Bác Sĩ Tư Vấn Phác đồ điều Trị Sốt Xuất Huyết Mới Nhất
Có thể bạn quan tâm
1. Đại cương và các giai đoạn tiến triển của sốt xuất huyết
Như chúng ta đã biết, virus Dengue chính là tác nhân dẫn đến bệnh sốt xuất huyết ở người và loại virus này bao gồm 4 chủng: Den-1, Den-2, Den-3 và Den-4. Khi đã từng bị mắc 1 trong 4 chủng trên thì người bệnh vẫn có nguy cơ bị sốt xuất huyết do các chủng còn lại gây nên, lần nhiễm bệnh sau thường có triệu chứng nặng hơn so với lần trước.
Loài côn trùng đóng vai trò trung gian truyền bệnh chủ yếu là muỗi Aedes aegypti. Sốt xuất huyết có thể xảy ra quanh năm nhưng cao điểm nhất là mùa mưa vì đây là thời điểm sinh sản mạnh mẽ của muỗi. Cả trẻ em và người lớn đều có thể bị sốt xuất huyết.
Muỗi chính là vật trung gian truyền virus Dengue sang cơ thể người
Một số biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này nếu không được điều trị kịp thời đó là: rối loạn đông máu, xuất huyết và thoát huyết tương, suy tạng, sốc giảm thể tích tuần hoàn,... thậm chí là tử vong.
Triệu chứng lâm sàng của sốt xuất huyết khá đa dạng, diễn tiến nhanh từ mức độ nhẹ cho tới nặng qua 3 giai đoạn chính: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và cuối cùng là giai đoạn hồi phục. Cụ thể như sau:
Giai đoạn sốt:
-
Người bệnh đột ngột và liên tục bị sốt cao;
-
Buồn nôn, chán ăn, nhức đầu;
-
Đau mỏi cơ thể, nhức 2 hốc mắt;
-
Da xung huyết;
-
Chảy máu chân răng, chảy máu cam;
-
Tiêu chảy.
Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân thường bị sốt cao đột ngột
Giai đoạn nguy hiểm:
-
Biểu hiện sốt đã giảm hoặc hết sốt;
-
Có thể xuất hiện các nốt ban nổi trên da, nhiều nhất ở mặt trong cánh tay, đùi và bụng, mạn sườn, 2 cẳng chân;
-
Có thể xuất hiện tình trạng chảy máu lợi và mũi, tiểu tiện ra máu. Ở phụ nữ kinh nguyệt có thể xuất hiện sớm hoặc kéo dài hơn chu kỳ bình thường;
-
Đi thăm khám có thể phát hiện tràn dịch màng phổi, màng bụng, mô kẽ, gan to, nề mi mắt. Trong trường hợp thoát nhiều huyết tương thì bệnh nhân sẽ bị sốc với các triệu chứng như bứt rứt, vật vã, li bì, da lạnh ẩm, lạnh đầu chi, huyết áp kẹt, mạch nhanh nhỏ, tiểu ít, tụt hoặc không đo được huyết áp;
-
Trường hợp nặng:
-
Xuất huyết nội tạng như não, phổi, hệ tiêu hóa;
-
Suy tạng: viêm não, viêm gan, viêm cơ tim.
Giai đoạn hồi phục:
-
Bệnh nhân cảm thấy khỏe hơn, thèm ăn, bắt đầu tiểu nhiều, huyết động ổn định;
-
Nhịp tim chậm và điện tâm đồ có sự thay đổi;
-
Không nên truyền quá nhiều dịch trong giai đoạn này vì cơ thể đã hết hiện tượng mất nước, nếu truyền quá mức có thể dẫn tới suy tim hoặc phù phổi;
-
Bạch cầu tăng sau khi hạ sốt, số lượng tiểu cầu dần ổn định trở về bình thường.
2. Phác đồ điều trị sốt xuất huyết gồm những gì?
Điều trị triệu chứng:
-
Nếu bệnh nhân sốt cao từ 38,5 độ C trở lên thì cần cởi bỏ bớt quần áo, lau người bằng nước ấm và cho uống thuốc hạ sốt;
-
Thuốc hạ sốt được chỉ định thường là paracetamol với liều dùng từ 10 - 15mg/kg cân nặng/lần. Mỗi lần dùng cách nhau từ 4 - 6 giờ. Tuyệt đối không được uống quá liều và phải tuân theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất cũng như bác sĩ chuyên khoa;
-
Uống nhiều nước, bù điện giải bằng oresol, nước trái cây, nước lọc, súp hoặc cháo loãng;
-
Lưu ý không được sử dụng analgin, aspirin, ibuprofen cho bệnh nhân vì các thuốc có thể gây xuất huyết và toan máu.
Phác đồ điều trị sốt xuất huyết khi bệnh nhân có dấu hiệu cảnh báo:
Nếu xuất hiện các triệu chứng sau, bệnh nhân sẽ được bác sĩ cho truyền dịch:
-
Không uống được nước;
-
Tinh giác lờ đờ;
-
Nôn nhiều;
-
Đau bụng;
-
Mất nước.
