Bài 1,2,3 ,4,5 Trang 6,7 Toán Lớp 8 Tập 2: Mở đầu Về Phương Trình
Có thể bạn quan tâm
Bài 1 Chương 3 Phần Đại Số: Giải bài 1,2,3 trang 6; bài 4,5 trang 7 SGK Toán 8 tập 2 – Mở đầu về phương trình
– Một phương trình với ẩn x là hệ thức có dạng A(x) = B(x), trong đó A(x) gọi là vế trái, B(x) gọi là vế phải.
– Nghiệm của phương trình là giá trị của ẩn x thoả mãn (hay nghiệm đúng) phương trình.
Chú ý:
a) Hệ thức x = m (với m là một số nào đó) cũng là một phương trình. Phương trình này chỉ rõ rằng m là nghiệm duy nhất của nó.
b) Một phương trình có thể có một nghiệm, hai nghiệm, ba nghiệm,…nhưng cũng có thể không có nghiệm nào hoặc có vô số nghiệm. Phương trình không có nghiệm nào được gọi là phương trình vô nghiệm.
I. Giải phương trình
– Giải phương trình là tìm tất cả các nghiệm của phương trình.
– Tìm tập hợp tất cả các nghiệm của một phương trình được gọi là tập nghiệm của phương trình đó. Tập hợp các nghiệm của phương trình kí hiệu là S.
II. Phương trình tương đương
Hai phương trình tương đương nếu chúng có cùng một tập hợp nghiệm.
Kí hiệu <=> đọc là tương đương
Giải bài Mở đầu về phương trình trang 6,7 Toán 8 tập 2
Bài 1. Với mỗi phương trình sau, hãy xét xem x = -1 có là nghiệm của nó không?
a) 4x – 1 = 3x – 2; b) x + 1 = 2(x – 3); c) 2(x + 1) + 3 = 2 – x?
a) a) 4x – 1 = 3x – 2
Vế trái: 4x – 1 = 4(-1) – 1 = -5
Advertisements (Quảng cáo)
Vế phải: 3x – 2 = 3(-1) -2 = -5
Vì vế trái bằng vế phải nên x = -1 là nghiệm của phương trình.
b) VT: x + 1 = -1 + 1 = 0
VP: 2(x – 3) = 2(-1 – 3) = -8
Vì VT ≠ VP nên x = -1 không là nghiệm của phương trình.
c) VT: 2(x + 1) + 3 = 2(-1 + 1) + 3 = 3
VP: 2 – x = 2 – (-1) = 3
Vì VT =VP nên x = -1 là nghiệm của phương trình.
Bài 2 trang 6. Trong các giá trị t = -1, t = 0 và t = 1, giá trị nào là nghiệm của phương trình.
(t + 2)2 = 3t + 4
Advertisements (Quảng cáo)
Lời giải: * Với t = -1
VT = (t + 2)2 = (-1 + 2)2 = 1
VP = 3t + 4 = 3(-1) + 4 = 1
=> VT = VP nên t = -1 là nghiệm
* Với t = 0
VT = (t + 2)2 = (0 + 2)2 = 4
VP = 3t + 4 = 3.0 + 4 = 4
=> VT = VP nên t = 0 là nghiệm.
* Với t = 1
VT = (t + 2)2 = (1 + 2)2 = 9
VP = 3t + 4 = 3.1 + 4 = 7
=> VT ≠ VP nên t = 1 không là nghiệm của phương trình.
Bài 3. Xét phương trình x + 1 = 1 + x. Ta thấy mọi số đều là nghiệm của nó. Người ta còn nói: Phương trình này nghiệm đúng với mọi x. Hãy cho biết tập nghiệm của phương trình đó.
Vì phương trình x + 1 = 1 + x nghiệm đúng với mọi x ε R. Vậy tập hợp nghiệm của phương trình trên là: S = {x ε R}
Bài 4 trang 7. Nối mỗi phương trình sau với các nghiệm của nó:
Đáp án: (a) ——> (2)
(b) ——> (3)
(c) ——-> (-1) (3)
Bài 5. Hai phương trình x = 0 và x(x – 1) = 0 có tương đương không? Vì sao?
Phương trình x = 0 có tập nghiệm S1 = {0}.
Xét phương trình x(x – 1) = 0. Vì một tích bằng 0 khi mọt trong hai thừa số bằng 0 tức là: x = 0 hoặc x = 1
Vậy phương trình x(x – 1) = 0 có tập nghiệm S2 = {0;1}
Vì S1 # S2 nên hai phương trình không tương đương.
Từ khóa » Các Bài Toán Số Học Lớp 8
-
Toán Lớp 8 | Giải Bài Tập SGK Toán 8 Tập 1, Tập 2 Hay Nhất
-
Các Dạng Bài Tập Toán Lớp 8
-
Giải Toán 8, Giải Bài Tập Toán Lớp 8 Sgk đầy đủ đại Số Và Hình Học
-
Môn Toán 8 - Tìm đáp án, Giải Bài Tập, để Học Tốt
-
Toán Học Lớp 8 - Bài 1 - Nhân đơn Thức Với đa Thức - YouTube
-
Toán Lớp 8 - Luyện Thi 123
-
Tổng Hợp Các Dạng Toán Và Phương Pháp Giải Toán 8 Ôn ập Toán 8
-
Hướng Dẫn Giải Chi Tiết Bài Tập SGK Toán Lớp 8
-
16 Chuyên đề Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Toán Lớp 8
-
Chương Trình Toán Lớp 8
-
Bài Tập 12,3,4,5,6 Trang 5, 6 SGK Toán Lớp 8 Tập 1: Nhân đơn Thức ...
-
Bài 6: Giải Bài Toán Bằng Cách Lập Phương Trình
-
Mục Lục Toán Lớp 8: Giải Bài Tập SGK Đại Số & Hình Học Online
-
Tài Liệu Toán Lớp 8 - HOCMAI