Bài 1. Trình Bày đặc điểm đời Sống Và Cấu Tạo Ngoài Cùa Chim Bồ

Bài 1. Trình bày đặc điểm đời sống và cấu tạo ngoài cùa chim bồ câu.

- Đặc điểm đời sống : Là động vật hằng nhiệt, nên thân nhiệt ít phụ thuộc vào môi trường, khi thời tiết quá lạnh không phải ở trạng thái ngủ đông hoặc trú đông. Cường độ dinh dưỡng ổn định, hoạt động của cơ thể ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường, thích nghi với đời sống bay lượn.

- Cấu tạo ngoài : cơ thể hình thoi gồm :

+ Đầu nhẹ, có mỏ sừng, hàm không có răng, đầu nối với thân bằng cổ dài cử động linh hoạt.

+ Thân bao bọc bằng lớp da khô có phủ lông vũ áp sát vào thân như lớp bông nhẹ, xốp giữ nhiệt cho thân. Cuối thân có tuyến phao câu tiết chất nhờn giúp lông mịn và không thấm nước.

+ Chi : hai chi trước biến thành cánh có phủ lông vũ dài và phiến rộng xếp sát nhau giúp chim khi xoè cánh tạo một diện tích rộng. Hai chi sau có bàn chân dài gồm 3 ngón trước và một ngón sau đều có vuốt.

Bài 2. Hăy điển các thông tin phù họp vào ô trống trong bảng sau :

Đặc điểm sinh sản

Chim bồ câu

Ý nghĩa

Sự thụ tinh

Đặc điểm bộ phận giao phối

Số lượng trứng

Cấu tạo trứng

Sự phát triển của trứng và con non

Kết luận về sự sinh sản của chim so với bò sát

■   

Đặc điểm sinh sản

Chim bổ câu

Ý nghĩa

Sự thụ tinh

Thụ tinh trong

Hiệu quả thụ tinh cao

Đặc điểm bộ phận giao phối

Con đực chỉ có bộ phận giao phối tạm thời

Gọn nhẹ cho cơ thể khi bay

Số lượng trứng

ít (2 trứng/lứa)

Tăng dinh dưỡng cho trứng nên tỉ lệ nở cao

Cấu tạo trứng

Nhiều noãn hoàng, có vỏ đá vôi bao bọc

Tăng dinh dưỡng của trứng, tỉ lệ nở cao, bảo vệ trứng

Sự phát triển của trứng và con non

Chim bố mẹ thay nhau ấp. Chim mới nở là chim non yếu, chưa mở mắt, trên thân chỉ có một ít lông tơ, được chim bố, mẹ mớm nuôi bằng sữa diều (tiết từ diều của chim bố, mẹ)

An toàn và giữ ổn định nguồn nhiệt, con được chãm sóc nén tỉ lệ sống sót cao

Kết luận về sự sinh sản của chim so với bò sát

Sự sinh sản của chim hoàn chỉnh hơn so với bò sát thể hiện ở tập tính ấp trứng và nuôi con.

Bài 3. Lập bảng nêu các đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bổ câu thích nghi với đời sống bay lượn.

■   

Đặc điểm cấu tạo ngoài

Ý nghĩa thích nghi

Thân hình thoi vững chắc

Tạo khung vững chắc bảo vệ các nội quan khi cử động cánh, vừa làm giảm sức cản của không khí khi bay

Chi trước biến thành cánh

Có tác dụng để quạt không khí đẩy và nâng cơ thể, cản không khí khi hạ cánh

Chi sau cao, có xương bàn và 3 ngón trước, 1 ngón sau

Giúp chim có tầm nhìn cao mở rộne tầm quan sát và bám chặt vào cành cây khiến chim đứng vững, đậu cành và di chuyển dễ dàng

Lông ống dài, rộng

Làm cho cánh chim khi dang ra tạo một diện tích rộng giúp quạt không khí tạo lực đẩy cơ thể và cử động bẻ lái khi bay

Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp

Có tác dụng giữ nhiệt, làm cơ thê nhẹ

Miệng không có răng và được thay bằng mỏ bằng chất sừng

Làm đầu chim nhẹ

Cổ khớp đầu với thân

Linh hoạt phát huy được tác dụng quan sát, bắt mồi, ria lông

Tuyến phao câu tiết chất nhờn

Làm lông mượt, không thấm nước cũng góp phần làm nhẹ cơ thể khi bay trong điều kiện không khí có nhiều hơi nước

 Bài 4. Lập bảng nêu các đặc điểm bộ xuung chim thích nghi với đời sống bay.

