Bác Sĩ Tư Vấn Cúm Lợn Là Gì Và Các Vấn đề Liên Quan - Medlatec

1. Cúm lợn là gì?

Cúm lợn là một trong các bệnh cúm mùa thường gặp hiện nay, tác nhân gây bệnh chủ yếu được xác định là loại virus cúm A/H1N1. Bệnh được gọi là cúm lợn bởi các nhà khoa học cho rằng, virus này phát triển bắt nguồn từ loại lợn và lây nhiễm gây bệnh ở người. Dịch bệnh cúm lợn được ghi nhận bùng phát mạnh mẽ vào năm 2009, cũng là lúc chúng ta biết đến loại virus này.

Cúm lợn là loại virus hô hấp cấp tính có thể lây cho người

Cúm lợn là loại virus hô hấp cấp tính có thể lây cho người

Phát hiện từ năm 2009 nhưng đến nay, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra virus cúm H1N1 vẫn chưa có sự biến đổi gen đang chú ý nào giống như nhiều chủng virus gây bệnh mới hiện nay. Tuy nhiên từng có lịch sử bùng phát dịch mạnh do khả năng lây lan nhanh chóng nên các nước vẫn thực hiện giám sát bệnh và chủ động trong việc phòng ngừa, dập dịch.

Giống như các chủng cúm mùa thông thường khác, virus cúm lợn dễ dàng lây lan từ người bệnh sang người lành với tốc độ rất nhanh. Điều kiện thời tiết lạnh, ẩm vào mùa thu đông ở nước ta rất thuận lợi cho virus cúm lợn phát triển và lây lan, dễ bùng phát thành dịch.

Dịch cúm lợn H1N1 đã xảy ra năm 2009

Dịch cúm lợn H1N1 đã xảy ra năm 2009

Ngoài virus H1N1 phát hiện năm 2009 thì 1 số quốc gia đã ghi nhận tác nhân gây cúm lợn có thể là chủng virus khác như cúm A/H3N2 hay cúm B. Tuy ít nguy hiểm hơn nhiều chủng virus cúm khác song bệnh cúm lợn nếu không được điều trị tốt hoàn toàn có thể gây biến chứng nặng như: viêm phổi nặng, bội nhiễm, suy đa dạng hoặc thậm chí gây tử vong ở những người mắc bệnh mạn tính.

Mỗi năm thế giới ghi nhận khoảng 250.000 - 500.000 trường hợp tử vong do cúm nói chung, chưa có con số chính xác do cúm lợn gây ra.

2. Đặc điểm dịch cúm lợn do virus cúm A

Ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia, các biện pháp phòng ngừa dịch cúm nói chung và cúm lợn nói riêng vẫn được chú trọng do nguy cơ bùng phát bất cứ lúc nào. Khi gặp điều kiện thuận lợi, virus cúm lợn dễ dàng phát triển, sinh sôi tăng cao số lượng và lây lan từ người này sang người khác thông qua các giọt bắn hô hấp khi người bệnh nói chung, cười, hắt hơi hoặc ho.

Người lành khi tiếp xúc trực tiếp với giọt bắn mang virus cúm lợn từ người bệnh hoặc tay chứa virus do chạm vào khăn giấy, bề mặt vật dụng,... Bệnh cúm lợn dễ dàng lây nhiễm trong cộng đồng, nhất là khu vực dân cư đông đúc và điều kiện y tế còn hạn chế.

Cúm lợn có thể lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp

Cúm lợn có thể lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp

Đặc điểm dịch cúm lợn do virus cúm A/H1N1 gây ra như sau:

  • Tỷ lệ tử vong thấp chỉ từ 1 - 4%.

  • Tỷ lệ mắc bệnh cao, dễ lây lan và nhanh chóng bùng thành đại dịch nếu không có biện pháp ngăn ngừa tốt.

  • Những người nhiễm virus cúm A/H1N1 có thể lây lan cả khi chưa có triệu chứng và chưa biết bản thân nhiễm bệnh, triệu chứng thường xuất hiện sau khi nhiễm virus một vài ngày.

Người bệnh có triệu chứng tương tự khi nhiễm các chủng cúm mùa khác như: nhức đầu, đau viêm họng, sốt trên 38 độ C, cơ thể ớn lạnh, ho khan, đau nhức mình, sổ mũi, mệt mỏi, suy nhược, ói mửa và tiêu chảy thường xuyên.

Có thể thấy, dù bệnh cúm lợn do virus cúm A/H1N1 gây ra không quá nghiêm trọng với sức khỏe tuy nhiên có thể lây lan rất nhanh ngoài cộng đồng và gây quá tải hệ thống y tế. Vì thế các biện pháp phòng ngừa cúm A/H1N1 cùng các chủng cúm mùa khác được Bộ Y tế khuyến cáo các cơ sở y tế và người dân cần nghiêm túc thực hiện.

