Bài 1: Điều Kiện Cần Và đủ để Mạch Vi điều Khiển 8051 Hoạt động

   Khi các bạn thiết kế mạch vi điều khiển không sử dụng bộ nhớ ngoài để chứa chương trình (code) thực thi, các bạn cần nối chân (EA/VPP) này lên nguồn dương (5V). Đây là chân chọn bộ nhớ lưu giữ chương trình thực thi của vi điều khiển. Khi các bạn nối lên +5V là các bạn đã chọn thực thi chương trình từ bộ nhớ flash bên trong VĐK. Do vậy các bạn cần chú ý tới chân này khi thiết kế mạch ứng dụng VĐK 8051.

4. Trở treo cho PORT P0.

   Đối với VĐK 8051, khi các bạn sử dụng chân của port P0 để điều khiển thì các bạn phải sử dụng trở treo cho các chân port P0. Thường sử dụng trở băng 10k cho 8 chân của port P0.

5. Đưa ra các chân mạch nạp.

  Đây không phải là điều kiện để mạch hoạt động, nhưng mình đưa thêm lưu ý này vào đây, để khi thiết kế mạch, các bạn vẽ thêm các chân mạch nạp để trong quá trình test code sẽ nạp trực tiếp onboard (chỉ dùng được với dòng 89S có hỗ trợ chuẩn nạp ISP) sẽ tiện lợi hơn rất nhiều là khi các bạn cứ phải tháo chip ra vào, dễ làm gãy chân chip.   Trên đây là một số lưu ý cho các bạn khi mới bắt đầu làm việc với dòng VĐK 8051. Đặc biệt là các bạn sinh viên khi lấy mạch được chia sẻ trên mạng có mô phỏng bằng proteus. Các bạn lưu ý là trong proteus không có 2 chân nguồn 20, 40 đưa ra ngoài (nó đã được ngầm hiểu đã nối nguồn), không cần mạch dao động hay reset vẫn mô phỏng được. Do đó khi các bạn lấy mạch mô phỏng về muốn làm chạy thì các bạn phải thêm đầy đủ các mạch mình đã nói ở trên. Mình gặp nhiều trường hợp sinh viên nhờ kiểm tra sao mạch làm đúng trên mạng mà vẫn không chạy? Mình kiểm tra thấy chân 20, 40 bỏ trống. Hỏi ra mới biết các bạn thấy mạch mô phỏng không có nên không vẽ .

Chúc các bạn thành công!

Từ khóa » Sơ đồ Chân Của Vi điều Khiển 8051