■   

Các bộ phận của xương

Đặc điểm cấu tạo

Ý nghĩa với sự bay

1. Các đốt sống cổ

Khớp với nhau theo khớp yên ngựa

Làm cho sự vận động của đầu rất linh hoạt

2.Chi trước

Biến đổi thành cánh (xương cánh và xương đùi rỗng không chứa tuỷ mà chứa các nhánh của túi khí)

Có tác dụng để quạt không khí đẩy và nâng cơ thể, cản không khí khi hạ cánh, làm cho xương xốp, nhẹ

3. Các ngón chi sau

3 ngón trước, 1 ngón sau

Giúp chim đứng vững, đậu cành và di chuyển dễ dàng

4. Xườn ức

Phát triển có mấu lưỡi hái rộng

Là nơi bám của cơ ngực vận động cánh

5. Các đốt sống lưng, đốt sống hông

Đều gắn chặt với xương đai hông

Làm thành một khối vững chắc

6. Xương quạ

Lớn có đầu tựa vào xương ức

Làm trụ vững chắc cho hoạt động của đôi cánh

Kết luận : bộ xương chim bồ câu nhẹ, xốp, mỏng, vững chắc, thích nghi với sự bay lượn

Advertisements (Quảng cáo)

Bài 5. Nêu cấu tạo và phân tích các đặc điểm thích nghi của hệ tiêu hoá ở chim với đời sống bay lượn.

■   

- Ống tiêu hoá gồm các phần như : miệng không có răng làm đầu nhẹ, có mỏ bằng chất sừng làm nhiệm vụ gắp, lấy mồi ; thực quản dài, trên thực quản có chỗ phình to gọi là diều là nơi tạm chứa thức ăn, diều tiết dịch làm mềm thức ăn (hạt) rồi chuyển vào dạ dày ; dạ dày chia thành 2 phần : dạ dày tuyến giáp với thực quản có các tế bào tiết dịch vị, dạ dày cơ phía dưới gồm những sợi cơ phát triển mạnh, to cứng, khoẻ có thể nghiền nát các loại hạt một cách dễ dàng (gọi là mề) sau đó chuyển vào ruột non ; đổ vào đầu ruột non là các ống dẫn mật do gan tiết ra và các ống dẫn tuỵ, gần cuối ruột già có 2 mẩu ruột tịt trước khi đổ vào huyệt.

- Có các tuyến tiêu hoá như tuyến vị, tuyến gan, tuyến tuỵ, tuyến ruột giúp tiêu hoá hoá học.

Hệ tiêu hoá ở chim có cấu tạo hoàn chỉnh nên tốc độ tiêu hoá cao hơn, phù hợp với cung cấp năng lượng cho đời sống bay lượn.

Bài 6. Nêu cấu tạo và phân tích các đặc điểm thích nghi của hệ hô hấp ở chim với đời sống bay lượn.

Hệ hô hấp của chim gồm khí quản, 2 phế quản và 2 lá phổi. Phổi gồm một mạng ống khí dày đặc. Bao quanh các ống khí là hệ thống mao mạch dày đặc. Chim còn có thêm hệ thống túi khí làm tăng hiệu quả trao đổi khí ở phổi. Khí

O2 và CO2 khuếch tán qua thành ống khí. Khi hít vào và thở ra, phổi không thay đổi thể tích, chỉ có túi khí thay đổi thể tích làm không khí lưu thông liên tục qua phổi.

Sự phối hợp hoạt động của các túi khí bụng và các túi khí ngực làm cho không khí đi qua hệ thống ống khí trong phổi theo một chiều khiến trong phổi không có khí đọng, tận dụng được lượng O2 trong không khí hít vào. Đặc điểm này phù hợp với nhu cầu O2 cao ở chim, đặc biệt khi chim bay. Khi chim đậu, hô hấp nhờ sự thay đổi thể tích lồng ngực. Túi khí còn làm giảm khối lượng riêng của chim và giảm ma sát nội quan khi bay.

Bài 7. Nêu cấu tạo và phân tích các đặc điểm thích nghi của hệ tuẩn hoàn ỏ chim với đời sổng bay luợn.

Lời giải:

Hệ tuần hoàn của chim gồm tim và hệ mạch. Tim có cấu tạo hoàn thiện, có 4 ngăn, gồm nửa trái (chứa máu đỏ tươi) và nửa phải (chứa máu đỏ thẫm). Máu từ cơ quan trao đổi khí trở về tim và được tim bơm đi, do vậy tạo ra áp lực đẩy máu đi rất lớn, tốc độ máu chảy nhanh và máu đi được xa. Điều này làm tăng hiệu quả cung cấp 02 và dưỡng chất cho tế bào, đồng thời thải nhanh các chất thải ra ngoài phù hợp cho đời sống bay lượn của chim.

Bài 8. Hãy phân tích các đặc điểm cấu tạo trong của chim bồ câu thích nghi vói đời sống bay lượn.

