BÀI 10: XƯƠNG – KHỚP-CƠ ĐẦU MẶT CỔ - Trần Công Khánh

BÀI 10:  XƯƠNG – KHỚP-CƠ ĐẦU MẶT CỔ MỤC TIÊU HỌC TẬP: 1/ Mô tả được cấu tạo chung 1 xương dài. 2/ Nói được sự cốt hóa, sự tăng trường và sự tái tạo xương 3/ Chỉ được các chi tiết giải phẫu quan trọng trên xương sọ. 4/ Kể tên và phân nhóm các cơ vùng đầu mặt cổ theo từng nhóm. 5/ Nêu được đặc điểm chung của nhóm cơ mặt. 6/ Kể tên và mô tả các cơ thuộc nhóm cơ nhai. 7/  Mô tả các tam giác cổ, các mạc vùng đầu mặt cổ. NỘI DUNG          1.XƯƠNG-  SỌ MẶT. Xương đầu mặt gồm: – 8 xương sọ: 1 xương trán, 2 xương đỉnh, 2 xương thái dương, 1 xương chẩm, 1 xương bướm, 1 xương sàng, – 15 xương mặt: 2 xương mũi, 2 xương lệ, 2 xương xoăn mũi dưới, 1 xương lá mía, 2 xương gò má, 2 xương hàm trên, 1 xương hàm dưới, 2 xương khẩu cái, 1 xương móng. Hộp sọ gồm có: mặt trước, mặt sau, mặt bên, mặt trên, mặt dưới. 2.1.MẶT TRƯỚC: gồm có 2.1.1.Xương trán: gồm 2 phần: *.Phần thẳng:  ở 2 bên đường giữa, có ụ trán, cung mày , ở bờ trên ổ mắt(ngay chỗ nối 1/3 trong và 2/3 ngoài )có lỗ trên ổ mắt (khuyết trên ổ mắt) có ĐM trên ổ mắt  và nhánh ngoài của TK trên ổ mắt (V1) đi qua . *. Phần ngang: còn gọi là trần ổ mắt, có 2 hố: hố trong gọi là hố ròng rọc là chỗ bám của cơ chéo trên của nhãn cầu. Phía ngoài là hố tuyến lệ chứa tuyến lệ. *. Xoang trán: là 2 hốc xương nằm ở đầu trong của cung mày ngăn cách nhau bởi 1 vách xương mỏng. 2.1.2.Xương lệ: là 2 xương nhỏ tạo nên thành trong của ổ mắt,  chứa túi lệ. 2.1.3.Xương mũi: gồm 2 xương nằm 2 bên đường giữa tạo nên sống mũi. Hình : Xương trán:       A. Nhìn trước,        B. Nhìn dưới “ Nguồn: Nguyễn Quang Quyền (2007) Atlas Giải phẫu người ” 2.1.4.Xương gò má: tạo nên thành ngoài của ổ mắt có mỏm thái dương tiếp khớp với xương thái dương, mỏm trán tiếp khớp với xương trán. 2.1.5.Xương hàm trên: gồm 2 phần: *. Phần thẳng: Cùng với 1 phần của xương gò má tạo nên thành dưới ổ mắt. Có lỗ dưới ổ mắt cho dây TK hàm trên (V2) đi ra để cảm giác da mặt ở phần hàm trên.        *. Phần ngang: gọi là vòm khẩu cái cứng, phía trước có lỗ ống răng cửa. Hình : Xương hàm dưới và khớp thái dương hàm “ Nguồn: Nguyễn Quang Quyền (2007) Atlas Giải phẫu người ” 2.1.6.Xương hàm dưới: gồm 2 phần: * Thân: phía trước là lồi càm, có 2 lỗ càm nằm 2 bên đường giữa ,có ĐM và TK hàm dưới (V3) đi ra. * Cành hàm: gồm có lồi cầu(ở phía sau) khớp với hố hàm của xương thái dương, tạo nên khớp thái dương hàm , và mỏm vẹt(ở phía trước), giữa lồi cầu và mỏm vẹt  là khuyết hàm. 2.1.7.Xương sàng: nằm phía trước nền sọ, trên đường