BẠCH ĐỒNG NỮ- HÌNH ẢNH,TÁC DỤNG, VỊ THUỐC NAM, ĐÔNG ...

                   BẠCH ĐỒNG NỮ

HÌNH ẢNH, TÁC DỤNG, VỊ THUỐC NAM, ĐÔNG Y, BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA BỆNH, THUỐC BẮC

Tên khoa học: Clerodendrum petasites (Lour.) Moore. Họ: Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).

Tên khác: Vậy trắng, Bấn trắng, Mò trắng, Lẹo trắng.

Cách trồng: Cây này mọc hoang ở khắp nơi, nên thu hái từ thiên nhiên .

Bộ phận dùng và cách bào chế: Dùng hoa. Hái hoa lúc mới nở là tốt nhất. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô.

Tác dụng và liều dùng: Có tác dụng chữa các bệnh phụ nữ như khí hư, bạch đới. Liều dùng:10-20g.

Các bài thuốc ứng dụng:

Bài 1:Chữa chứng khí hư ra nhiều, có mùi hôi ở phụ nữ:

Hoa bạch đồng nữ 20g, Hoa xích đồng nam 20g, Hương phụ 10g, Ý dĩ (sao) 20g, Rễ cỏ tranh 20g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Chữa khí hư bạch đới kèm đau tức hông sườn, người gầy, ăn ngủ kém, nước tiểu đỏ, lượng ít:

Bạch đồng nữ( thái mỏng sao vàng) 20g, Đan bì 10g, Chi tử 10g, Hương phụ( chế) 12g, Huyết đằng 20g, Ích mẫu 16g, Hà thủ ô( chế) 16g, Chó đẻ răng cưa 20g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống liên tục từ 3-5 ngày.

Bài 3: Thuốc làm rụng nhanh các tổ chức hoại tử ở vết bỏng:

Cành, lá, hoa tươi Bạch đồng nữ 1 kg đun với 10 lít nước trong 30 phút, sau đó lọc lấy nước nhỏ giọt liên tục hoặc ngâm vết thương ngày 2 lần, mỗi lần 1 giờ.

Từ khóa » Cây Lẹo Trắng