Bác Sĩ Tư Vấn: Kết Quả Xét Nghiệm Helicobacter Pylori Dương Tính ...

1. Những phương pháp xét nghiệm vi khuẩn Helicobacter pylori(HP)

Có nhiều phương pháp xét nghiệm vi khuẩn HP, tuy nhiên, mỗi phương pháp lại có những tiêu chuẩn đánh giá tình trạng dương tính khác nhau và độ chính xác cũng khác nhau. Dưới đây là một số xét nghiệm thường được áp dụng để chẩn đoán bạn có nhiễm vi khuẩn HP hay không:

Vi khuẩn HP có thể tiết ra men urease và làm trung hòa môi trường axit trong dạ dàyVi khuẩn HP có thể tiết ra men urease và làm trung hòa môi trường axit trong dạ dày

  • Nội soi dạ dày để tìm vi khuẩn HP

Các chuyên gia sẽ dùng một ống nội soi nhỏ đã được gắn camera và đưa trực tiếp vào dạ dày. Qua ống nội soi dạ dày, bác sĩ sẽ tiến hành lấy một mẫu mô nhỏ niêm mạc dạ dày để cho vào hỗn hợp dung dịch có chứa chất chỉ thị màu, tiến hành đọc kết quả sau 5-10 phút. Nếu dung dịch có màu hồng cánh sen là Test H.Pylori dương tính.

Bằng phương pháp nội soi, các bác sĩ sẽ chẩn đoán được tình trạng tổn thương ở dạ dày và đưa ra phương pháp kiểm tra tiếp theo hoặc điều trị hiệu quả. Ưu điểm của phương pháp này là có thể cho kết quả chính xác nhưng nhược điểm là sẽ gây đau và khó chịu.

Xét nghiệm hơi thở để chẩn đoán có nhiễm khuẩn HP hay khôngXét nghiệm hơi thở để chẩn đoán có nhiễm khuẩn HP hay không

  • Xét nghiệm hơi thở

Bên cạnh chức năng tiêu hóa thức ăn, dạ dày còn có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của nhiều loại vi khuẩn, virus khác nhau. Cụ thể là môi trường axit trong dạ dày khá mạnh, chính vì thế, một số vi khuẩn xâm nhập vào trong dạ dày thường không tồn tại được lâu.

Tuy nhiên, vi khuẩn HP rất đặc biệt, nó có thể tiết ra men urease và làm trung hòa môi trường axit trong dạ dày, do đó không bị tiêu diệt khi xâm nhập vào dạ dày của con người.

Khuẩn HP tồn tại trong dạ dày tiết ra men urease và trải qua quá trình thủy phân urease và tạo ra ammonia, carbon dioxide, carbon dioxide. Những hợp chất này sẽ được hấp thụ vào máu, rồi đi lên phổi theo đường tuần hoàn và đào thải qua bên ngoài qua hơi thở. Chính vì thế, xét nghiệm hơi thở có thể phát hiện bạn có nhiễm vi khuẩn HP hay không.

Bệnh nhân sẽ được uống thuốc chứa đồng vị carbon 13C hoặc 14C. Các bác sĩ sẽ phân biệt nồng độ CO2 trong hơi thở của bệnh nhân trước và sau khi uống loại thuốc này để xác định bệnh nhân có nhiễm khuẩn HP hay không.

Ưu điểm của phương pháp này là tiện lợi, dễ thực hiện, không xâm lấn và độ chính xác lại khá cao. Tuy nhiên, trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không nên lựa chọn phương pháp xét nghiệm này.

  • Xét nghiệm tìm kháng nguyên HP trong phân:

Vi khuẩn HP có thể được đào thải ra bên ngoài cơ thể thông qua đường phân, vì thế xét nghiệm phân cũng là một trong những phương pháp có tỷ lệ chính xác khá cao, phù hợp với những đối tượng không thể nội soi hoặc làm test bằng hơi thở được. Bệnh nhân có thể tự lấy mẫu phân xét nghiệm theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Hơn nữa, đây cũng được đánh giá là phương pháp tiết kiệm chi phí và không tốn nhiều thời gian.

  • Xét nghiệm máu tìm kháng thể HP

Người bệnh sẽ được lấy mẫu máu qua đường tĩnh mạch để thực hiện xét nghiệm. Đối với những trường hợp có khuẩn HP, cơ thể người bệnh sẽ sản sinh ra những kháng thể kháng HP và kết quả xét nghiệm máu có thể tìm thấy những kháng thể này.

2. Kết quả xét nghiệm Helicobacter pylori dương tính nên làm gì?

Nếu cơ thể xuất hiện một số dấu hiệu như thường xuyên đau bụng, giảm cân không rõ nguyên nhân, bị ợ hơi, ợ chua, đầy hơi và buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, thậm chí là nôn ra máu,… thì bạn không nên chủ quan mà nên đi khám chuyên khoa tiêu hóa ngay.

Sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt khuẩn HPSử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt khuẩn HP

“Xét nghiệm Helicobacter pylori dương tính nên làm gì” là vấn đề nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng vì không phải cứ nhiễm HP là bạn đang gặp phải các vấn đề về sức khỏe. Một số trường hợp dưới đây cần điều trị diệt khuẩn HP để tránh gặp phải những biến chứng sức khỏe:

- Người đang mắc phải một số bệnh lý về dạ dày như viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày và đã từng tiến hành phẫu thuật một phần dạ dày.

- Gia đình có người từng mắc ung thư dạ dày như bố mẹ và anh chị em.

- Người bị thiếu máu, giảm tiểu cầu không rõ nguyên nhân.

- Người bệnh thường xuyên dùng thuốc giảm đau kháng viêm không steroid.

Nên đi khám ngay khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thườngNên đi khám ngay khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường

Các bác sĩ sẽ cân nhắc có cần thiết phải điều trị khi nhiễm khuẩn HP hay không, đồng thời lên phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân cụ thể. Do đó, bạn không nên quá lo lắng.

Lưu ý: Bệnh nhân cần thực hiện uống thuốc theo đúng phác đồ của bác sĩ. Nếu bỏ thuốc giữa chừng sẽ có nguy cơ gia tăng tình trạng kháng thuốc. Cụ thể là khi bỏ thuốc giữa chừng, gây ra tình trạng kháng thuốc và vi khuẩn sẽ phát triển nhanh chóng, đồng thời có thể gây lây nhiễm sang người khác.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc “xét nghiệm Helicobacter pylori dương tính nên làm gì”. Để được tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này hoặc có nhu cầu thăm khám sớm, bạn có thể liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo đường dây nóng 1900 56 56 56.

Khi lựa chọn MEDLATEC bạn sẽ được thăm khám bởi các chuyên gia hàng đầu về tiêu hóa. Các bác sĩ của bệnh viện không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn luôn tận tâm với người bệnh. Bên cạnh đó, MEDLATEC còn được đầu tư về các trang thiết bị máy móc, đặc biệt là hệ thống máy nội soi tiêu hóa, máy chụp CT, máy chụp cộng hưởng từ MRI,...

Trung tâm xét nghiệm của MEDLATEC đạt chuẩn ISO 15189:2012, đồng thời là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam được nhận chứng chỉ CAP của Hội Bệnh học Hoa Kỳ. Do đó, khi thăm khám tại đây, Quý khách hàng có thể an tâm kết quả. Sau khi có kết quả xét nghiệm, các bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa sẽ tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất dành cho bạn.

Từ khóa » Nội Soi Dạ Dày Test Hp Dương Tính