giữa, nhô xuống phía dưới, tạo thành ổ mũi và ổ mắt. Xương sàng gồm có 3 phần: * Mảnh sàng: là mảnh xương nằm ngang, ở giữa có mào gàlà nơi bám của liềm đại não, hai bên mào gà là 2 mãnh sàng, phía trên có nhiều lỗ sàng để cho dây TK khứu giác (I) đi từ tầng khứu của niêm mạc mũi, chui qua lỗ sàng để đến mặt dưới của thùy trán. * Mãnh thẳng đứng: là mãnh xương thẳng góc với mãnh sàng, tạo thành 1 phần của vách mũi. * Mê đạo sàng: nằm ở  2 bên của mãnh sàng, có khoảng 8-16 xoang sàng chứa không khí, các xoang sàng chia ra 3 nhóm: trước, giữa và sau. Hình : Xương sàng:  A. Nhìn trước             B. Nhìn dưới “ Nguồn: Sobotta (2008) Atlas of Human Anatomy ” 2.1.8.Xương lá mía: là 1 xương phẳng chiếm phần sau của vách mũi, cùng với mãnh thẳng xương sàng chia ổ mũi làm 2 hốc mũi. Hình : Xương lá mía:    A. Nhìn nghiêng,  B. Nhìn thẳng “ Nguồn: Nguyễn Quang Quyền (2007) Atlas Giải phẫu người ” 2.1.9.Xương xoăn mũi trên, giữa và dưới: nằm ở mặt trong khối bên xương sàng tạo nên các ngách mũi trên giữa và dưới. Hình : Xương xoăn mũi dưới “ Nguồn: Nguyễn Quang Quyền (2007) Atlas Giải phẫu người ” 2.2.MẶT BÊN: gồm các xương 2.2.1.Xương thái dương: gồm 3 phần: Hình : Xương thái dương:       A. Nhìn ngoài,        B. Nhìn trong “ Nguồn: Nguyễn Quang Quyền (2007) Atlas Giải phẫu người ” * Phần thẳng: rất mỏng , còn gọi là phần trai, mặt ngoài có hố thái dương(có cơ thái dương bám) mặt trong có rãnh ĐM màng não giữa, khi bị vỡ phần thẳng xương thái dương, sẽ đứt ĐM màng não giữa, tạo nên khối máu tụ ngoài màng cứng. * Phần nhĩ: liên quan với tuyến nước bọt mang tai, có lỗ ống tai ngoài ,bên dưới  có hố hàm , khớp với lồi cầu xương hàm dưới tạo nên khớp thái dương hàm. * Phần đá:  Mặt ngoài là mỏm chũm,  mặt trong là xương đá , có 3 mặt : – Mặt trên là nền sọ giữa. – Mặt saucó lỗ ống tai trong(có  thần kinh VII, VII’, VIII đi qua). – Mặt dướicó lỗ ĐM cảnh trong(có ĐM cảnh trong chui vào) và có mỏm trâm (nhọn, nằm trước mỏm chũm) giữa mỏm trâm và mỏm chũm có lỗ trâm chũm để TK mặt (VII) đi ra. 2.2.2.Xương chẩm:  có 2 mặt: – Mặt ngoàicó 2 ụ chẩm ngoài ở 2 bên đường giữa, tương ứng với 2 hố tiểu não ở phía trong. – Mặt trongcó các xoang lớn chứa máu tĩnh mạch như :xoang ngang, xoang thẳng, xoang xích ma, nơi các xoang gặp nhau gọi là hội lưu xoang. Hình : Xương chẩm:  A. Nhìn trên,   B. Nhìn dưới “ Nguồn: Nguyễn Quang Quyền (2007) Atlas Giải phẫu người ” 2.2.3.Xương đỉnh: 2 xương  thẳng góc với vòm sọ. Ở trẻ sơ sinh có 2 khớp: – Khớp giữa 2 xương đỉnh và xương trán tạo nên thóp trước( thóp bredma) – Khớp giữa xương đỉnh và xương chẩm là thóp sau(thóp lamda). 