Bài 1: Tạo Hệ Lưới Trục Tọa độ Trong ETABS 2016 - MinTu-Info
Có thể bạn quan tâm
Tạo hệ lưới trục tọa độ trong ETABS 2016
Tạo hệ lưới trục tọa độ được coi như tạo một bộ xương, một bộ khung giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc xây dựng một mô hình ETABS. Bắt đầu từ bộ khung này ta có thể định vị được vị trí của từng cấu kiện trên mặt bằng kết cấu khi thể hiện trong ETABS. Giúp chúng ta có một mô hình chính xác hơn, hợp lý hơn về mặt chịu lực. Hôm nay mình xin hướng dẫn các bạn tạo hệ lưới trục tọa độ trong ETABS như thế.
Xem thêm Bài 1a: Import hệ lưới trục tọa độ từ file .dxf AutoCad vào ETABS
Ví dụ: Tạo hệ lưới cho công trình 16 tầng, chiều cao các tầng là 3.3m có hệ mặt bằng như sau:
Các bạn download bản vẽ cad Tại đây nhé!!!
1. Tạo mới hệ lưới trục
Đầu tiên nhấn File => New Modal…
Mục Display Units: chọn Metric SI để đưa về đơn vị “m”.
Còn mục khai báo mấy cái tiêu chuẩn ở trên các bạn bỏ qua cũng được, mình thì hay chọn như trên. Sắp tới ở phiên bản ETABS 2017 có TCVN thì các bạn chọn hết TCVN nhé.
Nhấn OK, xuất hiện bảng
Ở dấu tick Uniform Grid Spacing và Simple Story Data là nơi khai báo các thông số kích thước cơ bản và đại diện của hệ lưới trục.
Cụ thể:
+ Uniform Grid Spacing: thể hiện trục trên mặt bằng theo 2 phương X và Y
- Number of Grid Lines in X Direction (số đường trục theo phương X): theo phương X bắt đầu từ trục X1 đến X8 có 8 trục => điền số 8
- Number of Grid Lines in Y Direction (số đường trục theo phương Y): theo phương Y bắt đầu từ trục Y1 đến Y6 có 6 trục => điền số 6
- Spacing of Grid in X Direction (khoảng cách của đường trục theo phương X): khoảng cách đại diện của trục, ta thấy khoảng cách 6m xuất hiện nhiều nhất => điền là 6m
- Spacing of Grid in Y Direction (khoảng cách của đường trục theo phương Y): khoảng cách đại diện của trục, ta thấy khoảng cách 5.5m xuất hiện nhiều nhất => điền là 5.5m
+ Simple Story Data: thể hiện số lưới theo số tầng và chiều cao tầng
- Number of Stories: số tầng – 16 tầng
- Typical Story Height: chiều cao tầng điển hình – 3.3m
- Bottom Story Height: chiều cao tầng dưới cùng – 3.3m
Khai báo ở đây xong các bạn tick vào dòng Custom Grid Spacing và Custom Story Data để chỉnh sửa chi tiết hơn
+ Nhấn vào Edit Grid Data…
- Bubble Size: kích thước của tên trục thể hiện trong mô hình, Ví dụ: X1, Y1
- Display Grid Data as Ordinates: khai báo khoảng cách trục theo hệ tọa độ. Ví dụ coi trục X1 là điểm bắt đầu của hệ trục, thì vị trí của trục X2, X3, X4… với trục X1 sẽ được cộng dồn là 0 + 6m + 6m + …
- Display Grid Data as Spacing: khai báo trục theo đúng khoảng cách thực tế giữa các trục. Mình hay dùng cách này vì nó trực quan hơn
- X Grid Data: thông số theo trục X (xác định khoảng cách từ trái qua phải)
- Y Grid Data: thông số theo trục Y (xác định khoảng cách từ dưới lên trên)
- Grid ID: tên của trục
- X (Y) Spacing (m): khoảng cách trục
- Visible: Yes – có thể hiện trên mô hình, No – không thể hiện trên mô hình
- Bubble Loc: Vị trí của tên trục
- Bạn cũng thể thêm hoặc bớt trục tại đây bằng cách nhấn ADD hoặc Delete
Nhấn OK để hoàn thành.
+ Nhấn vào Edit Story Data…
- Story: tên tầng
- Height: chiều cao tầng
- Elevation: cao độ tầng
- Master Story + Similar to: ví dụ để tầng 16 là tầng chính thì các tầng được cài đặt giống tầng 16 kia sẽ giống hệt tầng 16 khi tạo mô hình. Đây là một ưu điểm của ETABS mà chưa phần mềm nào có được. Cách này giúp giảm khối lượng vẽ trên mô hình đi rất nhiều khi bớt đi được mấy thao tác Copy, Replicate…
- Splice Story: chi tầng ra làm 2 đoạn. Phù hợp khai báo tầng lửng, sàn kỹ thuật thang máy mà không cần khai báo thêm tầng mới
Nhấn OK để hoàn thành.
Và đây là thành quả chúng ta nhận được.
+ Mục One Story: kích vào mũi tên chỉ xuống chúng ta có 3 phần
- One Story: thao tác trên chỉ một tầng. Vẽ, chỉnh sửa tại một tầng sẽ không ảnh hưởng đến các tầng khác
- All Stories: thao tác trên một tầng sẽ ảnh hưởng tới tất cả các tầng
- Similar Stories: thao tác trên một tầng, các tầng được cài đặt giống nhau sẽ thay đổi tương tự (chính là phần mình đã cài đặt ở phần khai báo Edit Story Data)
+ Mục Global: chọn hệ lưới trục sẽ xuất hiện trên mô hình
- Cái này không quan trọng lắm, nếu bạn tạo nhiều hệ lưới trên cùng một mô hình mới cần quan tâm thôi
+ Units: chỉnh sửa đơn vị cho mô hình
- nhấn Units… => chọn Consistent Units để chọn đơn vị
- Nhấn Units… => Show Units Form… để chỉnh sửa chi tiết hơn
- còn một số phần nữa các bạn từ tìm hiểu nha
2. Chỉnh sửa hệ lưới trục
Nhấn Edit => Edit Stories and Grid Systems…
Cái giao diện chỉnh sửa cũng tương tự như ở phần khai báo trên thôi, các bạn tự tìm hiểu nhé.
Chúc các bạn thành công với ETABS. Có đóng góp gì thêm các bạn hãy để lại comment nhé!!!
Xem tiếp bài viết: Bài 2: Khai báo thông số vật liệu sử dụng trong ETABS 2016
Từ khóa » Trục Trong Etabs
-
[Etabs-2015] - Hệ Trục Tọa độ địa Phương (Local Coordinate System ...
-
40 Hệ Tọa độ địa Phương Thanh Trong ETABS | Giải đáp Thắc Mắc
-
MX, My, M2, M3 Trong Etabs | PDF - Scribd
-
Etabs - Tạo Thêm Hệ Trục Tọa độ - KetcauSoft
-
[Hỏi] Hệ Trục Tọa độ địa Phương Trong Etabs - Powered By Discuz!
-
KỸ NĂNG ETABS 2: VẼ THÊM ĐƯỜNG LƯỚI TRONG ETABS
-
40 Hệ Tọa độ địa Phương Thanh Trong ETABS | Giải đáp Thắc Mắc
-
KetcauSoft - Tạo Thêm Hệ Trục Tọa độ Trong Etabs... | Facebook
-
Ẩn Trục Tọa độ Trong Sap
-
Ẩn Trục Tọa độ Trong Sap
-
57020425 Mot-so-tinh-nang-hay-cua-etabs - SlideShare