Bài 1 - Gen, Mã Di Truyền Và Quá Trình đôi Của ADN

  • Giới thiệu
  • Hệ thống bài học
    • Bài 1 - Gen, mã di truyền và quá trình đôi của ADN
    • Bài 2 - Phiên mã, dịch mã
    • Bài 3 - Điều hòa hoạt động gen
    • Bài 4 - Đột biến gen
    • Bài 5 - Nhiễm sắc thể
    • Bài 6 - Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
    • Bài 7 - Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
  • Củng cố, luyện tập
    • Bài 1 - Gen, mã di truyền và quá trình đôi của ADN>
      • Phương pháp bài 1
      • Câu hỏi - bài tập 1
      • Trắc nghiệm bài 1
    • Bài 2 - Phiên mã, dịch mã>
      • Phương pháp bài 2
      • Câu hỏi - bài tập 2
      • Trắc nghiệm bài 2
    • Bài 3 - Điều hòa hoạt động gen>
      • Phương pháp bài 3
      • Câu hỏi - bài tập 3
      • Trắc nghiệm bài 3
    • Bài 4 - Đột biến gen>
      • Phương pháp bài 4
      • Câu hỏi - bài tập 4
      • Trắc nghiệm bài 4
    • Bài 5 - Nhiễm sắc thể>
      • Phương pháp bài 5
      • Câu hỏi - bài tập 5
      • Trắc nghiệm bài 5
    • Bài 6 - Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể>
      • Phương pháp bài 6
      • Câu hỏi - bài tập 6
      • Trắc nghiệm bài 6
    • Bài 7 - Đột biến số lượng nhiễm sắc thể>
      • Phương pháp bài 7
      • Câu hỏi - bài tập 7
      • Trắc nghiệm bài 7
  • Ôn tập chương I
    • Câu hỏi tự luận
    • Bài tập
    • Trắc nghiệm

Bài 1 - gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi của adn

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức. - Học sinh trình bày được khái niệm cấu trúc chung của gen và nêu được hai loại gen chính. - Học sinh nêu và giải thích được mã di truyền. - HS mô tả quá trình nhân đôi ADN ở Ecoli và phân biệt được sự khác nhau giữa nhân sơ và nhân chuẩn. 2. Kỹ năng. - Phát triển năng lực quan sát, phân tích, so sánh, khái quát hoá. - Rèn kỹ năng làm việc độc lập với sách giáo khoa. 3. Thái độ. - Nâng cao nhận thức đúng đắn và khoa học về gen và mã di truyền. - Hình thành thái độ yêu thích khoa học tìm tòi nghiên cứu.

