Bác Sĩ Tư Vấn: Cần Phải Làm Gì Khi Có Hp Dương Tính? | Medlatec
1. Bệnh dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra có nguy hiểm không?
Khuẩn Hp (Helicobacter Pylori) là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Chất urease được tiết ra từ khuẩn Hp chính là nguyên nhân khiến cho niêm mạc dạ dày bị phá hủy và gây ra viêm loét dạ dày.
Khuẩn Hp phát triển mạnh trong môi trường nhiều axit
Vi khuẩn Hp có thể lây lan từ người bệnh sang người khỏe qua đường tiếp xúc với nước bọt hay dịch tiết của người bệnh. Nếu sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh, chẳng hạn như ăn chung bát, uống chung cốc nước,… cũng có nguy cơ bị lây nhiễm cao.
Hiện nay, rất nhiều trường hợp nhiễm khuẩn Hp, nhưng cũng chính vì điều này, một số người vẫn còn chủ quan về bệnh. Các chuyên gia khuyến cáo rằng, khuẩn Hp này không chỉ gây hại cho sức khỏe dạ dày của bạn mà cũng có thể có những tác động làm ảnh hưởng đến những cơ quan khác trong cơ thể. Khuẩn Hp có thể sinh tồn rất lâu trong nước bọt của người bệnh, sau đó nó có thể bám trên răng, bám trên khoang miệng của người bệnh.
Nếu không điều trị triệt để tình trạng này, người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm khác, chẳng hạn như viêm teo niêm mạc dạ dày, xuất huyết dạ dày và thậm chí là ung thư dạ dày, vô cùng nguy hiểm.
Đây là căn bệnh có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Đối với những trường hợp bệnh nhân là trẻ em và không được điều trị dứt điểm, tích cực thì rất dễ tái phát khi trưởng thành và bệnh cũng có nguy cơ cao tiến triển thành mạn tính, rất khó điều trị và gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.
Khuẩn Hp là một trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày
Thông thường, chúng ta sẽ rất khó để nhận biết căn bệnh này thông qua những triệu chứng cụ thể. Phải khi bệnh đã bắt đầu tiến triển nặng, những biểu hiện như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đau vùng thượng vị, trong phân có lẫn máu,… mới xảy ra.
Cách chính xác và nhanh nhất để phát hiện bệnh đó là thực hiện xét nghiệm. Một số loại xét nghiệm khuẩn Hp thường được áp dụng là xét nghiệm hơi thở, xét nghiệm phân tìm vi khuẩn Hp, xét nghiệm máu và phổ biến nhất chính là test dịch dạ dày thông qua soi dạ dày. Điều quan trọng là bạn hãy tìm một cơ sở y tế uy tín để đảm bảo kết quả xét nghiệm là chính xác.
2. Cần phải làm gì khi có Hp dương tính
Rất nhiều bệnh nhân lo lắng và băn khoăn không biết họ cần phải làm gì khi có Hp dương tính. Trước hết bạn cần hiểu rằng, càng điều trị sớm thì hiệu quả điều trị càng cao và ngược lại, nếu để bệnh quá muộn thì sẽ rất khó điều trị.
Theo các bác sĩ, tùy vào mỗi bệnh nhân mà phác đồ điều trị sẽ khác nhau. Với những trường hợp bệnh mới phát và mức độ viêm rất nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc đặc trị viêm dạ dày. Phần lớn, những trường hợp này đều đáp ứng tốt với thuốc điều trị, hiệu quả điều trị có thể lên tới 90%. Hơn nữa chi phí điều trị ở thời điểm này cũng sẽ không quá cao.
Bệnh nhân cần tuân thủ theo đơn thuốc của bác sĩ
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân thường được chỉ định dùng thuốc kháng sinh kèm theo thuốc ức chế axit trong dạ dày. Tác dụng của thuốc kháng sinh là tiêu diệt khuẩn Hp, thuốc ức chế axit sẽ khiến cho khuẩn bệnh không thể có điều kiện thuận lợi để sinh sôi, phát triển. Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ, vì thế, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc, thay đổi liều thuốc hay chuyển sang một loại thuốc khác.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bệnh nhân cũng cần phải chú ý nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng của mình. Nên ăn nhiều loại rau, củ quả để bổ sung vitamin, chất xơ cho cơ thể. Hơn nữa, cần phải uống nhiều nước để tạo ra môi trường kiềm tính trong dạ dày, hạn chế được sự phát triển của vi khuẩn.