Chim thích nghi với đời sống bay còn được thể hiện ở cấu tạo của các cơ quan bên trong cơ thể :

- Hệ hô hấp có thêm hệ thống túi khí thông với phổi hoạt động như một bơm vừa hút vừa đẩy do sự thay đổi thể tích của lồng ngực. Hệ thống túi khí ngoài tác dụng góp phần làm thông khí ở phổi làm phổi không có khí đọng còn giúp cho sự điều hoà thân nhiệt đồng thời túi khí cũng làm cho cơ thể nhẹ thêm và giảm ma sát giữa các nội quan.

- Tim 4 ngăn nên máu không bị pha trộn, phù hợp với trao đổi chất mạnh ở chim (đời sống bay).

- Không có bóng đái giảm bớt trọng lượng cơ thể.

-Ở chim mái chỉ có một buồng trứng cũng góp phần làm giảm bớt trọng lượng cơ thể và ống dẫn trứng bên trái phát triển.

- Não chim phát triển liên quan đến nhiều hoạt động phức tạp ở chim.

 Bài 9. Điển các đặc điểm cấu tạo ngoài của một số bộ chim thích nghi vói đòi sống của chúng trong bảng sau :

Đặc

điểm

Bộ Ngỗng

Bộ Gà

Bộ Chim ưng

Bộ Cú

Mỏ

Cánh

Chân

Đời

sống

Đại diện

■  

Đặc

điểm

Bộ Ngỗng

Bộ Gà

Bộ Chim ưng

Bộ Cú

Mỏ

Mỏ dài, rộng, dẹp, bờ mỏ có những tấm sừng ngang

Mỏ ngắn, khoẻ

Mỏ khoẻ, quặp, sắc, nhọn

Mỏ quặp nhưng nhỏ hơn

Cánh

Cánh không đặc

sắc

Cánh ngắn, tròn

Cánh dài, khoẻ

Cánh dài, phủ lông mềm

Chân

Chân ngắn, có màng bơi rộng nối liền 3 ngón trước

Chân to, móng cùn, con trống chân có cựa

Chân to, khoẻ, có vuốt cong, sắc

Chân to, khoẻ, có vuốt cong,

sắc

Đời sống

Bơi giỏi, bắt mồi dưới nước, đi lại vụng về trên cạn.

Kiếm mồi bằng cách bới đất, ãn hạt. cỏ non, chân khớp, giun, thân mềm

Chuyên săn bắt mồi về ban ngày, bắt chim, gặm nhấm, gà, vịt

Chuyên săn mồi về ban đêm, ãn chủ yếu gậm nhấm, bay nhẹ nhàng không gây tiếng động

Đại diện

Vịt trời, le, thiên nga, ngỗng...

Công, trĩ, gà rừng...

Đại bàng, cắt, diều hâu, kền kền…

Cú lợn, cú mèo, cú vọ…

Bài 10. Nêu những đặc điểm chung của lớp Chim.

■   

Chim gồm 3 nhóm : Chim chạy, Chim bơi, Chim bay. Nhóm Chim bay gồm hầu hết những loài chim hiện nay. Mỗi bộ chim đều có cấu tạo thích nghi với đời sông riêng.

Chim là những động vật có xương sống thích nghi cao với sự bay lượn và những điều kiện sống khác nhau. Chúng có những đặc điểm chung sau : mình có lông vũ bao phủ; chi trước biến đổi thành cánh ; có mỏ sừng, phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia vào hô hấp , tim có 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể, là động vật hằng nhiệt. Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố, mẹ.

Bài 11. Nêu vai trò cùa lớp Chim trong tự nhiên và đối vói con nguòi.

■                                          

-       Chim ăn các loại sâu bọ và gặm nhấm gây hại nông, lâm nghiệp và gây bệnh dịch cho con người.

-       Chim được chăn nuôi (gia cầm) cung cấp thực phẩm : trứng, thịt.

-       Làm cảnh như chim yến, vẹt, hoạ mi, vành khuyên...

-       Chim cho lông làm chăn, đệm (vịt, ngan, ngồng) hoặc làm đồ trang sức mĩ nghệ (lông đà điểu).

-       Chim được huấn luyện để săn mồi (cốc đế, chim ưng, đại bàng), chim phục vụ du lịch, săn bắt (vịt trời, ngỗng trời, gà gô...).

-       Chim có vai trò trong tự nhiên (vẹt ăn quả rụng phát tán cho thực vật hoặc chim hút mật ăn hoa giúp cho sự thụ phấn cây...) ; là một mắt xích trong chuỗi thức ăn giữ cân bằng trong hệ sinh thái.

Tuy nhiên, có một số loài chim có hại cho kinh tế nông nghiệp như chim ăn quả, chim ăn cá...

Từ khóa » đặc điểm Cấu Tạo Bồ Câu