II. Nội dung bài học

I. Khái niệm và cấu trúc của gen.1. Khái niệm. Gen là 1 đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một sản phầm xác định (1 chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN). Picture Ví dụ: Gen hemôglôbin anpha (Hb α) là gen mã hóa chuỗi pôlipeptit α góp phần tạo nên prôtêin Hb trong tế bào hồng cầu; gen tARN mã hóa phân tử tARN … 2. Cấu trúc của gen. Mỗi gen gồm 3 vùng trình tự nucleotit: Picture 3. Các loại genCó nhiều loại như gen cấu trúc, gen điều hoà ...- Gen cấu trúc là gen mang thông tin mã hoá cho các sản phẩm tạo nên thành phần cấu trúc hay chức năng tế bào.- Gen điều hoà là những gen tạo ra sản phẩm kiểm soát hoạt động của các gen khácII. Mã di truyền 1. Khái niệm:- Mã di truyền là trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen (trong mạch khuôn) quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin- Trong ADN chỉ có 4 loại nu (A, T, G, X) nhưng trong prôtêin có khoảng 20 loại axit amin. Do đó mã di truyền phải là mã bộ ba (còn gọi là codon).- Mã di truyền gồm: bộ 3 mã gốc trên ADN, bộ 3 mã sao trên mARN và bộ 3 đối mã trên tARN. Ví dụ: mã gốc là 3’-TAX…-5’ tương ứng mã sao là: 5’-AUG…-3’ và mã đối mã là: UAX tương ứng axit amin được quy định là Met.VD: 1 đoạn mã di truyền (Thay C bằng X) Picture 2. Đặc điểm của mã di truyền- Mã di truyền là mã bộ ba: Một bộ ba là một mã di truyền (1 codon)- Mã di truyền có tính đặc hiệu: Một bộ ba chỉ mã hoá một loại axit amin.- Mã di truyền có tính thoái hoá: Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin (trừ AUG và UGG).- Mã di truyền có tính phổ biến: Tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền (trừ một vài ngoại lệ).- Mã di truyền có tính liên tục: Mã di truyền được đọc từ 1 điểm xác định, theo từng bộ & ba không gối lên nhau.3. Giải thích mã di truyền là mã bộ ba3.1. Lý luận- Có 4 loại nuclêôtit cấu tạo nên phân tử ADN (A, T, G, X) nhưng có trên 20 loại axit amin (aa) tạo nên prôtêin, do đó:- Nếu 1 nuclêôtit xác định 1 aa thì có 4^1 = 4 tổ hợp, chưa đủ mã hóa 20 aa.- Nếu 2 nuclêôtit xác định 1 aa thì có 4^2 = 16 tổ hợp, chưa đủ mã hóa 20 aa.- Nếu 4 nuclêôtit xác định 1 aa thì có 4^4 = 256 tổ hợp, quá nhiều để mã hóa 20 aa.- Vậy 3 nuclêôtit xác định 1 aa thì có 4^3 = 64 tổ hợp, là đủ mã hóa 20 aa.→ Do đó mã di truyền là mã bộ ba sẽ là hợp lý nhất.3.2. Thực nghiệm- Năm 1966, 64 bộ ba trên mARN (codon) tương ứng 64 bộ ba trên ADN (Triplet) đã được giải mã.- Có 64 bộ ba, trong đó 3 bộ 3 không mã hóa aa mà làm nhiệm vụ kết thúc dịch mã (UAA, UAG, UGA), 1 bộ 3 vừa làm nhiệm vụ mở đầu, vừa làm nhiệm vụ mã hóa aa Metionin (AUG). Picture III. Quá trình nhân đôi ADN (tái bản ADN)1. Thời điểm, vị trí- Vào kì trung gian, giữa 2 lần phân bào (Pha S của chu kì tế bào).- Diễn ra trong nhân tế bào.2. Diễn biếna. Nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ (vi khuẩn E. coli). Picture Gồm 3 bước:- Bước 1 : Tháo xoắn phân tử ADN.Nhờ các enzim tháo xoắn, 2 mạch đơn của phân tử ADN tách nhau dần tại khởi điểm tái bản tạo nên 1 vòng tái bản gồm 2 chạc (hình chữ Y) mở xoắn theo 2 hướng ngược nhau và để lộ ra 2 mạch khuôn.- Bước 2 : Tổng hợp các mạch ADN mớiEnzim ADN pôlimêrara xúc tác hình thành mạch đơn mới theo chiều 5’ – 3’ (ngược chiều với mạch làm khuôn). Các nuclêôtit của môi trường nội bào liên kết với nuclêôtit của mạch làm khuôn theo nguyên tắc bổ sung (A – T, G – X).+ Trên mạch khuôn 3’ – 5’, mạch mới được tổng liên tục.+ Trên mạch 5’ – 3’, mạch mới được tổng hợp gián đoạn tạo nên các đoạn ngắn (đoạn Okazaki). Sau đó các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối Ligaza.- Bước 3: Tạo hai phân tử ADN conCác mạch mới tổng hợp đến đâu thì 2 mạch đơn xoắn đến đó tạo thành phân tử ADN con, trong đó có 1 mạch mới được tổng hợp còn mạch kia là của ADN ban đầu.b. Nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực.- Về cơ bản, sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực gần giống với sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ, chỉ khác biệt ở một số điểm cơ bản sau:+ Sự nhân đôi ADN diễn ra đồng thời ở nhiều đơn vị nhân đôi trên cùng một phân tử ADN.+ Hệ enzim tham gia phức tạp hơn.3. Nguyên tắc nhân đôi- Nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T của môi trường và ngược lại, G liên kết với X môi trường và ngược lại Picture - Nguyên tắc bán bảo tồn: Phân tử ADN con được tạo ra có một mạch của ADN ban đầu, một mạch mới được tổng hợp.- Nguyên tắc nửa gián đoạn: Trên 1 chạc chữ Y có 1 mạch mới được tổng hợp liên tục và một mạch mới được tổng hợp gián đoạn.4. Ý nghĩaĐảm bảo quá trình truyền đạt thông tin di truyền được nguyên vẹn qua các thế hệ.

BÀI GIẢNG: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN

CỦNG CỐ - LUYỆN TẬP Powered by Create your own unique website with customizable templates. Get Started

Từ khóa » Ba Mã Di Truyền Xác định điểm Kết Thúc Là