Bài 07: Các Toán Tử Thường Dùng Trong Python

Trong bài này Tui sẽ trình bày các toán tử thường dùng trong Python.

Mỗi một ngôn ngữ lập trình đều có tập các toán tử thường dùng và đa phần chúng khá giống nhau. Những bạn nào đã học C++, java, C# thì qua Python cũng tương tự. Trong Python còn bổ sung thêm nhiều toán tử khá hữu ích khác nữa, dưới này Tui liệt kê 4 loại toán tử cơ bản thường dùng nhất trong Python (các loại khác bạn có thể xem thêm tại: https://docs.python.org/3/library/stdtypes.html):

  1. Toán tử số học cơ bản
  2. Toán tử gán
  3. Toán tử So sánh
  4. Toán tử Logic
  5. Độ ưu tiên toán tử

Bây giờ ta đi chi tiết vào từng loại toán tử:

1. Toán tử số học cơ bản:

Toán tử Mô tả Ví dụ
 +  Cộng  12 + 4.9 => kết quả  16.9
 –  Trừ  3.98 – 4 => kết quả  -0.02
 *  Nhân  2 * 3.4 => kết quả 6.8
 /  Chia  9 / 2 => kết quả 4.5
 // Chia lấy phần nguyên  9 // 2 => kết quả 4
 %  Chia lấy phần dư  9%2 =>kết quả 1
 **  Lũy thừa  3**4=>kết quả 81

2. Toán tử gán:

Toán tử Mô tả Ví dụ Tương đương với
 =  Phép gán giá trị bên phải cho biến bên trái dấu bằng  x=5
 +=  Cộng và gán x=2

x+=5

==>x=7

 x=x+5
 -=  Trừ và gán x=2

x-=5

==>x=-3

 x=x-5
 *=  Nhân và gán x=2

x*=5

==>x=10

 x=x*5
 /=  Chia và gán x=7

x/=5

==>x=1.4

 x=x/5
 //=  Chia và gán (lấy nguyên) x=7

x//=5

==>x=1

 x=x//5
%=  Chia lấy dư  x=7

x%=5

==>x=2

x=x%5
  **= Lấy lũy thừa và gán  x=2x**=3

==>x là 2 mũ 3 =8

  x=x**3

3. Toán tử So sánh:

Toán tử Mô tả Ví dụ
== So sánh bằng 5 == 5 => kết quả True
!= So sánh không bằng 5 != 5  => kết quả False
< So sánh nhỏ hơn 5 < 5  => kết quả False
<= So sánh nhỏ hơn hoặc bằgg 5 <= 5 => kết quả True
> So sánh lớn hơn 5 > 5.5 => kết quả False
>= So sánh lớn hơn hoặc bằng 113>= 5 => kết quả True
is Trả về true nếu các biến ở hai bên toán tử cùng trỏ tới một đối tượng(hoặc cùng giá trị), nếu không là false x=5

y=5 print(x is y) =>kết quả là True
is not Trả về false nếu các biến ở hai bên toán tử cùng trỏ tới một đối tượng(hoặc cùng giá trị), nếu không là true x=5

y=5 print(x is not y) =>kết quả là False

4. Toán tử Logic:

Toán tử Mô tả Ví dụ
 and Toán tử Và: Nếu cả hai điều kiện là True thì kết quả sẽ là True  x=2016

print(x%4==0 and x%100!=0) =>True
 or Toán tử Hoặc: Chỉ cần một điều kiện True thì nó True, tất cả điều kiện False thì nó False x=2016 print((x%4==0 and x%100!=0) or x%400==0) =>True
 not Toán tử Phủ định. Thông thường nó được dùng để đảo ngược trạng thái logic của toán hạng  x=4

if (not x>=5): print("Ngắm gà khỏa thân và nải chuối") else: print("Đậu")

5. Độ ưu tiên toán tử:

Python có ràng buộc thứ tự ưu tiên của các toán tử. Tuy nhiên tốt nhất là các bạn hay điều khiển nó bằng cách dùng cặp ngoặc tròn ( ) để nó rõ nghĩa hơn. Bảng dưới đây để tham khảo độ ưu tiên từ cao xuống thấp (tuy nhiên có thể quên nó đi mà hãy dùng ngoặc tròn () để chỉ định rõ).

Thứ tự ưu tiên Toán tử Miêu tả
1 ** Toán tử mũ
2 * / % // Phép nhân, chia, lấy phần dư và phép chia lấy phần nguyên
3 + – Toán tử Cộng, Trừ
4 <= < > >= Các toán tử so sánh
5 <> == != Các toán tử so sánh
6 = %= /= //= -= += *= **= Các toán tử gán
7 is , is not Các toán tử so sánh
8 not, or, and Các toán tử Logic

Như vậy tới đây Tui đã hướng dẫn xong các toán tử thường dùng nhất trong Python, các bạn chú ý học kỹ và hiểu được nó thông qua các ví dụ. Bạn bạn cũng nên tham khảo trực tiếp từ https://docs.python.org/3/library/stdtypes.html để hiểu thêm nhiều kiến thức khác liên quan tới các toán tử trong Python.

Các bạn có thể tải source code bài này ở đây: Link tải source code

Chúc các bạn thành công!

Chia sẻ lên:

  • Tweet
  • Print
Like Loading...

Related

Từ khóa » Toán Tử Gán Trong Python được Thể Hiện Bằng Toán Tử Nào Chọn đáp án đúng Nhất = = = =