Bạch đồng Nữ Trị Bạch đới, Rối Loạn Kinh Nguyệt
Có thể bạn quan tâm
Bạch đồng nữ còn gọi mò hoa trắng, mò trắng, bấn trắng… Tên khoa học: họ Cỏ roi ngựa: Verbenaceae. Loài Clerodendrum có hoa màu đỏ: Clerodendrum squamatum Vahl, gọi là xích đồng nam; hình thái rất giống bạch đồng nữ nhưng có hoa màu đỏ, quả màu lam đen. Loài Clerodendrum paniculatum L, gọi là ngọc nữ đỏ hay mò mâm xôi; rất giống cây xích đồng nam nhưng lá chia 3 - 7 thuỳ, thường là 5 thuỳ. Các cây này có cùng công dụng nhưng ít được sử dụng hơn loài hoa trắng, mọc hoang ở nhiều nơi, ở vùng núi lẫn đồng bằng. Bộ phận dùng: lá; có thể dùng rễ, rửa sạch, thái nhỏ, phơi hay sấy khô.
Bạch đồng nữ có chứa flavonoid, tanin, cumarrin, acid nhân thơm, aldehyd nhân thơm và dẫn chất amin có nhóm carbonyl. Theo Đông y, rễ bạch đồng nữ có vị ngọt nhạt, tính mát, vào hai kinh: tâm và tỳ. Tác dụng thanh nhiệt tiêu viêm, khu phong trừ thấp, điều hoà thể dịch. Ngoài ra, còn có tác dụng hạ huyết áp nhưng kết quả chậm; sau 4 - 5 tuần tác dụng thấy rõ rệt; tác dụng giảm đau thấy rõ sau 1 - 2 tuần: người dễ chịu, các chứng đau đầu, hoa mắt và mất ngủ hết dần; làm long đờm dãi, làm mát máu và cầm máu. Bạch đồng nữ dùng chữa bệnh bạch đới, viêm loét tử cung, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt lở ngứa, viêm mật vàng da, sốt, gân xương đau nhức, đau mỏi lưng và tăng huyết áp.
Bạch đồng nữ trị bạch đới, rối loạn kinh nguyệt.
Liều dùng và cách dùng: 12-30g ở dạng thuốc sắc.
Một số công dụng trị bệnh của bạch đồng nữ:
Thuốc điều kinh:
Bài 1: bạch đồng nữ 16g, ích mẫu 40g, hương phụ tứ chế 15g, đậu đen 10g, nghệ vàng 2g, ngải cứu 2g. Sắc uống, ngày uống 1 thang.
Bài 2: Cao hương ngải (hay HA1): bạch đồng nữ 2g, ngải cứu 2g, ích mẫu 2g, hương phụ 2g. Sắc 3 lần, cô nước sắc đến 20ml, cho đường đủ ngọt, đóng ống 10ml, hàn kính và hấp tiệt trùng (đun sôi và giữ sôi trong 1 giờ). Ngày uống 3-6 ống, thời gian uống: 3 tháng. Thuốc chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng khi thấy kinh, khó sinh nở và khí hư bạch đới. Đơn thuốc này cũng chữa cao huyết áp, ngày 2-3 ống. Có thể sử dụng đơn thuốc này với mỗi vị dược liệu từ 4-6g để sắc uống trong ngày.
Làm rụng các hoại tử của vết bỏng:
Cành, lá bạch đồng nữ tươi 1kg, sắc với 10l nước, đun sôi 30 phút, lọc lấy nước. Nhỏ giọt liên tục lên vết thương hoặc ngâm vết thương ngày 2 lần, mỗi lần 1 giờ.
Trị thấp khớp (sưng, nóng, đỏ, đau): bạch đồng nữ 80g, dây gắm 12g, tầm xuân 8g, đơn tướng quân 8g, đơn răng cưa 8g, đơn mặt trời 8g, cà gai leo 8g, tang chi 8g. Sắc uống.
Trị vàng da và niêm mạc: rễ bạch đồng nữ hoặc xích đông nam 80 - 100g. Sắc uống.
Trong y học dân gian Nepan dùng nước ép lá, ngọn non hoặc rễ tươi để trị giun sán, mỗi ngày uống 4 thìa cà phê, uống liền trong 4 ngày hoặc ngày uống 2 thìa nước ép lá, uống đến khi ra giun. Y học dân gian Ấn Độ có bào chế thuốc nhão từ lá bạch đồng nữ và chồi lá ổi để trị đau dạ dày đầy hơi. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 thìa cà phê, uống cho đến khi khỏi.
Từ khóa » Cây Bạch đồng Nữ Hoa Trắng
-
Cây Bạch đồng Nữ Có Tác Dụng Gì? - Vinmec
-
Bạch đồng Nữ: Cây Hoa Thơm Chữa Bệnh Phụ Nữ
-
Cây Bạch đồng Nữ: Đặc điểm, Công Dụng Và Cách Dùng Trị Bệnh
-
Bài Thuốc Từ Cây Bạch đồng Nữ (cây Mò Trắng)
-
Vị Thuốc Bạch đồng Nữ | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Bạch đồng Nữ Chữa Bệnh Phụ Nữ - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Bạch đồng Nữ: Tính Vị, Công Dụng Và Các Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ Cây
-
Bạch Đồng Nữ: Các Bài Thuốc Chữa Bệnh Hay Và Cách Dùng
-
NTO - Cây Bạch đồng Nữ Chữa Bệnh Phụ Nữ - Báo Ninh Thuận
-
Bạch đồng Nữ - Từ điển Bệnh Học
-
Bạch đồng Nữ - Dieutri.Vn
-
Cây Bạch Đồng Nữ Cùng 10 Tác Dụng Chữa Bệnh Tuyệt Vời
-
5 Công Dụng Của Cây Bạch đồng Nữ