Bài 1: Cuộc đời Thánh Phaolô – Phần 1 |

Nhóm Giáo chức Công Giáo 180- Nguyễn Đình Chiễu- Q.3 TpHCM- Việt Nam nhomgiaochuc@gmail.com

-------------------------------------------------

PHIẾU ĐĂNG KÝ HỌC GIÁO LÝ TỪ XA

Tên thánh, Họ tên :

Ngày sinh :

Địa chỉ nhà :

Điện thoại :

Email :

Thuộc Giáo xứ :

Nghề nghiệp:

(Nếu là sinh viên ghi rõ ngành học, năm thứ mấy đại học)

Địa chỉ nơi làm việc hoặc học tập:

Xin đăng ký học giáo lý từ xa cours số :

………….. ngày ……tháng…..năm ……

Ký tên

Ghi chú: Bạn điền đầy đủ chi tiết vào phiếu đăng ký để giúp chúng tôi dễ dàng đồng hành với bạn. Gửi bài làm trên khổ giấy A4 về địa chỉ mail của Nhóm Giáo chức. Chúc bạn thành công.

Bài số 1 – Cours 4

CUỘC ĐỜI CỦA THÁNH PHAOLÔ (PHẦN I)

Hai bài học đầu tiên nhằm trả lời câu hỏi : « Thánh Phaolô là ai ? » Đây là một công việc không đơn giản như ta nghĩ. Tư liệu dùng để trả lời cho câu hỏi này gồm chính bút tích của Thánh Phaolô và sách Công vụ các tông đồ do Thánh Luca viết. Để làm được việc này, ta cần hiểu về một dân Do Thái sống tản mác khắp nơi, về các trường đào tạo kinh sư ở Giê-ru-sa-lem và một vài cột mốc trong lịch sử.

I. CĂN CƯỚC CỦA THÁNH PHAOLÔ

Không ai biết chính xác ngày sinh của Thánh Phaolô. Chỉ ước tính khoảng năm thứ 5.

Thánh Phaolô nguyên quán ở Tác-xô miền Ki-li-ki-a (hiện nay là miền nam Thổ Nhĩ Kỳ). « Tôi đây là người Do Thái, quê ở Tác-xô miền Ki-li-ki-a, công dân của một thành không phải là không có tiếng tăm » (Cv 21,39). Thành Tác-xô là một thành năng động với một hải cảng đầy hoa. Thành nổi tiếng về sản xuất sợi, vải thô làm bằng lông dê để làm lều du mục.

Thánh Phaolô sinh ra trong một gia đình Do thái, khá giả, cha là thợ dệt. Ngài cũng là công dân Rôma từ lúc mới sinh, nhận đặc quyền từ hoàng đế Xê-da hay Auguste ban cho công dân miền Tác-xô. Thánh Phaolô đã sử dụng đặc quyền này nhiều lần khi bị cầm tù, khi ra trước tòa án .. . « Chúng tôi là những công dân Rôma, không có án gì cả, mà họ đã đánh đòn chúng tôi trước công chúng, rồi tống ngục .. . » (Cv 16,37).

Thánh Phaolô là người Do thái sống xa quê hương. Tình cảnh này làm cho thánh nhân trở thành người của hội đuờng vì hội đường là trung tâm của đời sống đạo và xã hội của cộng đồng người Do thái lưu lạc. Thánh Phaolô theo học với Thầy Ga-ma-li-ên ở Giêrusalem. «Tôi là người Do thái, sinh ở Tác-xô miền Ki-li-ki-a, nhưng tôi được nuôi dưỡng tại thành này, dưới chân ông Ga-ma-li-ên. Tôi đã được giáo dục để giữ luật cha ông một cách nghiêm ngặt. Tôi cũng đã nhiệt thành phục vụ Thiên Chúa như tất cả các ông hiện nay.» (Cv 22,3)

Thánh Phaolô tự liệt kê : « Tôi chịu cắt bì ngày thứ tám, thuộc dòng dõi Ít-ra-en, họ Ben-gia-min, là người Híp-ri, giữ luật thì đúng như một người Pha-ri-sêu, nhiệt thành đến mức nguợc đãi Hội Thánh, còn sống công chính theo lề luật, thì chẳng có ai trách được tôi » (Pl 3,5-6)

II. TRÊN ĐUỜNG ĐI ĐA-MÁT

Phaolô, được Ga-ma-li-ên đào tạo, là một người Pharisêu bị đánh bại. Đới với ông, Kitô giáo xuất hiện như một sự khước từ lý tưởng tuân giữ nghiêm ngặt lề luật và như một mối đe dọa sự trong sạch của đạo Do Thái. Đó là lý do tại sao Phaolô bách hại kitô hữu.

