Bài 1: Cài đặt Xcode Và IOS SDK - It-star Club

Để phát triển ứng dụng trên iOS, lập trình viên phải phát triển trên môi trường iOS SDK kết hợp với  XCode. Chú ý: các bản cài đặt phải phù hợp với hệ điều hành Mac OS trên máy tính của bạn.

  1. Đăng ký tài khoản Apple developer: – Bước 1: Tạo Apple ID. – Bước 2: Tạo Apple developer. – Bước 3: Đăng ký tham gia chương trình phát triển của Apple để đưa                                    ứng dụng lên App Store tại đây.
  2. XCode là gì? Là một IDE được Apple phát triển, giúp cho lập trình viên có thể thiết kế giao diện, viết các mã điều khiển, biên dịch và chạy ứng dụng trên Simulator (một máy ảo chạy iOS) hoặc trên các máy thật như iPhone, iPad, iPod, Apple Watch. XCode cũng giúp bạn thiết giao diện người dùng một cách đơn giản – kéo thả, và đó cũng chính là thế mạnh của hệ điều hành bằng cách sử dụng các đối tượng được cung cấp thông qua UIkit Framework. Trong bài này, mình sẽ hướng dẫn các bạn tải về và cài đặt Xcode và iOS SDK trên Mac OS X. Các thông số kỹ thuật: + Hệ điều hành: Mac OS X Yosemite Version mới nhất. + XCode: Version 7.3.1 hoặc mới nhất.
  • Hiện nay, hệ điều hành Mac OS X Yosemite được cung cấp miễn phí, mình khuyên các bạn nên tải về và sử dụng, việc này hỗ trợ tốt hơn cho bạn tong quá trình lập trình. Ngoài ra có một điều quan trọng đó là, nếu như máy tính của bạn sử dụng vi xử lý nào khác mà không phải là Intel thì bạn sẽ không thể lập trình cho hệ điều hành iOS được. Bạn có thể kiểm tra bằng cách bấm vào hình trái táo cắn dở ở góc trái, bên trên màn hình sau đó chọn About This Mac. Ngay lập tức, một cửa sổ hiện lên bao gồm các thông tin liên quan đến phần cứng máy Mac của bạn bao gồm thông số về vi xử lý, RAM, ổ cứng, … như hình bên dưới.

Sau khi đã xác định được vi xử lý là Intel thì bạn tiến hành đăng ký một tài khoản Apple để có thể  sử dụng ứng dụng AppStore. Tiếp theo, bạn tìm kiếm và tải ứng dụng có tên “Xcode” về, quá trình tải về và cài đặt đều hoàn toàn tự động.

Hoàn tất quá trình cài đặt, bạn sẽ thấy biểu tượng của Xcode xuất hiện trong Launchpad và trên Dock. Mở ứng dụng Xcode lên, một cửa sổ xuất hiện và đây là cửa sổ chào mừng bạn đến với lập trình iOS bằng Xcode!

3. iOS SDK: Để có thể xây dựng và phát triển ứng dụng trên iOS thì bắt buộc trên máy tính của bạn phải cài đặt iOS SDK. Vậy, iOS SDK là gì? Là một bộ phát triển phần mềm chứa đầy đủ các thư viện cần thiết cho việc lập trình ứng dụng trên hệ điều hành iOS. Vậy làm sao để cài đặt iOS SDK? Để cài đặt iOS SDK thì yêu cầu hệ thống cần có: + Trang bị hệ thống máy tính chip Intel hệ điều hành Mac OS mới nhất. + Download iOS SDK mới nhất. Vào menu Xcode chọn Preferences… (hoặc ấn ⌘ + ,): iOSSDK1Chọn tab Download chọn tiếp Components để download về: iOSSDK2.jpg

4. Tổng quan về XCode:

Bạn mở Xcode lên và chọn “Create a new Xcode project”, sau đó một cửa sổ mới hiện ra, bạn chọn “Single View Application” để Xcode tạo cho bạn một dự án mới với giao diện người dùng đơn.

Chú ý:

  • Phía bên trái là danh sách các nền tảng cho bạn lựa chọn.
  • Khi lựa chọn vào một nền tảng bất kỳ thì phía trên bên phải, các mẫu có sẵn được hiện lên, các mẫu này đã được thiết kế sẵn giúp bạn không mất công thiết kế nếu như mẫu đó phù hợp với mục đích mà ứng dụng thể hiện.

Các thông số ở cửa sổ tiếp theo mà bạn cần phải quan tâm:

  • Product Name: Tên ứng dụng.
  • Organization Name: tên cơ quan, tổ chức hoặc tên lập trình viên.
  • Organization Identifier: tên định danh của cơ quan, tổ chức hoặc của lập trình viên.
  • Language: ngôn ngữ lập trình mà bạn sẽ sử dụng trong quá trình lập trình ứng dụng. Ở tài liệu này, mình sử dụng ngôn ngữ Swift.
  • Devices: thiết bị mà bạn sẽ lập trình để ứng dụng chạy trên nó. Ở đây bao gồm iPhone, iPad và Universal.

Sau khi dự án được tạo và lưu thành công, cửa sổ chính của Xcode được hiện lên:

Bên trái bao gồm danh sách các tập tin có trong project: Các tập tin có phần mở rộng là .swift là các tập tin dùng để viết mã điều khiển đối tượng, triển khai thuậ toán. Tập tin có phần mở rộng là .storyboard giúp cho lập trình viên có môi trường thiết kế giao diện người dùng. Ngoài ra còn có các tập tin .framework là các thư viện được sử dụng trong ứng dụng và các tập tin .plist chứa các thông tin cơ bản và thông tin mở rộng của ứng dụng.

Phía trên là một thanh công cụ hiển thị các tuỳ chọn hữu ích cho lập trình viên trong quá trình lập trình như biên dịch và chạy ứng dụng, tuỳ chỉnh về thông tin ứng dụng, điều chỉnh khung nhìn trong quá trình lập trình.

Phía bên phải là một danh sách các tuỳ chọn về thuộc tính của đối tượng, thêm, xoá, chỉnh sửa các đối tượng trong thiết kế.

Share this:

  • Twitter
  • Facebook
Like Loading...

Related

Từ khóa » Cài đặt Xcode Trên Mac