh thực vật hoặc rối loạn tâm lý.
Khí hư màu đục: khi dịch tiết âm đạo ra nhiều và đặc, màu vàng hoặc xanh, có mùi hôi, có thể có bọt hoặc không. Những đặc điểm kể trên có thể là do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng gây ra.
Khí hư giống như bã đậu: có thể do nấm.
Khí hư màu xanh: số lượng nhiều kèm theo tiểu buốt, cắt thì có thể là do nhiễm lậu, chlamydia.
Khí hư tanh: nhiễm trùng roi Trichomonas.
Như đã nói ở trên, khí hư bệnh lý là cảnh báo cho nhiều bệnh viêm nhiễm đường tình dục. Vì vậy, khi thấy có sự bất thường về màu sắc hay lượng dịch tiết âm đạo, bạn cần đi khám bác sĩ sản phụ khoa ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để lâu dẫn đến viêm nhiễm nặng có thể gây vô sinh.
Khí hư bệnh lý có thể là cảnh báo cho nhiều bệnh viêm nhiễm vùng kín
4. Khí hư bệnh lý có thể được phòng ngừa như thế nào?
Để phòng ngừa được tình trạng khí hư bệnh lý, việc quan trọng nhất cần làm đầu tiên chính là giữ gìn vệ sinh sạch sẽ âm đạo. Thực hiện vệ sinh âm đạo hàng ngày và thao tác đúng cách để tránh gây tổn thương đến vùng nhạy cảm này.
Đặc biệt, cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ cả trước và sau khi quan hệ. Bạn gái có thể tham khảo các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ uy tín để đảm bảo âm đạo luôn sạch sẽ và giữ được độ ẩm cần thiết.
Bên cạnh đó, bạn gái nên lựa chọn những loại quần lót vừa vặn, chất liệu thoáng mát, thấm ẩm để luôn cảm thấy dễ chịu. Đồng thời quần lót nên được thay ít nhất mỗi ngày một lần. Trường hợp khí hư ra nhiều, bạn có thể sử dụng băng vệ sinh hàng ngày để giúp giữ vùng kín luôn sạch sẽ.
Lựa chọn quần lót vừa vặn, chất liệu thoáng mát, thấm ẩm
Duy trì lối sống lành mạnh và tâm lý thoải mái cũng là một trong những cách giúp phòng ngừa tình trạng khí hư bệnh lý bởi tâm trạng căng thẳng, mệt mỏi thường xuyên có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố nữ estrogen và làm dịch âm đạo ra nhiều hơn.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về dịch tiết âm đạo ở phụ nữ. Hi vọng với những gì được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn gái hiểu rõ hơn về cơ thể mình, từ đó có những biện pháp bảo vệ sức khỏe và phòng tránh bệnh lý phù hợp.
Mọi thắc mắc hay có nhu cầu tư vấn, vui lòng liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ và giải đáp.
Từ khóa » Chất Khí Có Mùi Khai Sốt Nhẹ Hơn Không Khí Là
-
Khí X Không Màu, Nhẹ Hơn Không Khí, Tan Nhiều Trong Nước, Có Mùi...
-
X Là Chất Khí ở điều Kiện Thường, Không Màu, Có Mùi Khai ... - Khóa Học
-
Nhận định Nào Sau đây đúng Về NH3 1. Tan Tốt Trong Nước 2. Là ...
-
Bài 41. Nhận Biết Một Số Chất Khí - Củng Cố Kiến Thức
-
Tại Sao Mồ Hôi Có Mùi Khai? | VIAM
-
Khí X Không Màu Nhẹ Hơn Không Khí Tan Nhiều Trong Nước Có Mùi ...
-
Vì Sao Bánh Bao Thường Rất Xốp Và Có Mùi Khai
-
X Là Chất Khí ở điều Kiện Thường, Không Màu, Có ...
-
Phát Biểu Nào Sau đây K đúng ? - Hoc247
-
Bột Khai Là Gì? Công Dụng Của Bột Khai Trong Làm Bánh
-
Chất Khí Có Mùi Khai ở điều Kiện Thường
-
Nước Tiểu Trẻ Sơ Sinh Màu Vàng Có Mùi Khai Có Nguy Hiểm Không?
-
X Là Chất Khí ở điều Kiện Thường, Không Màu, Có Mùi Khai Và ... - Hoc24