Lưu ý là thời gian truyền dịch không vượt quá 24 - 48h. Nếu người bệnh có các biểu hiện trên kèm theo dấu hiệu các chi lạnh ẩm, đau bụng vùng gan, bứt rứt, lừ đừ, vật vã, hiệu áp ≥ 25 mmHg thì có thể điều trị như trường hợp sốc sốt xuất huyết (sẽ được đề cập bên dưới).
Đối với những bệnh nhân có cơ địa đặc biệt như người béo phì, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người mắc các bệnh nền (viêm phổi, tiểu đường, bệnh tim, hen phế quản, bệnh thận, bệnh gan,...), hoặc những người ở xa cơ sở y tế, người sống một mình thì nên cân nhắc cho điều trị tại viện để tiện theo dõi.
Phác đồ điều trị sốt xuất huyết cần dựa trên các giai đoạn tiến triển của bệnh
Điều trị sốc sốt xuất huyết:
-
Thông thường những người bị sốc sốt xuất huyết vẫn còn trong trạng thái tỉnh táo, do đó cần phải theo dõi chặt chẽ huyết áp, thời gian đổ đầy mạch và mao mạch để phát hiện sớm hiện tượng sốc sốt xuất huyết, có phương án xử trí kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm;
-
Bù dịch nhanh;
-
Thở oxy gọng mũi 1 - 6 lít/phút.
Phác đồ điều trị sốt xuất huyết thể não, co giật, rối loạn tri giác:
Những trường hợp bị sốt xuất huyết thể não có dấu hiệu co giật, rối loạn tri giác hoặc dấu hiệu thần kinh khu trú thì có thể được chỉ định điều trị:
-
Cho bệnh nhân thở oxy;
-
Điều chỉnh rối loạn điện giải;
-
Đầu bệnh nhân cần được đặt cao 30 độ;
-
Nếu bị hạ đường huyết: Dextrose 30% (1 - 2 ml/kg), nếu là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi thì Dextrose 10% (2 ml/kg);
-
Nếu bệnh nhân co giật: tiêm mạch Diazepam: 0,2 mg/kg TMC, nếu không tiêm được thì bơm qua đường hậu môn. Sau 10 phút không thấy có hiệu quả thì lặp lại lần 2, dùng tối đa 3 liều. Trong trường hợp thuốc không có tác dụng thì bổ sung Phenobarbital 10-20 mg/kg TTM trong 15 - 30 phút;
-
Đặt nội khí quản thở máy;
-
Đặt hậu môn thuốc hạ nhiệt nếu có sốt: Paracetamol 10-15 mg/kg/lần, 4 lần/ngày;
-
Chỉ định dùng phương pháp chống phù não nếu người bệnh có triệu chứng gia tăng áp lực hộp sọ: Natri clorua 3% liều dùng 4ml/kg/lần, và/hoặc truyền Mannitol 20% liều 0,5 g/kg/lần.
Điều kiện để bệnh nhân xuất viện:
-
Mạch, huyết áp trở lại bình thường;
-
Người bệnh tỉnh táo, hết sốt được 2 ngày;
-
Hồi phục số lượng tiểu cầu > 50.000/mm3;
-
Không bị khó thở hay suy hô hấp do tràn dịch màng phổi hoặc màng bụng.
Trên đây là tóm tắt phác đồ điều trị sốt xuất huyết và mỗi người cần phải lưu ý rằng, hiện tại vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa căn bệnh này, do đó chúng ta phải chủ động phòng chống dịch sốt xuất huyết theo quy định của Bộ Y tế.
Nếu không được kiểm soát và điều trị tốt các triệu chứng thì sốt xuất huyết rất dễ tiến triển thành thể nặng gây nhiều biến chứng nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Trong trường hợp nghi ngờ cơ thể đang có những dấu hiệu của sốt xuất huyết, bạn hãy liên hệ với bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo hotline 1900565656 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Từ khóa » Phác đồ Chống Sốc Sốt Xuất Huyết Trẻ Em
-
[PDF] CẬP NHẬT PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TRẺ EM
-
[PDF] CẬP NHẬT PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE ...
-
QUYẾT ĐỊNH 3705/QĐ-BYT CỦA BỘ Y TẾ BAN HÀNH HƯỚNG ...
-
[PPT] Cập Nhật Phác đồ Sốt Xuất Huyết Và Tay Chân Miệng Trẻ Em
-
[PDF] CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
-
Phác đồ điều Trị Sốt Xuất Huyết Dengue ở Trẻ Em
-
Quyết định 3705/QĐ-BYT 2019 Hướng Dẫn Chẩn đoán điều Trị Sốt ...
-
Các điểm Cần Lưu ý Trong Phác đồ điều Trị Sốt Xuất Huyết Dengue
-
SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
-
Hướng Dẫn - Chẩn đoán, điều Trị Sốt Xuất Huyết Dengue (P2) | BvNTP
-
Chẩn đoán, điều Trị Sốt Xuất Huyết Dengue | BvNTP
-
[PDF] Chẩn đoán, điều Trị Sốt Xuất Huyết Dengue
-
Cẩm Nang điều Trị Sốt Xuất Huyết Dengue - Health Việt Nam