Bạch đồng Nữ: Cây Hoa Thơm Chữa Bệnh Phụ Nữ
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- 1. Mô tả đặc điểm cây thuốc Bạch đồng nữ
- 2. Nguồn gốc, phân bố của cây
- 3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản
- 4. Thành phần hóa học và tác dụng dược lý của cây Bạch đồng nữ
- 5. Công dụng của Bạch đồng nữ
- 6. Một số bài thuốc từ Bạch đồng nữ
Trong kho tàng thuốc dân gian, Bạch đồng nữ có lẽ là cái tên không mấy quen thuộc với mọi người. Nhưng cái hay của người xưa khi đặt tên cho những vị thuốc, đó là có những vị nghe tên thôi cũng có thể phần nào đoán ra công dụng của nó. “Bạch đồng nữ” có lẽ cũng là cái tên như thế, một vị thuốc chữa bệnh cho phụ nữ. Nhưng cụ thể đó là bệnh gì, và nó còn có những công dụng nào khác, cách dùng ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
1. Mô tả đặc điểm cây thuốc Bạch đồng nữ
Bạch đồng nữ tên khoa học là Clerodendron gragrans thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Nó còn được gọi với những cái tên như cây Mò trắng, Vảy trắng….
Đây là loại cây nhỏ, cao khoảng 1 – 1,5m, nhánh vuông, có lông màu vàng nhạt. Lá mọc đối, gốc tròn hoặc hình tim, lá khá lớn, dài khoảng 10 – 20cm, rộng 7 – 15cm. Mép lá nguyên hoặc có răng cưa nhỏ, trên lá có ít lông cứng, mặt dưới thường có những tuyến nhỏ tròn. Gân lá nổi rõ, gân phụ đan thành lưới dày. Cuống lá có nhiều lông. Lá vò ra có mùi hăng đặc biệt.
Cụm hoa mọc ở ngọn thân, tập trung thành chùy to, hình tháp, có lông vàng hung. Lá bắc dạng lá hình trái xoan – mũi mác, rụng sớm, lá bắc con hình mũi mác. Hoa trắng hoặc ngả vàng, đài có tuyến hình khiên, tràng có lông nhiều, nhị và vòi nhụy thò ra, bầu nhẵn.
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Dược liệu, tải ngay ứng dụng YouMed.
Quả hạch đen, hình cầu, mang đài màu đỏ tồn tại ở trên. Cây ra hoa vào tháng 5 – 8, ra quả tháng 9 – 11.
2. Nguồn gốc, phân bố của cây
Bạch đồng nữ phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á. Ở Việt Nam, cây được thấy rải rác khắp các tỉnh vùng trung du và đồng bằng, cả ở miền Nam lẫn miền Bắc. Bạch đồng nữ thuộc loài cây bụi, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, cây thường mọc lẫn với một số cây nhỏ khác ở quanh làng, ven đường đi và chân đồi. Ngoài ra còn được trồng ở một số địa phương để làm thuốc.
Hiện nay, cây được khai thác nhiều từ nguồn hoang dại hoặc trồng. Trồng bằng hạt hoặc cây con vào mùa xuân, cây không kén đất, chỉ cần đủ ẩm, không úng ngập, có sức chống chịu khá cao, không cần chăm sóc nhiều, chỉ tưới giữ ẩm và làm cỏ khi cần thiết.
3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản
Để làm thuốc người ta sử dụng Rễ và lá của Bạch đồng nữ. Lá có thể thu hái quanh năm, tốt nhất vào lúc cây sắp ra hoa, nên chọn những lá bánh tẻ, không sâu úa. Rễ chọn lấy những cây trưởng thành, đào về rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Bảo quản nguyên rễ hoặc phiến mỏng.
Lưu ý cất dược liệu nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc, mối mọt.
4. Thành phần hóa học và tác dụng dược lý của cây Bạch đồng nữ
4.1. Thành phần hóa học
Theo nghiên cứu, trong nước sắc cây Bạch đồng nữ có chứa nhiều muối Canxi. Ngoài ra còn có Flavonoid, Tanin, Cumarin, Acid nhân thơm, Aldehyd nhân thơm và dẫn chất Amin có nhóm Carbonyl, và có có Ethylcholestan-5, 22, 25, Trien-3b01.
4.2. Tác dụng dược lý của Bạch đồng nữ
Trong một số thí nghiệm tiến hành trên động vật, người ta thấy rằng vị thuốc này có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt. Trên một nửa số động vật thí nghiệm thấy huyết áp giảm xuống đột ngột, trên một nửa số con vật khác, huyết áp xuống từ từ nhưng kéo dài. Ngoài ra nó còn có tác dụng giãn mạch.
