Bác Sĩ Tư Vấn 10 Nguyên Tắc Vàng Nuôi Con Khỏe
Có thể bạn quan tâm
1. Tắm cho bé
Tắm cho con theo giờ cố định nếu muốn con khỏe. (Ảnh minh họa) |
Dưới 3 tháng tắm trước 10h. Dưới 6 tháng tắm trước 12h. Dưới 1 tuổi tắm trước 15h. Dưới 3 tuổi tắm trước 17h. Dưới 5 tuổi tắm trước 17h30. Tắm muộn hơn rất dễ bị sổ mũi, cảm, ho. Nếu bé đi học mẫu giáo, nhà trẻ, đón về tắm ngay rồi mới làm việc khác. Hãy thành nguyên tắc nếu muốn con khỏe.
2. Lười ăn, ăn không hấp thụ được, hay nôn trớ
Sáng ngủ dậy dùng lòng bàn tay xoa vòng tròn theo chiều kim đồng hồ 30 vòng cho nóng thắt lưng bé lên. Lưu ý khi xoa phải nhanh tay mới nóng ấm, và nóng ấm lên mới có tác dụng. Làm không quá 5 ngày. Nếu vẫn lười ăn nghỉ 5 ngày sau mới được làm tiếp 5 ngày. Ấm chân thận lên, khỏe và ăn tốt ngay, ngủ ngon và sâu giấc. Ngoài 20 tuổi (240 tháng) làm không tác dụng.
3. Hắt hơi, sổ mũi, cảm, ho, sốt, viêm họng
Làm càng sớm càng tốt, dùng dầu nóng và 2 ngón tay cái day bấm 2 gan bàn chân từ dưới lên đến ngón, làm đi làm lại mỗi chân 15 giây rồi đổi qua chân bên kia. Mỗi chân lần lượt 3 lần, bấm mạnh vào huyệt dũng tuyền rồi đi tất dày vào trước khi đi ngủ. Ngày ngủ 2 lần thì làm cả 2 lần, Làm sớm thì khỏi ngay, không khỏi là do xoa quá nhẹ không ngấm dầu nóng vào sâu được do da chân rất dày. Bị cảm ngấm sâu rồi vẫn nên làm, kết hợp uống thuốc.
Có nhiều mẹo trị bệnh cảm cúm, ho, sổ mũi cho trẻ. (Ảnh minh họa) |
Hoặc xoa kỹ dầu nóng vào lòng bàn chân đi tất dày vào rồi dùng máy sấy tóc sấy nóng 2 gan bàn chân lên nhiều lần. Làm cho bé khi đi ngủ trưa và tối cực kỳ hiệu nghiệm.
Đeo khẩu trang vào cho bé rồi mới được gọi bé dậy, tiếp tục đeo khẩu trang thêm 15 – 20 phút sau khi dậy mới được tháo ra và mới có tác dụng.
Nếu trẻ quá nhỏ trùm chăn lên đầu cả mẹ và con, âu yếm, đùa nghịch, nói chuyện một lúc rồi mới bỏ chăn ra. Nhớ nhấc cao chăn lên cho khỏi ngạt nhưng vẫn phải kín gió. Mục đích là cho tỉnh hẳn, quen dần với không khí lạnh bên ngoài.
4. Ho dai dẳng có đờm
Làm theo như trên hoặc các cách sau:
- Bài thuốc với gừng: Chú ý 100ml cho người lớn 60kg, thì bé 10kg giảm tương ứng chỉ uống bằng 1/5 (20kg uống bằng 1/3 người lớn)
- Tỏi, mật ong: Lấy 1 củ tỏi bóc vỏ giã nát cho vào cái chén cho 2 thìa mật ong vào, hấp cách thủy để sôi nhỏ lửa 20 phút. Chia 6 - 8 lần nếu trẻ dưới 20kg chia 4 lần nếu 30kg. Lớn thì chia 2 lần. Người lớn mỗi lần 1/2 củ. ngày uống 4 lần, trước khi uống lại làm nóng ấm lên hoặc pha với nước ấm. Dưới 1 tuổi tính giọt (không tính trọng lượng). 0 - 3 tháng 10 giọt (nhớ pha loãng ra với nước ấm). 4- 6 tháng 15 – 20 giọt. 7 – 9 tháng 20 – 25 giọt. 12 tháng 30 giọt. Đếm giọt vào cái cốc pha thêm nước ấm rồi cho bé uống. Bé càng nhỏ càng phải pha loãng ra bé mới hấp thụ được.
