Bạch Hoa Xà - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
Có thể bạn quan tâm
Bạch hoa xà Còn gọi là bạch tuyết hoa, cây chiến (Bắc Lệ, Lạng Sơn), cây đuôi công, pít phì khao (Luang Prabang), xitraca (Ấn Độ).
Tên khoa học Plumbago zeylanica L. (Thela alba Lour).
Thuộc họ Đuôi công Plumbaginaceae.
Mô tả cây
Bạch hoa xà là một loài cỏ sống dai, cao 0,30 - 0,60m, có thân rễ, thân có đốt và nhẵn. Lá mọc so le, hình trứng đầu nhọn, phía cuống hơi như ôm vào thân, mép nguyên, không có lông, nhưng mặt dưới hơi trắng nhạt. Hoa màu trắng, mọc thành bông ở đầu cành hay kẽ lá, đài hoa có lông dài, nhớt. Tràng đài gấp 2 lần đài. Mùa hoa gần như quanh năm nhưng nhiều nhất vào các tháng 5 - 6.
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mọc hoang ở khắp nơi ở Việt Nam: Nam, Bắc, miền núi, miền đồng bằng đều có. Còn thấy ở Ấn Độ, Malaixia, Nam Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia, châu Phi.
Thường người ta dùng rễ tươi, để lâu kém tác dụng. Rễ đào về có đường kính 2 - 5cm, khi khô có màu đỏ nhạt, mép ngoài sẫm, có những rãnh dọc, phần trong màu nâu, vị hắc và buồn nôn, tính chất ăn da và làm phồng da. Có nơi dùng cả lá tươi để làm thuốc.
Công dụng và liều dùng
Cây bạch hoa xà mới chỉ thấy được dùng trong phạm vi nhân dân làm thuốc chữa những bệnh ngoài da, những vết loét, vết thương. Thường dùng rễ hay lá giã nhỏ với cơm cho thành một thứ bột nhão, đắp lên những nơi sưng đau. Có nơi sắc rễ lấy nước bôi ghẻ, lá bạch hoa xà giã nát đắp lên đầu chốc lở đã rửa sạch hễ thấy nóng thì bỏ ra. Do nhựa của cây bạch hoa xà làm chậm sự thành sẹo cho nên một số dân châu Phi đã dùng nhựa cây này bôi lên các hình vẽ trên người bằng dao cạo để cho hình nổi lên nó có tác dụng tăng sinh trưởng những tổ chức đã bị rạch.
Tại một số nước châu Phi, người ta dùng bột rễ cây này trộn với chất nhầy của một số loại dâm bụt (Hibiscus esculentus) có nơi gọi là cây mướp tây (có trồng ở Việt Nam lấy quả ăn được) để đắp lên các vết hủi, sau đó người ta đắp lên đó một loại lá khô của một cây có nhựa chưa xác định được tên khoa học, nhưng dân Nigiêria (châu Phi) đã gọi tên là cây Niêcca.
Rễ bạch hoa xà
Tại Ấn Độ và Nhật Bản, người ta dùng rễ cây này làm thuốc sẩy thai: Cho uống bột rễ cây này hay tán một ít bột cho vào khoang tử cung, thai sẽ tự ra do bị kích thích, nhưng hay gây ra viêm tử cung có khi dẫn đến tử vong.
Cần chú ý
Ở nước ta còn một cây nữa mang tên cây đuôi công hay xích hoa xà (Plumbago rosea L - Plumbago coccinea Boiss, hay Thela coccinea Lour) cùng họ. Cây nhỏ, có thân cứng, trên có rãnh dọc, nhẵn. Lá hình mác, hơi tù ở đầu, phía dưới ôm vào thân, dài 10cm, rộng 4cm hay hơn. Hoa màu đỏ mọc thành bông dài ở đầu cành, trên có khi phân nhánh, ống tràng dài gấp 4 lần ống dài. Cũng mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta, nhân dân sử dụng cũng như cây bạch hoa xà.
Tại Ấn Độ, người ta dùng bột rễ cây này trộn với dầu để thoa bóp những nơi bị tê thấp và tê liệt. Còn dùng chữa ung thư, hủi và một số bệnh ngoài da khác (Revue botanique appliquee et Agriculture coloniale).
Tại Bắc Lệ, người ta dùng chữa đau gân, đau xương, làm ra thai. Thường dùng lá, nếu đau xương đào lấy rễ để dùng.
Lá xào ăn được, ăn nhiều thì tẩy. Nấu canh với dấm hay chanh. Uống độ một bát canh, sau một giờ thì đi ngoài, người không mệt; nếu muốn thôi đi ngoài, vò lá với nước lạnh uống 1/2 chén. Uống lạnh.
Từ khóa » Cây Thuốc Xà Beng
-
Cây Xà Sàng | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Xà Cầy, Xà Beng Nhổ đinh đủ Kích Cỡ 18 24 30 36" L0041 CMART ...
-
Cây Thuốc Xà Beng Có Dân Lau Sinh Hổ Dưới Cần
-
Công Dụng Của Cây Bạch Hoa Xà - Vinmec
-
Xà Sàng Tử Có Tác Dụng Gì? - Vinmec
-
Xà Sàng: Cây Thuốc Chữa Bệnh “khó Nói” ở Nam Và Nữ
-
Cây Xà Ben - VnExpress Đời Sống
-
Cây Xạ đen: Tác Dụng, Bài Thuốc Và Những Lưu ý Khi Sử ... - Hello Bacsi
-
Cây Xạ đen: Công Dụng Và Những Lưu ý Khi Sử Dụng để đạt Hiệu Quả
-
Xạ đen Tốt đến đâu?
-
Cây Xà Sàng
-
Khám Chữa Bệnh Phổ Biến Kiến Thức Y Khoa
-
Kết Hợp Cây An Xoa Và Cây Xạ Đen Trong Điều Trị Bệnh Gan