Bài 1: Truyện Ngắn Hai đứa Trẻ Là Một Tác Phẩm Tiêu Biểu Cho Phong ...

Hocdot.com flag MÁY TÍNH ONLINE Về chúng tôi Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật

Trang chủ

»

Lớp 11 »

Môn Văn »

Văn mẫu lớp 11 »

Hai đứa trẻ - Thạch Lam

Bài 1: Truyện ngắn Hai đứa trẻ là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Thạch Lam. Hãy trình bày những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm trên. Cái đẹp trong văn chương Thạch Lam là cái đẹp của tình người, cái đẹp của một trái tim nhân hậu. Là cái đẹp của chất thơ đậm hương đời và vị đời, là cái đẹp của một ngòi bút giàu bản sắc.

Lời giải

1. Hai đứa trẻ có bao chi tiết nghệ thuật giàu sức gợi sâu xa, Thạch Lam tả cảnh, tả người hay kể chuyện đều chọn lọc, tạo nên ấn tượng, nhiều xao xác và bâng khuâng. Cảnh phố huyện tối dần, ngoài đồng thì ếch nhái kêu ran: trong nhà thì tiếng muỗi vo ve. Liên ngồi yên lặng, đôi mắt bóng tối ngập đầy dần, tâm hồn ngây thơ thấm thìa cái buồn của buổi chiều quê. Bà cụ Thi hơi điên, nghiện rượu, tiếng cười “khanh khách”. Tiếng đàn bầu của bác xẩm thì “bần bật”. Mẹ con chị Tí bán nước chè. Thằng cu “khiêng hai cái ghế trên lưng”; mẹ nó “đội cái chõng trên đầu” ... Thật là vất vả, cực nhọc và nghèo khổ. Những chi tiết ấy rất sống, rất hiện thực. Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn thuộc khuynh hướng lãng mạn. Nhưng truyện của Thạch Lam, đặc biệt truyện “Hai đứa trẻ” thì nội dung hiện thực - nhân đạo hòa quyện đầy ám ảnh và lay động.

2. Một nét đặc sắc nghệ thuật của Thạch Lam là tinh tế và sâu sắc trong phân tích thế giới nội tâm nhân vật, gợi tả xúc động những biến thái mơ hồ, mong manh trong lòng người. Những dòng viết về tâm trạng của nhân vật Liên với bao buồn vui lẫn lộn, nhiều xao xác bâng khuâng. Trời tối dần, Liên ngồi nhìn phố huyện, không hiểu sao “chị thấy lòng buồn man mác”. Ngồi đợi tàu trong màn đêm, dưới ngàn sao lấp lánh, và ánh sáng của con đom đóm nhấp nháy, tâm hồn Liên “yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu”.

Tàu đến, Liên vội đánh thức em dậy, hai chị em nhìn đoàn xe vút qua, nhìn theo cái chấm nhỏ đèn xanh, xa mãi dần rồi khuất sau rặng tre. Liên cầm tay em, “lặng theo mà tưởng. Hà Nội xa xăm. Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo”. Liên nhớ lại ký ức tuổi thơ và ước vọng. Rồi Liên chìm dần trong giấc ngủ yên tĩnh của phố huyện về khuya "tịch mịch và đầy bóng tối”.

3. Truyện “Hai đứa trẻ” có một giọng điệu rất riêng, giọng điệu tâm tình thủ thỉ. Đó là tiếng nói của một con người, như Nguyễn Tuân nhận xét là “tính tình nhẹ nhàng tinh tế”, “vừa sống vừa lắng nghe chung quanh...” với bao chuyện buồn vui đang xảy ra. Cái dây xà tích bằng bạc của Liên, Thạch Lam đã phát hiện ra thứ vật dụng mà “chị quý mến và hãnh diện” vì nó tỏ ra chị là người con gái “lớn và đảm đang”. Phở bác Siêu là một thứ quà “xa xỉ, nhiều tiền” hai chị em Liên không bao giờ mua được, vì thế hai chị em chỉ biết “ngửi thấy mùi phở thơm". Liên nhớ về Hà Nội là nhớ những kỉ niệm tuổi thơ, ngày bố còn đi làm, mẹ nhiều tiền, hai chị em được đi chơi Bờ Hồ, được uống những cốc nước lạnh xanh đỏ. Phải chăng đó cũng là kí ức tuổi thơ êm đềm của Thạch Lam?

4. Thạch Lam sử dụng thành công thủ pháp nghệ thuật tương phản đối lập để làm nổi bật những cảnh đời lầm than nơi phố huyện. Phố huyện ngập đầy bóng tối. Chỉ có vài ngọn đèn le lói. Riêng ngọn đèn nơi chõng hàng chị Tí được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Càng về khuya, phố huyện càng im lìm, tịch mịch. Đêm nào cũng có một chuyến tàu chạy qua phố huyện. Dù chỉ trong khoảng khắc, nhưng con tàu đã mang đến một thế giới đầy ánh sáng và náo động. Làn khói bừng sáng. Các toa đèn sáng trưng. Đồng và kền lấp lánh. Các cửa kính sáng. Đốm than đỏ bay tung trên đường sắt. Tiếng xe rít. Tiếng hành khách ồn ào, khe khẽ. Tiếng còi tàu rít lên. Đoàn tàu rầm rộ đi tới và vút qua, ánh sáng và bóng tối, ồn ào náo động và tịch mịch, tương phản ấy, đối lập ấy đã làm nổi bật những cảnh ngộ nghịch trái, đồng thời đi sâu vào những tâm tình, tâm trạng, những cảm xúc, cảm giác đầy ám ảnh.