- Lá bàng: 3 - 4 lá bàng + 250ml nước lọc + 1/2 thìa ăn cơm muối, xay nát lọc lấy nước, đun sôi lên, nguội cho vào chai đóng nắp chặt, để vào ngăn mát tủ lạnh dùng dần. Ngày nhỏ 4 - 6 lần vào mũi, 2 bên, mỗi bên 10 giọt, súc miệng 4 - 6 lần. Trẻ nhỏ quá chưa biết súc miệng thì thấm vào khăn xô lau mồm cho bé, lau đi lau lại 2, 3 lần. Ngày lau 4 – 6 lần như vậy. Khi mang ra dùng nên làm cho ấm lên.
Có thể làm một trong các cách trên, đừng làm tất cả các bài. Không được mới làm bài khác.
Có thể dùng bài thuốc trùng trục luộc với trẻ hay ra mồ hôi trộm. (Ảnh minh họa) |
5. Ra mồ hôi trộm
Mỗi lần 300 - 400g trùng trục luộc lấy nước và ruột nấu cháo. Nhớ hầm tương đối kỹ với mấy lát gừng. Mắm muối như bình thường. Ăn 3 lần cách ngày là khỏi.
6. Các bệnh về da
Viêm da cơ địa, mẩn ngứa, da bị nẻ, mốc, khô, sần sùi... ngâm tắm nước muối hàng ngày. Có thể tắm xà phòng trước rồi cho vào chậu ngồi ngâm 15 phút. Không tráng lại nước thường. Chú ý ngâm một lúc phải bế bé ra bổ sung nước nóng, nước nguội quá là bé bị cảm.
1 bát ăn cơm đầy muối, pha với 15 lít nước. Nếu mặn hơn cũng không ảnh hưởng gì. Nhớ tắm xong không tráng lại nước thường, mất tác dụng.
7. Hay bị sổ mũi, cảm cúm
Trước khi ngủ dậy đeo khẩu trang vào cho bé rồi mới được gọi dậy. Sau khi dậy, nằm tối thiểu trên giường 15 phút mới được tháo khẩu trang ngồi hoặc ra khỏi giường. Mục đích quen dần với không khí bên ngoài thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ. Phòng tránh bệnh dị ứng thời tiết. Rất khó bị cảm cúm, nếu làm tốt công việc này.
Việc đeo khẩu trang sẽ bị bé rứt ra vì vướng víu. Vì vậy phải bàn bạc với bé, nguyên nhân, lý do phải làm để trở thành siêu nhân, người nhện, anh hùng, rô bốt để bé hợp tác tốt.
8. Bé bị đi ngoài
Dùng gừng tươi xát vào lòng bàn chân, bàn tay cho bé mỗi chỗ 15 giây – 4 bàn chân và tay 60 giây. Nghỉ 5 phút làm lại lần 2, 10 phút sau làm lại lần 3. Nếu chưa khỏi sau 3 – 4h có thể làm lại lần nữa như thế. Hoặc đi ngoài nhiều, giã nát gừng, xát vào vùng thắt lưng rồi dùng lòng bàn tay xoa nóng ấm lưng bé lên.