2.3.NỀN SỌ NHÌN TỪ TRÊN: Được chia làm 3 hố sọ (trước, giữa và sau), bởi 2 đường: 1đường là giới hạn giữa cánh nhỏ, cánh lớn xương bướm, và 1 đường là bờ trên xương đá. 2.3.1.Hố sọ trước: là mặt trong xương trán, tạo nên trần ổ mắt , gồm có: – Mào gà là phần nhô lên của mảnh thẳng xương sàng. – Mảnh sàng: thuộc mảnh ngang của xương sàng, ở hai bên mào gà có các lỗ sàng cho dây TK khứu giác (I) đi qua. – Cánh nhỏ xương bướm. – Lỗ thị giác: có dây TK thị giác (II) và ĐM mắt đi qua. – Rãnh giao thoa thị giác(nơi bắt chéo 2 dây TK thị giác). 2.3.2.Hố sọ giữa: Gồm có 2.3.2.1. Thân xương bướm: -Ở giữa lõm gọi làhố yên, chứa tuyến yên (là tuyến nội tiết điều khiển các tuyến nội tiết khác trong cơ thể). Hình : Xương bướm:              A. Nhìn trước         B. Nhìn sau “ Nguồn: Nguyễn Quang Quyền (2007) Atlas Giải phẫu người ” – Xoang TM hang(ở 2 bên thân xương bướm) có chứa ĐM cảnh trong, TK vận nhãn chung (III), TK ròng rọc (IV), TK mắt (V1), TK hàm trên (V2) và TK vận nhãn ngoài (VI) – Khe ổ mắt trên: giới hạn giữa cánh nhỏ và cánh lớn xương bướm, có các dây TK( III, IV, V1, VI ) đi ra khỏi nền sọ. Giữa cánh lớn và thân xương bướm có 1 hàng lỗ, lần lượt từ trước ra sau:           – Lỗ tròn: có TK hàm trên (V2) chui qua.           – Lỗ bầu dục: có TK hàm dưới (V3).           – Lỗ gai: có ĐM màng não giữa (là nhánh của ĐM hàm chui lên) nằm ở  mặt trong xương thái dương, giữa xương thái dương và màng não cứng. Nơi đây xương thái dương rất mỏng, nên dễ vỡ, sẽ làm đứt động mạch, tạo nên khối máu tụ ngoài màng cứng gây chèn ép não.           – Lỗ rách: có ĐM cảnh trong lướt qua. 2.3.2.2..Mặt trên xương đá: – Phía ngoài: gồ lên gọi là trần hòm nhĩ. – Phía trong:lõm, là vết ấn của hạch sinh 3 ( nơi dây TK V bắt đầu chia 3 nhánh V1, V2, V3  ). 2.3.3.Hố sọ sau: gồm có: * Mỏm nền xương chẩm: là thành trên của hầu. *.Mặt sau xương đá: gồm có:      –  Lỗ ống tai trong, cho 3 dây TK : TK mặt (VII), TK trung gian ( VII’),  TK tiền đình ốc tai (VIII) đi qua.      – Lỗ TM cảnh trong: cho các dây TK: Thiệt hầu (IX), TK lang thang (X), TK phụ (XI).đi qua. * Mặt trong xương chẩm: gồm có Hình : Xương chẩm:               A. Nhìn trên, B. Nhìn dưới “ Nguồn: Nguyễn Quang Quyền (2007) Atlas Giải phẫu người ” – Lỗ lớn xương chẩm : giới hạn giữa hành tủy và tủy gai. – Lỗ TK hạ thiệt: nằm 2 bên, cho dây TK hạ thiệt (XII) đi qua. – Rãnh xoang TM ngang, tiếp đến là rãnh xoang xích-ma (sigma), đỗ vào lỗ TM cảnh trong. – Xoang TM dọc trên: đi từ mào trán, dọc theo mặt trong xương đỉnh, đến xương chẩm rồi đổ vào hội lưu các xoang ( hội lưu Hérophille). 