Trong sách Công vụ, chúng ta tìm thấy các hoạt động của Saolô (Phaolô) : «Các nhân chứng để áo dưới chân một thanh niên tên là Saolô. Họ ném đá ông Têphanô đang khi ông này cầu xin rằng : « Lạy Chúa Giêsu, xin nhận lấy hồn con ». Phần ông Saolô, ông tán thành việc giết ông Têphanô … Còn ông Salô thì cứ phá hoại Hội Thánh : Ông đến từng nhà, lôi cả đàn ông lẫn đàn bà đi tống ngục. » (Cv 7,58)

Trên đuờng đi bắt đạo ở Đa-mát, Saolô đã sống một kinh nghiệm tuyệt vời làm thay đổi đời ông : « Một luồng ánh sáng từ trời bao phủ lấy ông và một giọng nói : « Saolô, Saolô sao ngươi bắt bớ Ta ? »(Cv 9,4). Kể từ giây phút ấy, ông trở nên người biện hộ cho đức tin Kitô giáo mà trước đây ông bắt bớ. Sách Công vụ đặt việc trở lại đạo này sau cái chết tử đạo của Têphanô một chút. Saolô lưu lại Đamát vài ngày tại nhà ông Kha-na-ni-a, rồi chịu phép Rửa. Sau đó ông đi sang xứ Ả-Rập vì lý do gì không rõ và ở lại đó hai hay ba năm. (Gl 1,15-17)

Ông trở lại Đamát công bố trong các hội đường rằng Đức Giêsu là Con Thiên Chúa. Những ai nghe ông nói đều ngạc nhiên. Một làn sóng chống lại ông : Tổng trấn vua Aretas muốn bắt ông nhưng Saolô chui trong một cái giỏ trượt theo tuờng thành mà trốn thoát vào ban đêm.

Ông đi Giêrusalem chia sẻ niềm vui trở lại đạo của ông với các anh em và để làm quen với ông Kê-pha (Phêrô) khoảng năm 36,37 (Gl 1,18). Kế đó ông trở về Tác-xô. Nơi đây 11 năm sau đó ông Bác-na-bê đến tìm giúp ông trong công việc của Hội thánh An-ti-ô-khi-a ở Si-ri (Cv 11,25-26)

III. PHAOLÔ NHÀ TRUYỀN GIÁO CỦA CHÚA KITÔ

Cộng đoàn An-ti-ô-khi-a do Chúa Thánh Linh thúc đẩy đã quyết định tách riêng hai ông Bác-na-bê và Saolô để các ông đi truyền giáo. Kể từ chuyến đi truyền giáo đầu tiên này mà Saolô được gọi theo tên Rôma của mình là Phaolô.(Cv 13,1-12)

Không đi vào chi tiết của bản văn, chúng ta chú ý đến ba chuyến đi truyền giáo và một chuyến đi bị bắt giam.

Phaolô ra đi với Bácnabê. Họ đến đảo Sýp, Pam-phi-li-a và Ly-cao-ni-a (Cv 13-14). Họ thành lập các cộng đoàn kitô hữu ở đó. Trên đuờng trở về Antiôkhia họ cũng bị những kitô hữu mới (người Do Thái tin theo Đức Giêsu Kitô) đến từ Giuđê trách móc về việc không buộc cắt bì cho người ngoại chịu phép Rửa.

Cộng đoàn Antiôkhia quyết định gửi Phaolô và Bácnabê đến với các tông đồ ở Giêrusalem để điều chỉnh sự khác biệt này (Cv 15,1-34). Đại hội này được gọi là Công đồng tông đồ đầu tiên năm 49. Các quyết định của công đồng được ghi lại trong sắc lệnh tông đồ mà Phaolô và Bác-na-bê, được Giu-đa và Si-la đồng tình, thông báo cho cộng đoàn như sau : « Thánh Thần và chúng tôi đã quyết định không đặt lên vai anh em một gánh nặng nào khác ngoài những điều cần thiết này : là kiêng ăn đồ cúng cho ngẫu tượng, kiêng ăn tiết, ăn thịt loài vật không cắt tiết, và tránh gian dâm. Anh em tránh những điều đó là tốt rồi. Chúc anh em an mạnh » (Cv 15,28-29)

CÂU HỎI BÀI SỐ 1

Để tiếp xúc sơ khởi với các thư của Thánh Phaolô, chúng tôi đề nghị xem « địa chỉ » của từng bức thư và từ đó rút ra vài hằng số. Các « địa chỉ » đó cấu thành một chất thần học thực sự cô đọng. Phải học hỏi các địa chỉ đó thật cẩn thận.

  1. Từ bài tự giới thiệu chính mình của Thánh Phaolô, đâu là những yếu tố của sứ vụ của thánh nhân xuất hiện ngay từ những dòng đầu tiên của các thư ?
  2. Thánh nhân nói về Đức Kitô và Thiên Chúa như thế nào ?
  3. Thánh nhân chỉ rõ những người mà Ngài muốn gửi tới như thế nào ? Điều gì đánh động bạn ?
  4. Những lời cầu chúc thánh nhân muốn gửi tới người nhận là gì ? Các lời chúc này có ý nghĩa gì ?
  5. Bạn thấy có sự tiến triển nào trong những « địa chỉ » sau đây :

1 Tx 1,1 ; 1Cr 1,1-9 ; Pl 1,1-2 (3-11) ; Gl 1,1-5 ; Rm 1,1-15

Từ khóa » Cuộc đời Phaolô