9. Bệnh tay chân miệng – lở mồm – viêm lợi – nhiệt miệng – thủy đậu – mụn nhọt
Dùng bài thuốc với lá bàng để trị bệnh tay chân miệng và mụn nhọt. (Ảnh minh họa) |
7 – 10 lá bàng bánh tẻ + 1 lít nước + 2 thìa ăn cơm muối hạt xay nát, đun sôi nhỏ lửa khoảng 5 – 7 phút để nguội lọc lấy nước cho vào chai để tủ lạnh dùng dần. Mỗi lần lấy ra dùng nên làm cho nóng lên. Dùng cho bé súc miệng chữa các bệnh nói trên hoặc dùng khăn thấm nước lá bàng đó lau trong mồm. Thủy đậu dùng khăn thấm nước đó lau khắp người 3 – 4 lần, chỉ 3 ngày là khỏi. Mụn nhọt: Thấm vào gạc 4 -6 lớp đặt vào chỗ mụn băng lại, ngày thêm nước lá bàng 4 – 6 lần cho luôn ẩm. Không quá 3 ngày mụn to bằng nắm tay cũng tịt. Mụn nhỏ thì chỉ cần thấm vào khăn day nhẹ vào đó ngày 4 – 6 lần cũng hết.
10. Viêm mũi – viêm tai giữa – viêm họng – viêm amidan
Dùng nước lá bàng nhỏ mũi ngày 4 – 6 lần. Mua lọ nước muối sinh lý về đổ đi cho nước lá bàng vào đó làm ấm lên trước khi sử dụng. Nhỏ vào 2 bên mũi mỗi bên 5 – 10 giọt, 5 phút sau làm lại lần 2 – và 10 phút sau làm lại lần 3 ngày làm 4 – 6 lần. Nhỏ vào mũi nó tự khắc vào mồm vào họng.
Bé lớn hơn nên để súc miệng, ngậm kỹ một lúc càng lâu càng tốt, rồi nhổ ra. nếu có uống liều lượng nhỏ như thế cũng không ảnh hưởng gì.
Viêm tai giữa: thấm vào miếng bông nhỏ đặt vào tai. Ngày thay 4 - 5 lần và nhỏ vào mũi cũng 4 - 5 lần gọi là trong đánh ra, ngoài đánh vào, không quá 3 ngày là khỏi. Chú ý: quan trọng nhất là những lúc sau ăn và trước khi đi ngủ.
Từ khóa » Cách Làm Nước Lá Bàng Nhỏ Mũi
-
10 Công Dụng Tuyệt Vời Của Lá Bàng Không Phải Ai Cũng Biết
-
Bs Hùng Y Lá Bàng Nhỏ Mũi, Xúc Miệng, Ngậm, Bôi, đắp, Rửa, Tắm Thì ...
-
3 Cách Dùng Lá Bàng Chữa Viêm Họng, Mẹo Hay Cực Đơn Giản ...
-
Mách Bạn 7 Cách Chữa Viêm Mũi Dị ứng Bằng Lá Cây Và Những Lưu ý ...
-
Thuốc Của Lão Nhà Quê Bác Hùng Y: “Nước Lá Bàng”
-
Cách Dùng Lá Bàng Chữa Viêm Họng Đơn Giản Hiệu Quả Nhanh
-
Lá Bàng: Những Công Dụng Trị Bệnh Tuyệt Vời ít Người Biết
-
Hướng Dẫn 4 Cách Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Lá Lốt Hiệu Quả
-
Cách Chữa Viêm Tai Giữa Bằng Lá Bàng Có Thực Sự Hiệu Quả?
-
Lá Bàng Chữa Viêm Da Cơ địa Và Cách Thực Hiện Hiệu Quả
-
Cách Chữa Viêm Lộ Tuyến Bằng Lá Bàng Dễ Làm, Hiệu Quả Nhất
-
Chữa Viêm Họng Bằng Lá Bàng, Nghe Có Vẻ Lạ Nhưng Hiệu Quả Bất Ngờ!
-
Chữa Viêm Mũi Dị ứng Bằng Lá Lốt Có Tốt Không? - Thuốc Dân Tộc
-
Cách Chữa Viêm Da Cơ Địa Bằng Lá Bàng - Ưu, Nhược Điểm