Bạch Phàn: Phèn Chua Và Công Dụng Của Nó - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Mô tả và bào chế
- Thành phần hoá học
- Tác dụng dược lý
- Công dụng và cách dùng
- Phương thuốc kinh nghiệm
Bạch phàn hay còn gọi là Minh bạch phàn, Phàn thạch, Minh phàn, tên thường gọi là Phèn chua. Từ lâu trong Y học cổ truyền đã sử dụng Bạch phàn với công dụng giải độc, sát trùng, làm dịu các chứng ngứa. Thực hư công dụng và cách dùng của Phèn chua hay Bạch phàn như thế nào, xin mời bạn đọc theo dõi trong bài viết sau.
Mô tả và bào chế
Phèn chua có tên khoa học là Alumen hay Sulfat Alumino Potassicus, công thức hoá học là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O, là một loại muối kép của sulfat Nhôm và Kali.
Điều chế Phèn chua
Có nhiều cách để điều chế Phèn chua.
- Người ta nung đá minh phàn (Alunite) sau đó hòa tan trong nước nóng, lọc và kết tinh.
- Nung đất sét cho tác dụng với axit sunfuric, trộn với dung dịch kali sunfat rồi kết tinh.
Theo Lý Thời Trân: Không nấu thì gọi là Sinh phàn, nấu khô cho hết nước gọi là Khô phàn. Nếu uống phải chế cho đúng cách.
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Dược liệu, tải ngay ứng dụng YouMed.
Bào chế Phèn chua
Phương pháp ngày xưa
Cho Phèn chua vào nồi đất nung đỏ rực cả trong lẫn ngoài, lấy ra đậy kín lại, cho vào trong tàng ong lộ thiên mà đốt. Cứ 10 lạng phèn thì 6 lạng tàng ong, đốt cháy hết để nguội lấy ra tán bột. Gói giấy lại, đào đất sâu 5 tấc, chôn 1 đêm rồi lấy ra dùng.
Phương pháp ngày nay
Dùng 1 chảo gang có thể tích chứa được gấp 5 lần thể tích muốn phi, để tránh phèn trào ra. Cho vào chảo đốt nóng đến khi chảy, nhiệt độ có tới 800 – 900°C. Phèn bồng trào lên, cho đến khi nào không thấy bồng trào lên nữa thì rút lửa để nguội. Lấy ra cạo bỏ cái đen hoặc vàng bám bên ngoài, chỉ lấy thứ trắng. Tán mịn.
Phèn phi tan ít và chậm tan trong nước.
Mô tả vị thuốc
Phèn chua có tinh thể to nhỏ không đều, không màu hay hơi vàng, trong hay hơi đục rất dễ vỡ vụn. Mùi không rõ, vị hơi ngọt chua và chát, tan trong nước, trong glyxerin, không tan trong cồn.
Xem thêm: Mù u: những công dụng thần kỳ mà bạn chưa biết.
Thành phần hoá học
Trong y học cổ truyền, Phèn chua là một trong số ít những dược liệu là muối khoáng. Nó có công thức hoá học là K2SO4.Al2(SO4)3, 4Al(OH)3.
Tác dụng dược lý
Một nghiên cứu năm 2011 được đăng trên Tạp chí của Đại học Khoa học và Công nghệ Huazhong cho thấy Phèn chua in vitro có tác dụng chống HSV-2 bằng phương pháp kháng nhân đôi virus, tiêu diệt trực tiếp virus và hấp phụ virus.
Thuốc đạn Phèn chua có nồng độ khác nhau có thể làm giảm hoặc ức chế hoàn toàn nhiễm HSV-2 ở chuột lang. Người ta đã kết luận rằng Phèn chua có tác dụng chống HSV-2 in vitro thông qua nhiều cách tiếp cận. Nó có thể ngăn chặn sự lây nhiễm HSV-2 âm đạo in vivo ở chuột bạch trong một mức độ nào đó.
Ngoài ra, chưa tìm thấy nghiên cứu nào khác về tác dụng của Phèn chua.
Công dụng và cách dùng
Công dụng
Theo tài liệu cổ, Phèn chua có vị chua, lạnh, không độc, có tác dụng giải độc, sát trùng, làm hết ngứa. Dùng làm thuốc cầm máu, chủ yếu dùng chữa có nhiệt trong xương tủy, thịt mọc trong mũi, chế luyện thành thuốc chữa đau răng, đau mắt, lỵ. Còn dùng Phèn chua làm thuốc cầm máu, chữa ho ra máu, các loại xuất huyết.
Cách dùng
Uống: Ngày uống 0,3 – 1 g Khô phàn. Có thể uống tới 2 – 4 g.
Dùng ngoài thì không kể liều lượng.
Phương thuốc kinh nghiệm
Chữa viêm dạ dày và ruột cấp tính
Lấy Phèn chua 100 g, rang lên cho hết nước để có phèn phi hay Khô phàn. Tán nhỏ. Ngày dùng 0,5 – 1 g chia làm nhiều lần, uống chữa viêm dạ dày và ruột cấp tính. Ngoài ra còn chữa nôn mửa, đi tả, lỵ mãn tính (kinh nghiệm dân gian).
Chữa rắn cắn
Lấy Phèn chua, Cam thảo, hai vị bằng nhau tán nhỏ, ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần uống 3 – 6 g, chữa rắn rết cắn, cấm khẩu, mắt quầng thâm.
Chữa khí hư bạch đới
Xà sàng tử, Khô phàn, hai vị bằng nhau, tán nhỏ làm thành viên hay sắc nước dùng rửa âm hộ, chữa khí hư.
Tóm lại, Phèn chua hay Bạch phàn có công dụng giải độc, sát trùng, làm hết ngứa. Tuy nhiên, nếu muốn dùng vị thuốc này, bạn phải bào chế kỹ mới có thể uống được. Những thông tin trên đây đều chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu muốn sử dụng vị thuốc này, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.
Từ khóa » Tác Dụng Của Phèn Phi
-
Phèn Chua - Thuốc Hay Chữa Bệnh Hiểm Nghèo
-
6 Công Dụng Chữa Bệnh Của Phèn Chua - Tin Tổng Hợp
-
Tác Dụng Của Phèn Phi - Công Ty Hóa Chất Hanimex
-
10 Công Dụng Của Phèn Chua Đối Với Sức Khỏe Và Cách Dùng
-
Phèn Phi
-
Phèn Chua - Từ Chế Biến Thực Phẩm đến Các Bài Thuốc Chữa Bệnh ...
-
Phèn Chua - Tính Chất, Công Dụng, Cách điều Chế & Lưu ý Khi Sử Dụng
-
Bạch Phàn, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Bạch Phàn
-
Công Dụng, Cách Dùng Phèn Chua - Tra Cứu Dược Liệu
-
Phèn Chua Là Gì? Có ăn được Không? Tác Dụng, Tác Hại Của Phèn ...
-
Phèn Chua Là Gì? Tác Dụng Của Phèn Chua Khiến Bạn Bất Ngờ
-
Phèn Chua Phi Là Gì
-
Tìm Hiểu Phèn Chua Là Gì? Tác Dụng Của Phèn Chua đối Với Sức ...
-
Phèn Chua Là Gì? Các Tác Dụng Tuyệt Vời Của Phèn Chua.