2.4.NỀN SỌ NHÌN TỪ DƯỚI: đi từ trước ra sau gồm có: 2.4.1.Phần ngang của xương hàm trên: có lỗ ống răng cửa. 2.4.2.Xương khẩu cái: có 2 lỗ khẩu cái(lớn và bé) để cho ĐM và TK cùng tên đi qua. 2.4.3.Cánh lớn xương bướm: có 2 mỏm chân bướm ngoài và trong, giữa là hố chân bướm. 2.4.4.Phần đá và phần nhĩ xương thái dương: – Phần đá: có lỗ ĐM cảnh trong để cho ĐM cảnh trong đi vào. – Phần nhĩ: có hố hàm, củ hàm, mỏm trâm, lỗ trâm chũm(có dây TK VII đi ra). 2.4.5.Xương chẩm: Có 2 lồi cầu chẩm giống như hình đế giày để khớp với đốt sống cổ 1. 2.4.6.Xương móng: nằm trên sụn thanh quản, gồm có 1 thân ở giữa, và 2 sừng (lớn và bé). 2. Khớp thái dương hàm dưới 2.1. Mặt khớp:  gồm 2 mặt khớp và đĩa khớp: 2.1.1. Mặt khớp xương thái dương: gồm có + Hố hàm : thuộc phần trai xương thái dương. + Củ khớp: lồi, nằm phía trước hố hàm , nên dễ trật khớp thái dương-hàm. * Mặt khớp xương hàm dưới: Là mỏm lồi cầu của xương hàm dưới.  * Đĩa khớp: Vì mặt khớp của xương thái dương và xương hàm dưới đều lồi, nên phải có đĩa khớp chêm vào giữa hai mặt khớp. 2.1.2. Phương tiện nối khớp Gồm bao khớp và hệ thống dây chằng – Bao khớp: gồm có bao xơ và màng hoạt dịch. + Bao xơ: bám vào chu vi mặt khớp của xương thái dương(ở trên) đến chu vi mặt khớp của xương hàm dưới (ở dưới). + Màng hoạt dịch: có đĩa khớp nằm giữa, chia đôi thành hai ổ khớp nên có hai bao hoạt dịch riêng biệt nhau cho mỗi ổ khớp, không thông thương với nhau. – Các dây chằng: bao khớp được tăng cường ở hai bên bởi dây chằng ngoàidây chằng trong. Ngoài ra còn một số các dây chằng phụ nằm xa hơn tăng cường cho khớp. Hình : Cấu tạo khớp thái dương – hàm dưới “ Richard L. Drake (2004) Gray’s Anatomy for students ” 2.1.3. Mạch và thần kinh – Động mạch: khớp thái dương hàm dưới được cấp máu bởi các nhánh của động mạch: thái dương giữa, màng não giữa, nhĩ trước, hầu lên. – Bạch huyết đổ về các hạch bạch huyết của tuyến mang tai. – Thần kinh: nhánh của thần kinh hàm dưới V3 là TK cắn và TK tai thái dương. 2.1.4. Động tác Hoạt động của khớp thái dương hàm dưới được thực hiện nhờ sự phối hợp hoạt động của cả hai khớp hai bên và dựa trên hai động tác cơ bản tại khớp là: – Động tác bản lề: chỏm xương hàm dưới xoay  theo trục ngang. – Động tác trượt: đĩa khớp trượt trên củ khớp và diện khớp của hố hàm dưới,như: động tác hạ và nâng hàm dưới, đưa hàm dưới ra trước, đưa hàm dưới ra sau,đưa hàm dưới qua lại sang bên. 3.