Bác Sỹ Nhi Khoa Chỉ Ra Lầm Tưởng Tai Hại Của Các Mẹ Về Bớt Xanh
Có thể bạn quan tâm
Fanpage Afamily
- Emagazine
- Dr. Blue
- HOUSE N HOME
- Nền Tảng Hạnh Phúc
- Ấn phẩm House n Home
- Mang thai và sinh con
- Nuôi dạy con cái
- Chia sẻ kinh nghiệm
Liệu có phải vết bớt xanh là do em bé nghịch quá nên bị “bà mụ” đánh dấu hay mẹ ăn uống dư sắt trong thời kỳ mang bầu nên em bé bị thừa sắt?
Mẹ thừa sắt hay bà mụ "đánh dấu" mới bị bớt xanh?Sinh ra được một em bé khỏe mạnh là niềm hạnh phúc vô bờ bến của các mẹ. Vì vậy, chỉ cần thấy dấu hiệu bất thường nào trên cơ thể của con là mẹ đều cảm thấy cực kỳ lo lắng. Ví dụ như những vết bớt, chàm màu xanh, tím nhạt hoặc hơi đậm ở trên vùng mông, đùi, hay lưng của bé sơ sinh.Khi đem thắc mắc về vết bớt xanh của con lên mạng đi hỏi, nhiều mẹ lại gật gù nghe theo những lời giải thích cảm tính như đấy là do em bé nghịch quá nên bị “bà mụ” đánh dấu, hay mẹ ăn uống dư sắt trong thời kỳ mang bầu nên em bé không hấp thụ hết được và bị dư ở mông, để sau này “dùng dần” rồi sẽ tự hết…Nhiều trẻ bị bớt ở cả phần lưng và tay.Cũng không ít các mẹ vô tư áp dụng những cách chữa bớt cho con được chia sẻ trên mạng. Thậm chí nhiều mẹ còn truyền tai nhau cách chữa “Dùng tôm vỏ đỏ, chọn những con nhỏ còn tươi sống, mua mang về bóc vỏ chà lên vết bớt đến khi con tôm khô nước. Cứ để vậy đến chiều tắm thì rửa lại và làm thêm lần nữa trước khi ngủ". Có mẹ còn khẳng định rằng mình đã áp dụng cho con và thành công.Tuy nhiên, đó đều là những phương pháp truyền miệng và không hề có căn cứ khoa học. Bớt xanh là loại bớt lành tính nhấtTheo bác sĩ Nhi khoa Trần Thị Huyên Thảo, hiện đang công tác tại TP. Hồ Chí Minh, loại bớt có màu xanh xám hay tím nhạt, hình dáng bất kỳ, thường xuất hiện ngay khi trẻ được sinh ra, hoặc một thời gian ngắn sau sinh được gọi là bớt Mông Cổ. Còn trong y khoa, loạt bớt này được hiểu theo đúng bản chất là sự tăng sinh tế bào hắc tố Melano ở da bẩm sinh.Vết bớt Mông Cổ ở lưng trẻ.Các bớt Mông Cổ thường đa số xuất hiện ở phần cuối cột sống, ở lưng và mông. Tuy nhiên, cũng có thể xuất hiện ở bất kì nơi nào khác trên cơ thể. Người da tối màu như da vàng hoặc da đen thì hay thường có loại bớt này lúc nhỏ. Một em bé có thể mang nhiều bớt xanh xám này, nhìn bằng mắt thường có khi thấy rất lớn và mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, đây là loại bớt lành tính nhất và thường không có liên quan đến bất kì bệnh tật hoặc dị tật bẩm sinh nào. Vì vậy, trẻ có bớt Mông Cổ hoàn toàn không cần điều trị và không bao giờ có biến chứng gì cả.Các bớt này trong vài năm đầu sẽ nhạt dần và khi trẻ đến tuổi trưởng thành, sẽ thường hoàn toàn biến mất. Thế nên các mẹ nên yên tâm khi con sinh ra có vết bớt Mông Cổ trên cơ thể. Đừng vì quá hoang mang mà tin theo những phương pháp chữa trị vô thưởng vô phạt lan truyền trên mạng để rồi có lúc sẽ gây hại cho chính em bé của mình. Chia sẻ Thích0- trẻ sơ sinh
- mẹo chăm con
- Các cách chăm con
- vết bớt
- sai lầm chăm con
Từ khóa » Bớt Xanh ở Mu Bàn Tay
-
Bật Mí Chuyện Chị Em: Vết Bớt Trên Tay Phải Có Tốt Không?
-
Vết Bớt Trên Cơ Thể Khi Nào Cần Chú ý? - Vinmec
-
Sự Thật Về Những Vết Bớt Màu Xanh Trên Cơ Thể Trẻ Sơ Sinh Khiến Mẹ ...
-
Giải Mã Sự Hình Thành Những Vết Bớt Xanh Trên Cơ Thể Trẻ Sơ Sinh
-
Sở Hữu 4 Vết Bớt Này, Bạn Có Số Mệnh Thiên Kim, Giàu Sang, Phúc đức
-
Mẹ Thừa Sắt Bé Mới Bị Bớt Xanh? - Viện Y Học ứng Dụng Việt Nam
-
Vết Bớt Xuất Hiện Khi Trẻ Sinh Ra Có Phải Do Bà Mụ đánh Dấu?
-
Sự Thật Về Các Bớt Màu Xanh Trên Cơ Thể Bé. - FaGoMom
-
Vết Bớt Trên Cơ Thể Có ý Nghĩa Gì Và Tiết Lộ điều Gì Về Người đó?
-
Vết Bớt Trên Cơ Thể Trẻ: Loại Nào Nguy Hiểm Cần Chú ý? Điều Trị Ra Sao?
-
BỚT XANH (Blue Nevus)
-
Vết Bớt Trên Cơ Thể Có Thực Sự An Toàn? Khi Nào Cần Chú ý?
-
Lý Giải Nguyên Nhân Bàn Tay Nổi Gân Xanh Và Cách điều Trị | Medlatec