Bài 1. Cộng đồng Các Dân Tộc Việt Nam (Địa Lý 9)
Có thể bạn quan tâm
I. Các dân tộc ở Việt Nam – Trên lãnh thổ nước ta hiện nay có 54 dân tộc khác nhau cùng sinh sống gắn bó. Mỗi dân tộc có những nét văn hoá riêng tạo nên sự đa dạng trong bản sắc văn hoá Việt Nam. – Dân tộc Kinh chiếm 86.2% dân số, là dân tộc có tỉ lệ đông nhất. Các dân tộc khác chỉ chiếm 13.8% – Đây là dân tộc có nhiều kinh nghiệm trong việc thâm canh lúa nước, các ngành nghề thủ công, lực lượng đông đảo nhất trong nền kinh tế. – Các dân tộc ít người có số dân và trình độ phát triển kinh tế – xã hội khác nhau. – Người Việt định cư ở nước ngoài, là những người Việt Nam nhưng dù ở xa quê hương họ vẫn yêu tổ quốc, hướng về tổ quốc, đóng góp vào công cuộc xây dựng tổ quốc.
II. Phân bố các dân tộc 1. Dân tộc Kinh – Vùng đồng bằng Sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, duyên hải Trung Bộ, các khu vực khác…. – Các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ…. – Sống theo đơn vị làng, xóm, thôn…. 2. Các dân tộc ít người – Các dân tộc ít người chiếm 13,8% dân số, phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du. Đây là vùng thượng nguồn của các dòng sông, có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên và có vị trí quan trọng về an ninh quốc gia. – Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú đan xen của trên 30 dân tộc. Ở vùng thấp, người Tày, Nùng sống tập trung đông ở tả ngạn sông Hồng; người Thái, Mường phân bố từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả. Người Dao sinh sống chủ yếu ở các sườn núi từ 700 – 1000 m. Trên các vùng núi cao là địa bàn cư trú của người Mông. – Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên có trên 20 dân tộc ít người. Các dân tộc ở đây cư trú thành cừng khá rõ rệt, người Ê – đê ở Đắk Lắk, người Gia – rai ở Kon Tum và Gia Lai, người Cơ – Bo chủ yếu ở Lâm Đồng,… – Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có các dân tộc Chăm, Khơ – me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt. – Người Hoa tập trung chủ yếu ở các đô thị, nhất là ở Thành Phố Hồ Chí Minh. – Hiện nay, phân bố dân tộc đã có nhiều thay đổi. Một số dân tộc ít người từ miền núi phía bắc đến cư trú ở Tây Nguyên. Nhờ cuộc vận động định canh, định cư gắn với xóa đói giảm nghèo mà tình trạng du canh, du cư của một số dân tộc vùng cao đã được hạn chế, đời sống các dân tộc được nâng lên, môi trường được cải thiện.
TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN
? (trang 4 SGK Địa lý 9) Hãy kể tên một số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết. + Hàng thổ cẩm của các dân tộc Mông, Thái, Dao,… (Tây Bắc). + Hàng tơ lụa của dân tộc Chăm (An Giang). + Đồ gốm của dân tộc Chăm (Ninh Thuận). + Cồng , chiêng của các dân tộc Ba – na, Ê – đê, Gia – rai (Tây Nguyên).
? (trang 5 SGK Địa lý 9) Dựa vào vốn hiểu biết, hãy cho biết dân tộc Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở đâu. Vùng đồng bằng Sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, duyên hải Trung Bộ, các khu vực khác….
? (trang 5 SGK Địa lý 9) Dựa vào vốn hiểu biết, hãy cho biết các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đâu. – Các dân tộc ít người chiếm 13,8% dân số, phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du. – Đây là vùng thượng nguồn của các dòng sông, có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên và có vị trí quan trọng về an ninh quốc gia.
? (trang 6 SGK Địa lý 9) Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Những nét văn hóa riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào? Cho ví dụ. + Nước ta có 54 dân tộc. + Bản sắc văn hóa của các dân tộc được thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, tập quán, phương thức sản xuất…
+ Ví dụ: – Trang phục dân tộc dân tộc của người Mông, người Thái khác với trang phục dân tộc của người Kinh, người Khơ – me. – Ngày Tết cổ truyền của dân tộc diễn ra vảo những thời điểm khác nhau, với những nghi thức khác nhau: – Lễ Tết lớn nhất của người Kinh, người Hoa là Tết Nguyên Đán bắt đầu từ mùng một tháng giêng theo Âm lịch – Lễ Tết lớn nhất của người Khơ – me là Lễ mừng năm mới Chol Chnăm Thmáy diễn ra vào tháng 4 Dương lịch. – Lễ Tết cơm mới của người Ê Đê (Đắk Lắk) diễn ra vào tháng 10 Dương lịch.
? (trang 6 SGK Địa lý 9) Trình bày tình hình phân bố của các dân tộc ở nước ta. + Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du hơn 30 dân tộc – Ở vùng thấp: người Tây, Nùng tập trung nhiều ở tả ngạn sông Hồng. Người Thái, Mường phân bố từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Mã. – Người Dao sống chủ yếu trên các sườn núi từ độ cao 700 đến 1000 m. – Người Mông sống trên các vùng núi cao. * Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên có trên 20 dân tộc, cư trú thành vùng khá rõ rệt – Người Ê – đê ở Đắk Lắk – Người Gia – rai ở Kon Tum và Gia Lại – Người Mông, Cơ – ho ở Lâm Đồng… * Duyên hải cực nam Trung Bộ có người Chăm (Ninh Thuận, Bình Thuận) * Nam Bộ có người Khơ – me, người Chăm * Người Hoa sống chủ yếu ở các đô thị, nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh + Hiện nay, công cuộc đổi mới kinh tế – xã hội, những chính sách mới đã làm cho bức tranh phân bố các dân tộc trên lãnh thổ nước ta có nhiều thay đổi.
? (trang 6 SGK Địa lý 9) Dựa vào bảng thống kê dưới đây (trang 6 SGK Địa lý 9), hãy cho biết: Em thuộc dân tộc nào? Dân tộc em đứng thứ mấy về số dân trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam? Địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc em? Hãy kể một số nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc em.
Bảng 1.1. SỐ DÂN PHÂN THEO THÀNH PHẦN DÂN TỘC (sắp xếp theo số dân) Ở VIỆT NAM NĂM 1999
(Đơn vị: nghìn người)
Từ khóa » Kể Tên Một Số Dân Tộc ở Việt Nam
-
Các Dân Tộc Tại Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Danh Mục Các Dân Tộc Việt Nam - Wikipedia
-
Cộng đồng 54 Dân Tộc Việt Nam
-
Các Dân Tộc Việt Nam - Tổng Cục Thống Kê
-
Kể Tên Một Số Dân Tộc Thiểu Số ở Nước Ta Mà Em Biết.
-
Hãy Kể Tên Một Số Dân Tộc Thiểu Số ở Nước Ta
-
Kể Tên Một Số Dân Tộc Thiểu Số ở Nước Ta Mà Em Biết. | Tech12h
-
Kể Tên Một Số Dân Tộc Thiểu Số ở Nước Ta Mà Em Biết. - Hanoi1000
-
[PPT] Một Số Dân Tộc Thiểu Số ở Nước Ta.
-
Hãy Kể Tên Một Số Dân Tộc ít Người ở Nước Ta.
-
Dân Tộc Thiểu Số ở Việt Nam | Open Development Vietnam
-
Hãy Kể Tên Một Số Dân Tộc Thiểu Số ở Nước Ta - BAIVIET.COM
-
Các Dân Tộc Thiểu Số Tỉnh Thanh Hóa Trang Thông Tin điện Tử Ban ...
-
Trả Lời Câu Hỏi Mục 1 Trang 84 SGK Địa Lí 5