ĐẠI CƯƠNG HỆ CƠ 3.1. Phân loại cơ:  dựa vào chức năng và hình dáng 3.1.1.Dựa vào chức năng : có  3 loại cơ: cơ vân, cơ trơn và cơ tim. * Cơ vân : gồm các cơ bao phủ bên ngoài xương(cơ ở đầu mặt cổ, ở chi, ngưc, bụng, lưng và đáy chậu…).được điều khiển bởi hệ thần kinh vận động. * Cơ trơn: gồm các cơ của các cơ quan, như: thực quản, dạ  dày, ruột, tử cung, bàng quang, trực tràng, túi mật, niệu quản…..được điều khiển bởi hệ thần kinh tự chủ  (giao cảm và đối giao cảm) * Cơ tim: là loại cơ có cấu tạo giống cơ vân, nhưng hoạt động giống cơ trơn. 3.1.2.Dựa vào hình dáng: có 4 lại cơ: *Cơ nhị đầu: có 2 đầu(cơ nhị đầu cánh tay, cơ nhị đầu đùi). *Cơ tam đầu:có 3 đầu(cơ tam đầu cánh tay). *Cơ tứ đầu:có 4 đầu(cơ tứ đầu đùi). *Cơ nhị thân: có 2 thân, ở giữa là gân(cơ hoành, cơ nhị thân). 3.2.Cấu tạo cơ vân: Gồm 2 đầu gân (bám vào 2 xương )và 1 thân cơ ở giữa gọi là bụng cơ.  Đầu cố định , gọi là đầu nguyên ủy, đầu di động, gọi là đầu bám tận. 4.CƠ ĐẦU MẶT CỔ Các cơ đầu mặt cổ thường chia làm hai vùng là cơ đầu mặt và cơ cổ. – Cơ ở đầu mặtgồm hai nhóm cơ chính là nhóm cơ mặt và nhóm cơ nhai – Cơ ở vùng cổ được chia thành ba vùng: cơ vùng cổ sau, cơ vùng cổ trước và cơ vùng cổ bên. Cơ vùng cổ sau hay vùng gáy gồm hai nhóm: nhóm cơ dưới chẩm và nhóm cơ lưng gáy (sẽ được mô tả trong phần cơ thân). Các cơ vùng cổ trước và bên được chia thành năm nhóm chính là cơ cổ bên, cơ trên móng, cơ dưới móng, cơ trước cột sống, cơ bên cột sống. 4.1. Cơ đầu mặt 4.1.1. Các cơ mặt:còn gọi là  cơ bám da mặt có ba đặc điểm chung: – Có nguyên ủy ở sâu (xương, mạc, cân, dây chằng) và bám tận ở da quanh các lỗ tự nhiên (mắt, mũi, miệng). – Do dây thần kinh mặt (dây VII) vận động. – Có tác dụng biểu hiện nhiều loại cảm xúc khác nhau trên nét mặt Các cơ mặt được chia làm năm nhóm sau: * Các cơ trên sọ: nằm và bám vào phía trước, sau và bên của cân trên sọ, gồm: + Cơ chẩm trán: Cơ có hai bụng chẩm và trán nằm trên các xương cùng tên và được nối với nhau bởi cân trên sọ. Tác dụng : bụng trán làm kéo da đầu ra trước, nâng lông mày, nhăn da trán, bụng chẩm kéo da đầu ra sau. + Cơ thái dương đỉnh: Đi từ đường gáy trên xương chẩm và mỏm chũm xương thái dương, hòa lẫn với các cơ tai ở mặt bên sọ rồi bám vào cân trên sọ. Cơ thường kém phát triển. * Các cơ tai: nằm quanh tai, bám tận vào loa tai, gồm cơ tai trước, tai sau và tai trên. Các cơ này thường kém phát triển và không có chức năng ở  người. * Các cơ mắt: nằm quanh khe mi, gồm ba cơ: cơ vòng mắt, cơ cau mày, cơ hạ mày. + Cơ vòng mắt: gồm hai phần là