Bài 1, 2, 3, 4 Trang 136 (Phép Chia Phân Số) SGK Toán 4 - Tìm đáp án

Bài 1

Viết phân số đảo ngược của mỗi phân số sau:

            \(\dfrac{2}{3} ;\quad \dfrac{4}{7};\quad\dfrac{3}{5};\quad\dfrac{9}{4};\quad\dfrac{10}{7}\).

Phương pháp giải:

Phân số đảo ngược của phân số \(\dfrac{a}{b}\) là phân số \(\dfrac{b}{a}\).

Lời giải chi tiết:

Phân số đảo ngược của các phân số : \(\dfrac{2}{3} ;\quad \dfrac{4}{7};\quad\dfrac{3}{5};\quad\dfrac{9}{4};\quad\dfrac{10}{7}\) lần lượt là: \(\dfrac{3}{2} ;\quad\dfrac{7}{4};\quad\dfrac{5}{3};\quad\dfrac{4}{9};\quad\dfrac{7}{10}\).

Bài 2

Tính:

a) \(\dfrac{3}{7} : \dfrac{5}{8}\)                      b) \(\dfrac{8}{7} : \dfrac{3}{4}\)                      c) \(\dfrac{1}{3} : \dfrac{1}{2}\)

Phương pháp giải:

 Để thực hiện phép chia hai phân số, ta làm như sau: Lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.

Lời giải chi tiết:

a) \(\dfrac{3}{7} : \dfrac{5}{8} =\dfrac{3}{7} \times \dfrac{8}{5} = \dfrac{24}{35}\) 

b) \(\dfrac{8}{7} : \dfrac{3}{4}=\dfrac{8}{7} \times \dfrac{4}{3} = \dfrac{32}{21}\)   

c) \(\dfrac{1}{3} : \dfrac{1}{2}=\dfrac{1}{3} \times \dfrac{2}{1} = \dfrac{2}{3}\)

Bài 3

Tính:

a) \(\dfrac{2}{3} \times \dfrac{5}{7}\)                    \(\dfrac{10}{21} : \dfrac{5}{7}\)                     \(\dfrac{10}{21} : \dfrac{2}{3}\)

b) \(\dfrac{1}{5} \times \dfrac{1}{3}\)                     \(\dfrac{1}{15} : \dfrac{1}{5}\)                    \(\dfrac{1}{15} : \dfrac{1}{3}\)

Phương pháp giải:

- Muốn nhân hai phân số ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.

- Muốn chia hai phân số ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.

Lời giải chi tiết:

a) 

+) \(\dfrac{2}{3} \times \dfrac{5}{7}=\dfrac{2 \times 5}{3 \times 7}  = \dfrac{10}{21}\)  

+) \(\dfrac{10}{21} : \dfrac{5}{7}=\dfrac{10}{21} \times \dfrac{7}{5} = \dfrac{10\times 7}{21 \times 5}\)\(=  \dfrac{5 \times 2 \times 7}{7 \times 3 \times 5}= \dfrac{2}{3}\)                                 

+) \(\dfrac{10}{21} : \dfrac{2}{3}=\dfrac{10}{21} \times \dfrac{3}{2} = \dfrac{10\times 3}{21 \times 2}\)\(=  \dfrac{5 \times 2 \times 3}{7 \times 3 \times 2}= \dfrac{5}{7}\)

b) 

+) \(\dfrac{1}{5} \times \dfrac{1}{3} = \dfrac{1 \times 1}{5 \times 3}= \dfrac{1}{15}\)

+) \(\dfrac{1}{15} : \dfrac{1}{5}=\dfrac{1}{15} \times \dfrac{5}{1} = \dfrac{5}{15}=\dfrac{1}{3}\)

+) \(\dfrac{1}{15} : \dfrac{1}{3}=\dfrac{1}{15} \times \dfrac{3}{1} = \dfrac{3}{15}=\dfrac{1}{5}\)

Bài 4

Một hình chữ nhật có diện tích \(\dfrac{2}{3}m^2\), chiều rộng \(\dfrac{3}{4}m\). Tính chiều dài của hình đó.

Phương pháp giải:

Để tính chiều dài của hình chữ nhật ta lấy diện tích chia cho chiều rộng.

Lời giải chi tiết:

Chiều dài của hình chữ nhật đó là:

\(\dfrac{2}{3}: \dfrac{3}{4}= \dfrac{8}{9}\;(m)\)

                 Đáp số: \(\dfrac{8}{9}m\).

Từ khóa » Toán Trang 135 136 Lớp 4