Cần lưu ý: Không ăn những thực phẩm cay nóng, hoặc những loại thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ,… Những thực phẩm này không tốt cho dạ dày, nó khiến cho nồng độ axit trong dày tăng cao, khiến cho bệnh càng khó điều trị và dễ tái phát.
3. Các phương pháp phòng ngừa vi khuẩn Hp gây viêm loét dạ dày
Dưới đây là một số phương pháp gợi ý cho bạn để phòng ngừa tình trạng viêm loét dạ dày do nhiễm khuẩn Hp:
-
Không nên dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác, đặc biệt không dùng chung bát, chung đũa, uống chung cốc nước,… trong các bữa ăn gia đình.
Không nên dùng chung bát đũa để tránh lây nhiễm khuẩn Hp
-
Phụ huynh không nên nhai, mớm thức ăn cho trẻ.
-
Nên vệ sinh tay thật kỹ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
-
Vệ sinh cẩn thận những dụng cụ ăn uống trong gia đình
-
Hạn chế thói quen ăn uống ở những quán vỉa hè.
-
Hạn chế ăn những thực phẩm sống hoặc một số loại đồ ăn lên men.
-
Nên rửa sạch các loại rau củ quả trước khi ăn.
-
Nên lựa chọn những thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng.
-
Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá.
-
Nên thường xuyên dọn dẹp, giữ vệ sinh nhà ở, môi trường sống xung quanh.
-
Không tự ý dùng thuốc điều trị bệnh dạ dày vì dễ gây tái nhiễm và khiến bệnh khó điều trị dứt điểm hơn.
-
Vận động mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh hơn, tăng cường sức đề kháng và đây cũng là cách rất tốt để thải độc tố cho cơ thể.
-
Suy nghĩ tích cực để hạn chế phát triển tình trạng viêm loét dạ dày.
-
Nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện bất thường trong cơ thể.
Như vậy câu trả lời đầy đủ nhất cho câu hỏi cần phải làm gì khi có HP dương tính đó là hãy tuyệt đối nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ và kết hợp với lối sống lành mạnh, có chế độ ăn khoa học, vận động cũng như nghỉ ngơi hợp lý để bệnh nhanh được đẩy lùi.
Từ khóa » Ph Dạ Dày Dương Tính Là Gì
-
Xét Nghiệm Vi Khuẩn HP Dương Tính Nghĩa Là Gì? | Vinmec
-
Vi Khuẩn HP Dương Tính Có Nguy Hiểm Không? | Vinmec
-
Nhiễm Khuẩn H.p (Helicobacter Pylori): Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
Vi Khuẩn HP Dương Tính Là Gì? Có Nguy Hiểm Không?
-
Khi Nào Vi Khuẩn HP Gây Ung Thư Dạ Dày? - BỆNH VIỆN BẠCH MAI
-
Viêm Dạ Dày HP Dương Tính, Bạn Phải Làm Sao? - DeHP
-
Nhiễm Khuẩn HP - Khi Nào "CẦN" Và "KHÔNG CẦN" điều Trị ...
-
Phác đồ điều Trị Vi Khuẩn HP Dạ Dày Mới Nhất Của Bộ Y Tế
-
Nhiễm Helicobacter Pylori - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Làm Sao Biết Mình Bị Nhiễm Vi Khuẩn HP Gây Viêm Loét Dạ Dày?
-
Vi Khuẩn HP Là Gì? Có Lây Không Và Cách Chữa Trị
-
Viêm Dạ Dày âm Tính Là Gì? Triệu Chứng, điều Trị | TCI Hospital
-
Tất Tần Tật Thông Tin Cần Biết Về CLO-test, CLO-test âm Tính Và Giả âm ...
-
Viêm Dạ Dày Hp Âm Tính Là Gì Và Cách Điều Trị Hiệu Quả