ổ mắt và mí, phần ổ mắt đi từ xương thành trong ổ mắt, phần mí mắt đi từ dây chằng mí trong. Các sợi chạy vòng quanh ổ mắt (phần ổ mắt) hoặc đi ra ngoài trong hai mí mắt và đan với nhau ở góc mắt ngoài Tác dụng: Nhắm mắt + Cơ cau mày: Đi từ đầu trong cung mày của xương trán đến da ở giữa vùng lông mày. Tác dụng: Kéo lông mày xuống dưới và làm nhăn da trán theo chiều dọc tức cau mày. + Cơ hạ mày: Là một số sợi trên của phần ổ mắt cơ vòng mắt, các sợi chạy lên bám vào da vùng lông mày. Tác dụng: Kéo lông mày xuống dưới. * Các cơ mũi: bám quanh mũi ngoài, gồm ba cơ: cơ mảnh khảnh, cơ mũi, cơ hạ vách mũi. + Cơ mảnh khảnh: Đi từ mạc phần dưới xương mũi đến bám vào da trán, giữa hai lông mày, ở sát hoặc hoà lẫn với bờ trong bụng trán cơ chẩm –  trán Tác dụng: Kéo góc trong lông mày xuống, gây ra các nếp nhăn ngang trên sống mũi. + Cơ mũi: gồm phần ngang và phần cánh, đi từ phía ngoài khuyết mũi xương hàm trên, đến bám vào sụn cánh mũi. Tác dụng: Phần ngang làm hẹp lỗ mũi; phần cánh kéo cánh mũi xuống dưới và ra ngoài, làm nở rộng lỗ mũi. + Cơ hạ vách mũi: Đi từ giữa xương hàm trên đến bám vào phần di động của vách mũi.Tác dụng: Kéo vách mũi xuống dưới, cùng phần cánh cơ mũi làm nở mũi. * Các cơ miệng: có 12 cơ mỗi bên bám quanh miệng là: + Cơ nâng môi trên cánh mũi: đi từ mỏm trán xương hàm trên bám tận sụn cánh mũi lớn, da mũi và môi trên. Tác dụng: kéo môi lên trên và làm nở mũi. + Cơ nâng môi trên: đi từ bờ ngoài ổ mắt, măt ngoài xương gò má đến môi trên và rãnh môi mũi.Tác dụng: kéo môi trên ra ngoài và lên trên. + Cơ nâng góc miệng: đi từ hố nanh xương hàm trên đến góc miệng.Tác dụng: kéo góc miệng lên trên. Hình 2.1. Các cơ mặt (nhìn bên) “ Nguồn: Phạm Đăng Diệu (2003), Giải phẫu đầu mặt cổ ” + Cơ gò má lớn: đi từ măt ngoài cung gò má đến góc miệng. Tác dụng: kéo góc miệng lên trên và ra sau, gây cười. + Cơ gò má bé: đi từ măt ngoài xương gò má bám tận môi trên. Tác dụng: kéo môi trên lên trên và ra ngoài. + Cơ cười: đi từ mạc cơ cắn đến da góc miệng, có tác dụng: kéo mép miệng ra ngoài và hơi lên trên, gây mỉm cười. + Cơ hạ môi dưới: đi từ măt ngoài, đường giữa xương hàm dưới và lỗ cằm bám tận da môi dưới.Tác dụng: kéo môi dưới xuống dưới và ra ngoài, gây mỉa mai. + Cơ hạ góc miệng: đi từ đường chéo của xương hàm dưới bám tận da góc miệng và cơ vòng miệng.Tác dụng: kéo góc miệng xuống dưới, gây buồn bã. + Cơ cằm: đi từ hố răng cửa xương hàm dưới đến da cằm, có tác dụng: đưa môi dưới lên trên và ra trước, làm nhăn da cằm, diễn tả sự nghi ngờ hoăc khinh bỉ. + Cơ mút: đi từ mỏm huyệt răng của xương hàm trên và xương hàm dưới, bờ trước và vách giữa chân bướm hàm dưới hội tụ về góc miệng liên kết với cơ vòng miệng.Tác dụng: ép má vào răng và nướu, giúp nhai, mút, thổi … + Cơ ngang cằm. + Cơ vòng miệng: cơ vòng trong là những thớ vòng xung quanh môi,  cơ vòng ngoài là các thớ riêng đi từ xương hàm trên và xương hàm dưới ở giữa 2 môi trên và dưới tới 2 mép.Tác dụng: mím môi, bĩu môi, nhai, thổi … 4.1.2. Nhóm cơ nhai:  gồm bốn cơ: cơ thái dương, cơ cắn, cơ chân bướm trong và ngoài, là các cơ bám xương, có tác dụng vận động khớp thái dương hàm, chủ yếu tạo ra động tác nhai. Các cơ nhai được chi phối bởi các nhánh của thần kinh hàm dưới (TK V3) . Nhóm cơ nhai có chung các đặc điểm sau: – Nguyên ủy ở khối xương sọ, – Bám tận ở xương hàm dưới. – Dây thần kinh hàm dưới chi phối vận động. – Tác dụng là vận động xương hàm dưới. * Cơ cắn Cơ có hình bốn cạnh, gồm hai phần: nông và sâu – Nguyên ủy: + Phần nông bám từ 2/3 trước bờ dưới cung gò má bởi một mảnh cân dầy. + Phần sâu bám từ mặt trong cung gò má. – Bám tận: + Phần nông các thớ chạy xuống dưới và ra sau, tận hết ở phần giữa mặt ngoài cành xương hàm dưới và góc hàm dưới. + Phần sâu tận hết ở mặt ngoài mỏm vẹt xương hàm dưới và phần trên mặt ngoài ngành hàm dưới. – Động tác: cơ co nâng hàm dưới lên trên và cắn chặt hàm răng. – Thần kinh chi phối: thần kinh cắn, nhánh của dây V3 * Cơ thái dương Cơ có hình quạt, nằm phía bên của đầu – Nguyên ủy: bám từ sàn của hố thái dương và mặt sâu của mạc thái dương. – Bám tận: các thớ chạy xuống dưới hội tụ lại và tận hết bởi một gân lách giữa mặt trong cung gò má và phần trai thái dương, để bám tận vào mặt trong bờ trước, bờ sau  mỏm vẹt và bờ trước cành xương hàm dưới. – Động tác: nâng xương hàm dưới lên làm ngậm miệng, các thớ sau kéo xương hàm dưới ra sau, nghiến răng. – Thần kinhchi phối: các nhánh thái dương sâu của dây V3. * Cơ chân bướm trong Là một cơ dày, hình bốn cạnh – Nguyên ủy: bám từ mặt trong mảnh chân bướm ngoài của xương bướm, mỏm tháp xương khẩu cái, củ xương hàm trên. – Bám tận: các thớ chạy xuống dưới, ra ngoài ra sau, tận hết bởi một mảnh gân chắc bám vào phần sau dưới mặt trong của cành hàm dưới và góc hàm – Động tác: nâng hàm dưới lên trên, ra trước, và giúp động tác xoay trong lúc nhai. Phối hợp cùng cơ chân bướm ngoài giúp đưa hàm dưới ra trước. – Thần kinhchi phối: thần kinh chân bướm trong, nhánh của dây V3. * Cơ chân bướm ngoài – Hình 2.4. Các cơ nhai “ Nguồn: Sobotta (2008) Atlas of Human Anatomy ” –  Nguyên ủy có