Xét về tác dụng giảm đau, một nghiên cứu khác cho thấy vị thuốc này chữa hơn 430 người đạt kết quả 72-1,87%, thời gian uống càng lâu, kết quả càng tốt. Đối với người trên 40 tuổi mắc bệnh, kết quả đạt tới 91,7 %.
5. Công dụng của Bạch đồng nữ
Vị thuốc này có vị hơi đắng, mùi thơm, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ phong thấp, tiêu viêm (theo Dược điển Việt Nam tập II). Trên lâm sàng, nó thường được dùng để chữa một số bệnh:
- Bạch đới ở phụ nữ
- Viêm loét tử cung
- Chữa kinh nguyệt không đều
- Trị mụn nhọt, lở ngứa
- Trị viêm mật vàng da
- Chữa gân xương đau nhức, đau mỏi lưng
- Điều trị tăng huyết áp
6. Một số bài thuốc từ Bạch đồng nữ
6.1. Bài thuốc chữa kinh nguyệt không đều
Lá Bạch đồng nữ 16g, Ích mẫu 40g, Hương phụ chế 15g, Đậu đen 10g, Nghệ vàng 2g, Ngải cứu 2g. Sắc đặc, ngày uống một thang.
6.2. Bài thuốc chữa bạch đới, khí hư ở phụ nữ từ Bạch đồng nữ
Lá Bạch đồng nữ 20gr, Ngải cứu, Trần bì, Ích mẫu, Hương phụ, mỗi thứ 10gr. Sắc nước uống trong ngày. Uống khoảng 2 – 3 tuần sau chu kì kinh nguyệt.
6.3. Bài thuốc trị thấp khớp, triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau ở khớp
Rễ Bạch đồng nữ 80gr, Dây gắm 120gr, Tầm xuân 8gr, Đơn tướng quân 8g, Đơn mặt trời 8g, Đơn răng cưa 8g, Cà gai leo 8g, Cành dâu 8g. Sắc, chia 2 lần uống.
6.4. Bài thuốc chữa vàng da, vàng niêm mạc mắt, tiểu ra sắc tố mật
Lấy 10gr Rễ Bạch đồng nữ đun sôi với 400ml nước còn 200ml, chia uống 2 lần trong ngày.
>> Xem thêm: Vàng da ở người lớn : Tình trạng và những nguyên nhân thường gặp.
Trong dân gian vốn đa dạng vị thuốc, có rất nhiều vị dễ trồng dễ sử dụng như Bạch đồng nữ. Nhưng quan trọng nhất ở người bệnh là xác định đúng bệnh cảnh của mình. Điều này cần có sự thăm khám, tham khảo ý kiến từ những thầy thuốc, để khi sử dụng thuốc đúng người đúng bệnh, không gây ra những hậu quả không mong muốn. Rất mong nhận được những phản hồi cũng như sự đồng hành của các bạn ở những bài viết kế tiếp. YouMed luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!
Từ khóa » Cây Lẹo Trắng Chữa Bệnh Gì
-
Công Dụng, Cách Dùng Bạch đồng Nữ
-
Cây Bạch đồng Nữ: Đặc điểm, Công Dụng Và Cách Dùng Trị Bệnh
-
Bạch đồng Nữ: Cây Thuốc Quý Giúp điều Kinh, Trị Bạch đới
-
Cây Lẹo Trắng (Bạch đồng Nữ)
-
Cây Bạch Đồng Nữ Cùng 10 Tác Dụng Chữa Bệnh Tuyệt Vời
-
Bài Thuốc Từ Cây Bạch đồng Nữ (cây Mò Trắng)
-
BẠCH ĐỒNG NỮ- HÌNH ẢNH,TÁC DỤNG, VỊ THUỐC NAM, ĐÔNG ...
-
Cây Mò Hoa Trắng - Bạch đồng Nữ điều Trị Bạch đới, Khí Hư
-
Cây Bạch đồng Nữ Với 22 Bài Thuốc Quý Khiến Chị Em Phụ Nữ Không ...
-
Bạch đồng Nữ - Từ điển Bệnh Học
-
Bạch đồng Nữ Chữa Bệnh Phụ Khoa - Báo Nông Nghiệp Việt Nam
-
Mụt Lẹo Và Bài Thuốc Nam Trị Bệnh - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Mò đỏ, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Mò đỏ