5. Một nét đặc sắc nữa về nghệ thuật của Thạch Lam là câu văn dưới ngòi bút của ông thanh nhẹ, trong sáng, giàu hình ảnh và gợi cảm. Ví dụ, cảnh phố huyện lúc chiều tàn: “Phương tây, đỏ rực như lửa cháy (...). Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào...”. Đây là cảnh đầu đêm nơi phố huyện: “Trời bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoáng qua gió mát. Đường phố và các con ngõ dần dần chứa đầy bóng tối...”. Nói về câu văn Thạch Lam, Nguyễn Tuân nhận xét: “Bằng sáng tác văn học. Thạch Lam đã làm cho tiếng nói Việt Nam gọn ghẽ đi, co duỗi thêm, mềm mại ra, và tươi đậm hơn”.

Tóm lại, cái đẹp trong văn chương Thạch Lam, trước hết là cái đẹp của tình người, cái đẹp của một trái tim nhân hậu. Là cái đẹp của chất thơ đậm hương đời và vị đời, là cái đẹp của một ngòi bút giàu bản sắc. Là tinh thần nhân đạo sáng bừng trang văn... Con người và văn chương của Thạch Lam đáng để ta trân trọng và mến mộ.

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”

Câu hỏi liên quan
  • Nhận xét về sáng tác của Thạch Lam - Ngữ Văn 12
  • Ấn tượng khi đọc truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam - Ngữ Văn 12
  • Đọc truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam - Ngữ Văn 12
  • Về truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam - Ngữ Văn 12
  • Hai đứa trẻ của Thạch Lam là một truyện ngắn không có cốt truyện nhưng lại hấp dẫn và gợi lên trọng người đọc nhiều suỹ nghĩ. Anh (chị) hãy trả lời một cách ngắn gọn, điểu gì đã làm nên sức hấp dẫn ấy và nó đã gợi lên trong anh (chị) những suy nghĩ gì ?
  • Mỗi truyện của Thạch Lam là một bài thơ trữ tình” Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ để làm sáng tỏ nhận định trên
  • Truyện ngắn Hai đứa trẻ và ngòi bút Thạch Lam
  • Phân tích tính nghệ thuật trong “Hai đứa Trẻ” – Thạch Lam
  • Phân tích bức tranh phố huyện nghèo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ – Thạch Lam
  • Phân tích tâm trạng chị em Liên đêm cố thức để được nhìn chuyến tàu đi qua phố huyện
  • Vì sao hai chị em Liên thức đợi đoàn tàu từ Hà Nội về? Ý nghĩa của chi tiết đó?
  • Hình ảnh phố huyện lúc đêm xuống trong tác phẩm Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam
  • Trong Hai đứa trẻ, Thạch Lam quan tâm đến loại ánh sáng nào nhất? Vì sao?
  • Một câu triết học nói: Mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì nó có. Chỉ có con người là ngay từ thuở lọt lòng thì chẳng là gì cả. Nó làm thế nào thì nó sẽ trở thành như thế ấy, và nó phải làm bằng tự do của chính nó. Tôi chỉ có thể trở thành kẻ d
  • Ý nghĩa chi tiết ngọn đèn chị Tý
  • Cuối tác phẩm “Hai đứa trẻ” hình ảnh nào đọng lại trong tâm trí của Liên? Ý nghĩa?
  • Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” mở đầu bằng hình ảnh nào? Ý nghĩa?
  • Trong “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam miêu tả những loại ánh sáng nào? Ý nghĩa?
  • Phân tích vẻ đẹp tính cách và tâm hồn nhân vật Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam
  • Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam để chứng minh rằng truyện Hai đứa trẻ là một bài thơ trữ tình đầy xót thương
  • Bức tranh phố huyện nghèo lúc chiều tối trong Hai đứa trẻ
  • Lòng nhân ái của Thạch Lam qua truyện ngắn “Hai đứa trẻ”
  • Bên cạnh chất hiện thực, truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam còn đậm đà chất lãng mạn. Anh (chị) hãy dựa vào tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam để làm sáng tỏ vấn đề này
  • Ánh sáng và bóng tối trong “Chữ người tử tù” và “Hai đứa trẻ”
  • Nghệ thuật miêu tả tương phản trong Hai đứa trẻ
  • Cảm nhận về nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ
  • Diễn biến tâm trạng nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
  • Hình ảnh “con tàu” trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam
  • Nét đặc sắc về phong cách nghệ thuật của Thạch Lam qua truyện Hai đứa trẻ.
  • Bức tranh đời sống của phố huyện vốn nghèo qua truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam
  • Phân tích bức tranh đời sống của phố huyện nghèo lúc chiều tối được Thạch Lam miêu tả trong truyện ngắn Hai đứa trẻ và phát biểu cảm nhận của mình
  • Truyện ngắn Hai đứa trẻ là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Thạch Lam. Hãy trình bày những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm trên
  • Cảm nhận về truyện Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam
  • Phân tích tâm trạng cô bé Liên đêm đêm thức đợi xem chuyến tàu đi qua phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam
  • Truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam
  • Qua phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam. Hãy trả lời: Vì sao chị em Liên đêm đêm lại cố thức để được nhìn chuyến tàu đi qua? Thể hiện tâm trạng đợi tàu của hai đứa trẻ, nhà văn muốn nói điều gì với người đọc
  • Cảm nhận về truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam
  • Phân tích truyện Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam
  • Bức tranh phố huyện và tâm trạng nhân vật Liên qua ngòi bút Thạch Lam trong truyện ngắn Hai đứa trẻ - lớp 11
  • Chất hiện thực và chất lãng mạn trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam
  • Thạch Lam và truyện ngắn Hai đứa trẻ.
  • Phân tích truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
  • Bài 1: Truyện ngắn Hai đứa trẻ là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Thạch Lam. Hãy trình bày những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm trên.
  • Hai đứa trẻ là truyện ngắn không có cốt truyện, nhưng hấp dẫn và gợi lên trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ. Bạn cảm nhận điều gì đã làm nên sức hấp dẫn và gợi lên trong lòng người đọc chúng ta những suy nghĩ gì về những cảnh đời cũ.
  • Phân tích cảnh phố huyện ngày tàn trong phần đầu truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
  • Phân tích hình ảnh thiên nhiên và con người ở phố huyện nghèo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam (chú ý làm rõ những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của tác giả).
  • Vì sao chị em Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam đêm nào cũng cố thức để được nhìn chuyến tàu đi qua,Thạch Lam muốn nói gì với người đọc? - lớp 11
Bài học liên quan
  • Vào phủ chúa Trịnh - Lê Hữu Trác
  • Tự tình - Hồ Xuân Hương
  • Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến
  • Thương vợ - Trần Tế Xương
  • Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến
  • Vịnh khoa thi Hương
  • Bài ca ngất ngưởng - Nguyễn Công Trứ
  • Lẽ ghét thương - Nguyễn Đình Chiểu
  • Bài ca phong cảnh Hương Sơn - Chu Mạnh Trinh
  • Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu
  • Hai đứa trẻ - Thạch Lam
  • Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân
  • Hạnh phúc của một tang gia - Vũ Trọng Phụng
  • Chí Phèo - Nam Cao
  • Cha con nghĩa nặng - Hồ Biểu Chánh
  • Vi hành - Nguyễn Ái Quốc
  • Vĩnh biệt cửu trùng đài - Vũ Như Tô
  • Lưu biệt khi xuất dương - Phan Bội Châu
  • Hầu Trời - Tản Đà
  • Vội vàng - Xuân Diệu
  • Tràng Giang - Huy Cận
  • Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử
  • Chiều tối - Hồ Chí Minh
  • Từ ấy - Tố Hữu
  • Lai Tân - Hồ Chí Minh
  • Nhớ đồng - Tố Hữu
  • Tương tư - Nguyễn Bính
  • Tôi yêu em - A.X. Pu-skin
  • Bài thơ số 28 - R. Ta-go
  • Người trong bao - A.P. Sê-khốp
  • Người cầm quyền khôi phục uy quyền - V.Huy-gô
  • Về luân lí xã hội ở nước ta - Phan Châu Trinh
  • Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác - Ăng-ghen
  • Một thời đại trong thi ca - Hoài Thanh
  • Đọc thêm: Trần Tế Xương (Tú Xương)
  • Đọc thêm: Cao Bá Quát
  • Đọc thêm Số đỏ - Vũ Trọng Phụng
  • Đời thừa - Nam Cao
  • Rô-mê-ô và Giu-li-ét - Sếch - xpia
  • Đọc thêm: Phan Bội Châu
  • Thề non nước - Tản Đà
  • Đây mùa thu tới - Xuân Diệu
  • Thơ duyên - Xuân Diệu
  • Tiếng hát đi đày - Tố Hữu
  • Tâm tư trong tù - Tố Hữu
  • Đám tang lão Gô - ri - ô - Ban-dắc
  • Một số tác giả, tác phẩm tham khảo - Ngữ văn 11
  • Sa hành đoản ca - Cao Bá Quát
Bạn đang học lớp? Lớp 12Lớp 11Lớp 10Lớp 9Lớp 8Lớp 7Lớp 6Lớp 5Lớp 4Lớp 3Lớp 2Lớp 1

Từ khóa » đặc Sắc Nghệ Thuật Hai đứa Trẻ