Bác Sĩ Tư Vấn: Gãy Xương Mác Phải Bó Bột Bao Lâu Thì Lành? - Medlatec
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Tin tức y khoa
- Bác sĩ tư vấn: gãy xương mác phải bó bột bao lâu thì lành?
- 02/08/2021 | Bị gãy xương bổ sung nhiều canxi có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
- 28/07/2021 | Bác sĩ hướng dẫn sơ cứu gãy xương với từng trường hợp cụ thể
- 13/05/2021 | Dấu hiệu gãy xương và phương pháp điều trị hiệu quả
1. Nguyên nhân và các biểu hiện khi bị gãy xương mác
Cấu tạo, vị trí của xương mác:
Cẳng chân được cấu thành từ xương mác và xương chày. Trong 2 loại xương thì xương chày có kích thước to hơn và gánh phần lớn trọng lượng của cơ thể. Còn xương mác có kích thước nhỏ hơn, dạng dài san sẻ bớt gánh nặng cho xương chày, đồng thời giúp khớp cổ chân cử động linh hoạt hơn. Xương mác và xương chày chạy song song với nhau, cùng gắn vào khớp mắt cá chân và khớp gối.
Trên tổng số trọng lượng cơ thể, xương mác chiếm khoảng 17% và vì đây là xương phụ nên nếu ⅔ xương mác bị tổn thương và phải loại bỏ thì cũng không gây ảnh hưởng quá lớn tới chức năng của chi dưới. Do có cấu trúc mảnh và kích thước nhỏ nên khi gặp chấn thương, xương mác rất dễ bị gãy. Tình trạng này xảy ra nếu xương bị va đập bởi một tác động có áp lực lớn hơn sức tải của nó.
Nguyên nhân dẫn tới gãy xương mác:
Các yếu tố sau có thể là nguyên nhân gây gãy xương mác:
-
Té ngã, nhất là ngã vào vật cứng hoặc ngã từ trên cao xuống: trẻ em, người già và vận động viên là những người rất dễ bị gãy xương mác bởi nguyên nhân này;
-
Bị va chạm mạnh: thường là do tai nạn giao thông và xương có thể bị gãy nghiêm trọng;
-
Mắc các bệnh liên quan tới xương khớp;
-
Do vận động sai tư thế hoặc cường độ mạnh khi tập các môn thể dục, thể thao (trượt tuyết, trượt ván).
Gãy xương mác có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau
Các dấu hiệu khi bị gãy xương mác:
-
Biểu hiện toàn thân: người bệnh có thể bị sốc;
-
Biểu hiện tại chỗ: khi xương mác bị gãy, bệnh nhân sẽ thấy đau nhói ở chỗ bị gãy, hạn chế vận động hoặc không vận động được bên chân gãy, cẳng chân cảm thấy đau, sưng nề, bầm tím, tê hoặc ngứa ran, đau các xương và khớp liên quan,...
2. Điều trị gãy xương mác như thế nào?
Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà phương pháp điều trị sẽ khác nhau:
-
Gãy xương hở: đây là tình trạng phức tạp, xương có thể xuyên qua da, lộ xương hoặc thấy một vết thương sâu nhìn được qua da. Gãy xương hở thường là do chấn thương nghiêm trọng như tai nạn hoặc té ngã. Bệnh nhân sẽ được tiêm phòng uốn ván và sử dụng kháng sinh sớm để phòng chống nhiễm trùng. Sau đó cần vệ sinh và kiểm tra vết thương, áp dụng phẫu thuật để cố định xương gãy;
-
Nếu bị gãy xương kín: trường hợp này đơn giản hơn so với gãy xương hở, da còn nguyên vẹn. Mục tiêu trong điều trị gãy xương mác kín là giúp xương trở về vị trí ban đầu và giúp bệnh nhân hồi phục chức năng chi dưới. Bệnh nhân cần phải bó bột và khi di chuyển cần tới sự trợ giúp của nạng và nẹp đeo. Sau khi xương đã được chữa lành, người bệnh nên tập vật lý trị liệu dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện chức năng vận động.
3. Gãy xương mác phải bó bột bao lâu thì lành?
Gãy xương mác phải bó bột bao lâu thì lành là thắc mắc chung của nhiều người. Thông thường sau khoảng 5 - 7 ngày bó bột thì xương sẽ bớt sưng nề và bột bó bên ngoài bị lỏng hơn. Khi đó bác sĩ sẽ quấn thêm bột hoặc thay thế bột khác cho người bệnh.
Trong quá trình bó bột cho xương, người bệnh có thể tập khép chân, dạng chân, đưa cao cẳng chân. Người bệnh nên bắt đầu tập chống chân và đi nạng sau khoảng 3 tuần bó bột để tránh bị rối loạn dinh dưỡng.
Gãy xương mác nếu điều trị đúng chỉ định thì sẽ rất mau lành
Vì xương mác rất dễ lành nên những người bị gãy xương mác sẽ hồi phục sau khoảng 8 - 10 tuần bó bột nếu tuân thủ theo đúng chỉ định điều trị của bác sĩ. Người bệnh nên tái khám định kỳ để theo dõi tiến trình liền xương trong thời gian bó bột.
