Bài 1. Cung Và Góc Lượng Giác - SureTEST
I. Khái niệm cung và góc lượng giác
1. Đường tròn định hướng và cung lượng giác
Đường tròn định hướng là một đường tròn trên đó ta đã chọn một chiều chuyển động gọi là chiều dương, chiều ngược lại là chiều âm.
Ta quy ước chọn chiều ngược với chiều quay của kim đồng hồ làm chiều dương.
* Chú ý
Trên một đường tròn định hướng, lấy hai điểm A và B thì:
Kí hiệu $\mathop {AB}\limits^ \curvearrowright $ chỉ một cung lượng giác điểm đầu A, điểm cuối B.
2. Góc lượng giác
Trên một đường tròn định hướng, cho một cung lượng giác $\mathop {CD}\limits^ \curvearrowright $. Một điểm M chuyển động trên đường tròn từ C đến D tạo nên cung lượng giác $\mathop {CD}\limits^ \curvearrowright $ nói trên. Khi đó tia OM quay xung quanh gốc O từ vị trí OC tới vị trí OD. Ta nói tia OM tạo ra một góc lượng giác, có tia đầu là OC, tia cuối là OD. Kí hiệu góc lượng giác đó là (OC, OD).
3. Đường tròn lượng giác
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy vẽ đường tròn định hướng tâm O bán kính R = 1.
Đường tròn này cắt hai trục tọa độ tại bốn điểm $A\left( {1;0} \right),A'\left( { - 1;0} \right),B\left( {0;1} \right),B'\left( {0; - 1} \right)$. Ta lấy $A\left( {1;0} \right)$ làm điểm gốc của đường tròn đó.
Đường tròn xác định như trên được gọi là đường tròn lượng giác (gốc A).
II. Số đo của cung và góc lượng giác
1. Độ và rađian
a) Đơn vị rađian
Trên đường tròn tùy ý, cung có độ dài bằng bán kinh được gọi là cung có số đo 1 rad.
b) Quan hệ giữa độ và rađian
${1^0} = \frac{\pi }{{180}}rad$ và $1rad = {\left( {\frac{{180}}{\pi }} \right)^0}$
* Bảng chuyển đổi thông dụng
c) Độ dài của một cung tròn
Cung có số đo $\alpha $ rad của đường tròn đường kính R có độ dài
$l = R\alpha $
2. Số đo của một cung lượng giác
Số đo của một cung lượng giác $\mathop {AM}\limits^ \curvearrowright \left( {A \ne M} \right)$ là một số thực, âm hay dương.
Kí hiệu của số đo của cung $\mathop {AM}\limits^ \curvearrowright $ là sđ $\mathop {AM}\limits^ \curvearrowright $.
sđ $\mathop {AM}\limits^ \curvearrowright = \alpha + k2\pi ,k \in Z$
sđ $\mathop {AM}\limits^ \curvearrowright = {a^0} + k{360^0},k \in Z$
3. Số đo của một góc lượng giác
Số đo của góc lượng giác (OA, OC) là số đo của cung lượng giác $\mathop {AC}\limits^ \curvearrowright $ tương ứng.
4. Biểu diễn cung lượng giác trên đường tròn lượng giác
Để biểu diễn cung lượng giác có số đo $\alpha $ trên đường tròn lượng giác, ta chọn điểm A (1; 0) làm điểm đầu của cung vì vậy chỉ cần xác định điểm cuối M trên đường tròn lượng giác sao cho cung $\mathop {AM}\limits^ \curvearrowright $ có sđ $\mathop {AM}\limits^ \curvearrowright = \alpha $.
Từ khóa » Trục Tan Trên đường Tròn Lượng Giác
-
Đường Tròn Lượng Giác - Tỷ Mỷ Làm Toán. Độc Lập Suy Nghĩ.
-
Đường Tròn Lượng Giác - Một Số Kết Quả Cần Nhớ
-
Vòng Tròn Lượng Giác Cơ Bản Và Hướng Dẫn Sử Dụng Chi Tiết
-
[ Đường Tròn Lượng Giác ] Những Thông Tin Và Một Số Lưu ý Khi Dùng
-
Giá Trị Lượng Giác Của Góc (cung) Lượng Giác - Baitap123
-
Đường Tròn Lượng Giác Lớp 11-Những Kiến Thức Cơ Bản Không Thể ...
-
Vòng Tròn Lượng Giác
-
Phương Pháp Đường Tròn Lượng Giác Vật Lý 12 - Kiến Guru
-
Đường Tròn Lượng Giác Là Gì?
-
Cách Dùng Vòng Tròn Lượng Giác Giải Bài Toán Thời Gian
-
Khái Niệm Về Vòng Tròn Lượng Giác Là Gì? - Legoland
-
Top 14 Cách Xác định Tan Trên đường Tròn Lượng Giác - MarvelVietnam
-
Vòng Tròn Lượng Giác Vật Lý 12, Vòng Tròn Lượng Giác