Rửa tay sát khuẩn sạch sẽ để phòng ngừa lây nhiễm cúm lợn

Rửa tay sát khuẩn sạch sẽ để phòng ngừa lây nhiễm cúm lợn

3. Có những biện pháp phòng bệnh cúm A/H1N1 nào?

Dưới đây là các biện pháp được Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo:

  • Rửa tay bằng xà phòng hoặc cồn sát khuẩn thường xuyên, nhất là sau khi ra ngoài, hạn chế việc chùi tay lên mắt, mũi.

  • Không khạc nhổ bừa bãi, che miệng khi ho hoặc hắt hơi, tránh tiếp xúc gần với người bệnh cúm hoặc người nghi nhiễm.

  • Thường xuyên vệ sinh, lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hàng ngày, dụng cụ cá nhân bằng xà phòng, chất tẩy rửa sát khuẩn.

  • Giữ gìn vệ sinh khu vực ở, lớp học, phòng làm việc,...

  • Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa nhiễm virus cúm và giảm biến chứng nếu không may mắc phải bệnh.

  • Chủ động đi tiêm phòng vắc xin cúm được khuyến cáo hàng năm.

Nếu có triệu chứng của cúm lợn, hãy tự cách ly và sớm đi khám tại cơ sở y tế uy tín để được tư vấn, điều trị, phòng ngừa lây lan.

4. Một số thắc mắc thường gặp về bệnh cúm lợn

Dưới đây là một số thắc mắc về bệnh cúm lợn đã được các chuyên gia giải đáp:

4.1. Ăn thịt lợn và các sản phẩm từ lợn nhiễm bệnh có an toàn không?

Những con lợn bị nhiễm virus cúm vẫn có thể được chế biến thành thực phẩm bạn ăn, tuy nhiên virus sẽ bị tiêu diệt khi nấu ở nhiệt độ từ 70 độ C trở lên. Do vậy bạn không nên quá lo lắng nếu ăn phải thịt lợn nhiễm cúm, tuy nhiên vẫn cần theo dõi sức khỏe vì có thể lợn có nhiễm cả bệnh lý khác.

4.2. Có thể tiêm vắc xin phòng bệnh cúm lợn không?

Hiện nay thị trường có vắc xin cúm được khuyến cáo tiêm phòng hàng năm, tuy nhiên chưa có vắc xin hữu hiệu do virus có biến thể rất nhanh. Việc tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm giúp cơ thể có kháng thể cập nhật với các biến thể virus cúm mới nên có hiệu quả phòng bệnh tốt.

Nên tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm cập nhật các chủng gây bệnh mới

Nên tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm cập nhật các chủng gây bệnh mới

4.3. Thuốc điều trị bệnh cúm lợn

Với người nhiễm cúm lợn cùng các loại cúm mùa kháng, thuốc kháng virus là thuốc điều trị chính. Nếu điều trị tích cực, người bệnh có thể điều trị giảm nhanh triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng với thuốc kháng virus.

Như vậy qua bài viết này, MEDLATEC đã cùng bạn đọc tìm hiểu cúm lợn là gì và các thông tin về dịch bệnh này. Hãy tuân thủ các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân cùng gia đình khỏi căn bệnh cúm mùa H1N1.

Hiện nay, MEDLATEC đang triển khai chương trình giảm giá xét nghiệm cúm tại nhà nhằm tiết kiệm tối đi chi phí cho người bệnh như sau:

Xét nghiệm test nhanh cúm A/B chỉ còn 300.000 đồng.

Xét nghiệm nhanh phát hiện virus cúm A, cúm B trong mẫu bệnh phẩm dịch mũi, dịch họng, dịch tỵ hầu của bệnh nhân.

Xét nghiệm test nhanh cúm A/B/H1N1 chỉ còn 400.000 đồng.

Xét nghiệm nhanh phát hiện virus cúm A, cúm B và chủng cúm A H1N1 trong mẫu bệnh phẩm dịch mũi, dịch họng, dịch tỵ hầu của bệnh nhân.

Thời gian áp dụng: Với khách hàng đặt lịch xét nghiệm buổi chiều (12h-17h), từ 25/7 - 31/8/2022.

Phạm vi áp dụng: Dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi trên toàn quốc.

Khách hàng có thể đăng ký dịch vụ qua website medlatec.vn hoặc hotline tổng đài 1900 56 56 56.

Từ khóa » Cúm A H1n1