4. Các cách giúp phục hồi vận động cho xương mác sau thời gian bó bột
Nhìn chung, thời gian phục hồi của xương mác bị gãy còn phụ thuộc vào tuổi tác, mức độ chấn thương, cách tập luyện và chế độ chăm sóc của người bệnh. Nhằm thúc đẩy nhanh hiệu quả phục hồi cho xương mác, bệnh nhân nên áp dụng các phương pháp như sau:
-
Tập cử động khớp bắt đầu từ ngày thứ 3 sau khi mổ hoặc sau khi bó bột. Duy trì 4 - 6 lần/ngày, mỗi lần từ 10 - 15 phút, tốc độ co cơ 45 giây/lần. Nguyên nhân là vì nếu khớp ở trong tình trạng bất động lâu ngày sẽ bị cứng lại vì cơ bị co rút, bao cơ co rúm, sụn mỏn, tăng sản mỡ ở bao hoạt dịch. Thường xuyên cử động khớp sẽ giúp bơm dịch khớp ra - vào đều đặn, có tác dụng nuôi dưỡng khớp và bôi trơn các hoạt động cho khớp;
-
Duy trì sức mạnh của cơ: tập co cơ để chức năng vận động sớm được phục hồi sau khi xương lành lại;
-
Tập đi: trong khi bó bột, người bệnh nên tập đi bằng sự trợ giúp của nạng gỗ. Tựa thanh ngang đầu trên nạng vào lồng ngực (thay vì tì vào nách), dáng đi giữ thẳng nhìn hướng về phía trước, không cúi xuống nhìn chân, không được tì lên vùng chân bị đau, 2 vai giữ nang bằng. Bên cạnh đó, cần giữ ngay ngắn 2 tay chống nạng, bàn chân và 2 mũi nạng tạo thành hình tam giác. Khi xương gần liền nên bắt đầu tập chống nạng cho tới khi xương liền vững và khi tì vào vị trí gãy xương không còn cảm giác đau thì bỏ nạng và tập đi như bình thường;
-
Để tránh làm vôi hóa cạnh khớp và xơ cứng khớp, nên xoa nắn ổ gãy xương liền khớp bằng tay, không được dùng thuốc, dồn, dầu cao để xoa bóp;
-
Trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng thêm các thuốc chống viêm và giảm đau;
-
Chườm nóng lên chỗ đau khi luyện tập, không nên chườm vào khu vực có nẹp vít, đinh, vòng thép kim loại vì sẽ khiến những dụng cụ này nóng lên, hỏng tổ chức và dễ gây viêm rò;
-
Trong điều kiện sinh hoạt bình thường: người bệnh bị gãy xương mác khi đang phải bó bột nên tập leo cầu thang hoặc đứng lên ngồi xuống nhẹ nhàng. Khi đã hết đau thì có thể ngừng tập luyện;
-
Ăn uống bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn các thức ăn giàu vitamin D, protein và calo, kẽm, canxi giúp xương mau chóng phục hồi và tăng độ dẻo dai.
Bệnh nhân nên tích cực tập luyện vật lý trị liệu khi đủ điều kiện cho phép để xương mác nhanh lành
Gãy xương mác phải bó bột bao lâu thì lành còn tùy thuộc vào tính chất nghiêm trọng, độ tuổi, chế độ luyện tập và chăm sóc của bệnh nhân. Thông thường sẽ mất khoảng 8 - 10 tuần để xương mác liền lại.
Để quá trình hồi phục xương diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, bạn có thể tới thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC của chúng tôi. Đặt lịch ngay với bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp qua tổng đài 1900 56 56 56 ngay hôm nay bạn nhé!
Từ khoá: vết thương vật lý trị liệu Gãy xương mác phải bó bột bao lâu thì lànhBình luận ()
Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.Tin cùng chuyên mục
Thứ Ba, 10 tháng 12, 2024Viêm bao hoạt dịch cổ tay: Nguyên nhân, triệu chứng và ph...
Viêm bao hoạt dịch cổ tay dễ gặp ở người cần làm việc nhiều bằng tay như: nhân viên văn phòng, vận động viên, người lao động tay chân,... Bệnh lý này gây ra đau nhức và hạn chế cử động cổ tay, trở thành rào cản cho cuộc sống và công việc của bệnh nhân. Chi tiết nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp chẩn đoán viêm bao hoạt dịch cổ tay sẽ được MEDLATEC đề cập trong chia sẻ dưới đây. Thứ Ba, 10 tháng 12, 2024Bàn chân bẹt ở người lớn và phương pháp điều trị
Bàn chân bẹt ở người lớn không phải là bệnh lý hiếm gặp, nhất là những người làm việc yêu cầu thời gian ngồi nhiều. Vậy nếu mắc phải bệnh lý này thì người bệnh có thể điều trị như thế nào cho hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ phân tích chi tiết về những ảnh hưởng của bệnh và phương pháp điều trị phù hợp cho người bệnh. Thứ Ba, 10 tháng 12, 2024Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh: Nguyên nhân, triệu c...
Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh khiến người bệnh gặp phải không ít khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Nếu không chú ý điều trị sớm, các cơn đau nhức sẽ lan rộng đến nhiều khu vực trên cơ thể, gây ra hàng loạt biến chứng không mong muốn khác. Thứ Hai, 9 tháng 12, 2024Tìm hiểu các kỹ thuật nắn trật khớp vai hiệu quả
Nếu không được can thiệp kịp thời và đúng cách, chấn thương trật khớp vai có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Hãy cùng tìm hiểu những phương pháp nắn trật khớp vai phổ biến và hiệu quả được áp dụng rộng rãi trong điều trị hiện nay, giúp mang lại hiệu quả cao và tăng cường khả năng phục hồi nhanh chóng cho người bệnh. Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2024Ngón chân hình búa: Nhận diện và điều trị
Ngón chân hình búa là tình trạng ngón chân bị uốn cong bất thường tạo thành hình như cái búa. Đây là một dạng dị tật không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn có thể gây đau, khiến người bệnh gặp khó khăn trong di chuyển. Để hiểu thêm về dị tật này và phương pháp điều trị tối ưu bạn có thể tham khảo những chia sẻ sau đây. Hotline 1900565656Liên hệ ngay với số hotline của MEDLATEC để được phục vụ và sử dụng các dịch vụ khám, chữa bệnh hiện đại & cao cấp nhất.
Liên hệ với chúng tôiĐăng ký khám và tư vấn
Tại nhà Tại viện Đăng kýLựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý. Đặt lịch Đặt lịchĐặt lịch thăm khám tại MEDLATEC
Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người. Đặt lịch Đặt lịchĐăng nhập
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký Số điện thoại / Email Mật khẩu SHOW Lưu tài khoản Quên mật khẩu Đăng nhậpĐăng ký
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập Số điện thoại / Email Mật khẩu SHOW Xác nhận mật khẩu SHOW Đăng ký Bằng việc nhấn nút Đăng ký bạn đã đồng ý với Quy chế hoạt động và Chính sách bảo vệ thông tin của MEDLATEC Gửi lại mã xác thực Tiếp tục Cập nhật thông tin Vào trang chủ ĐóngQuên mật khẩu
Nhập Số điện thoại / Email của bạn để đặt lại mật khẩu. Số điện thoại / Email* Tiếp tụcĐổi mật khẩu thành công
ĐóngTạo mật khẩu mới
Nhập mật khẩu mới Mật khẩu mới SHOW Xác nhận mật khẩu mới SHOW Lưu mật khẩuThông tin cá nhân
Cập nhật chi tiết thông tin cá nhân Họ và tên * Ngày sinh * Giới tính * Chọn giới tính Nam Nữ Số điện thoại * CMND / CCCD * Tỉnh / Thành phố * Chọn tỉnh / Thành phố Quận / Huyện * Chọn Quận / Huyện Phường / Xã * Chọn Phường / Xã Địa chỉ * Hoàn tất Đặt lịch Messenger Để lại lời nhắn 1900565656Từ khóa » Bó Bột Xương Bàn Chân
-
Bó Bột Gãy Xương Bàn Chân: Cần Lưu ý Gì? - Vinmec
-
Gãy Xương Bàn Chân Số 5 Phải Bó Bột Bao Lâu Thì Lành? - Hasuta
-
Bó Bột Bàn Chân Gãy Xương: Cách Chăm Sóc Và Lưu Ý
-
Gãy Xương Bàn Chân: Những Kiến Thức Cơ Bản Cần Biết
-
Gãy Xương Bàn Chân Có Nguy Hiểm Không? Làm Gì để ... - Hello Bacsi
-
Cấu Tạo Xương Bàn Chân, Gãy Xương Bàn Chân Bao Lâu Thì Lành?
-
Gãy Xương Bàn Chân | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Gãy Xương Bàn Ngón V - Chấn Thương; Ngộ độc - Cẩm Nang MSD
-
Chấn Thương Bàn Chân & Mắt Cá Chân Và Phương Pháp điều Trị
-
Để điều Trị Dứt điểm Tình Trạng Gãy Xương Bàn Chân Cần Phải Làm Gì?
-
Bó Bột Gãy Xương Bàn Chân: Cần Lưu ý Gì? - Bloomaxx
-
KINH NGHIỆM, HƯỚNG DẪN CHO BỘT CẲNG – BÀN CHÂN
-
Tìm Hiểu Về Nắn, Bó Bột Gãy Xương Bàn Chân Tại Bệnh Viện 103
-
Gãy Xương: Trường Hợp Nào Cần Phẫu Thuật?
-
Biến Chứng Bó Bột - Bệnh Viện Chấn Thương Chỉnh Hình TPHCM
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Băng Bó Bột Và Nẹp Bột - Bệnh Viện FV