hai bó: + Bó trên từ mặt dưới và mào dưới thái dương của cánh lớn xương bướm + Bó dưới từ mặt ngoài mảnh chân bướm ngoài. – Bám tận: các thớ cơ chạy ra sau và ra ngoài để bám tận vào hõm trước cổ xương hàm dưới và bao khớp, đĩa khớp của khớp thái dương hàm dưới. – Động tác: đưa hàm dưới ra trước, kéo đĩa khớp thái dương hàm dưới ra trước và giúp động tác xoay trong lúc nhai. Tham gia vào động tác há miệng. – Thần kinh chi phối: thần kinh chân bướm ngoài, nhánh của dây V3. 4.2. Các cơ ở cổ 4.2.1. Cơ dưới chẩm Có bốn cơ dưới chẩm, gồm hai cơ thẳng và hai cơ chéo: – Cơ thẳng đầu sau lớn đi từ mỏm gai đốt trục đến phần ngoài đường gáy dưới của xương chẩm. Có động tác ngửa, nghiêng đầu sang bên và xoay đầu. – Cơ thẳng đầu sau bé: làm ngửa và nghiêng đầu sang bên. – Cơ chéo đầu dưới: làm xoay đốt đội và xoay đầu quanh mỏm răng đốt trục. – Cơ chéo đầu trên: làm ngữa và xoay đầu ra ngoài. 4.2.2. Cơ cổ bên Có hai cơ thuộc nhóm cơ cổ bên: – Cơ bám da cổ: đi từ mạc nông ngực bám vào da phía dưới cằm. Cơ liên kết với các cơ hạ môi dưới và hạ góc miệng thực hiện động tác kéo hàm và môi dưới xuống dưới. Khi tác động với các cơ bám da môi khác sẽ diễn tả sự sợ hãi, đau khổ. – Cơ ức đòn chũm: bờ trước cơ là mốc để tìm bó mạch cảnh, bờ sau cơ là mốc tìm đám rối thần kinh cổ nông. Đi từ xương ức, mặt trên trong xương đòn, bám vào mặt ngoài mỏm chũm. Khi cơ co một bên làm xoay và kéo đầu về bên đó. Khi cơ co hai bên làm gấp hoặc duỗi cột sống cổ. Hình 2.5. Các cơ dưới chẩm và các cơ vùng gáy “ Nguồn: Phạm Đăng Diệu (2003), Giải phẫu đầu mặt cổ ” Hình 2.6. Các cơ cổ bên “ Nguồn: Nguyễn Quang Quyền (2007) Atlas giải phẫu người ” 4.2.3. Cơ trên móng Có bốn cơ trên móng, chúng có chung đặc điểm là nguyên ủy từ các xương đầu mặt và bám tận vào xương móng, nên có tác dụng nâng xương móng, sàn miệng, đáy lưỡi lên khi nuốt. Gồm – Cơ nhị thân: có hai bụng trước và sau nối với nhau bằng gân trung gian. Bụng trước đi từ rãnh cơ nhị thân của xương hàm dưới, bụng sau đi từ phía sau ở khuyết chũm xương thái dương đến gân trung gian, gân bám vào thân và sừng lớn xương móng xuyên qua cơ trâm móng. Tác dụng: nâng xương móng và đáy lưỡi lên trên, cố định xương móng, hạ xương hàm dưới. Thần kinh chi phối: bụng sau là thần kinh mặt; bụng trước là thần kinh hàm móng (nhánh của thần kinh huyệt răng thuộc dây V3). – Cơ trâm móng: đi từ mỏm trâm xương thái dương đến bám vào chỗ nối thân với sừng lớn xương móng. Tác dụng: Nâng và kéo xương móng ra sau, kéo đáy lưỡi lên trên. Thần kinh chi phối: nhánh trâm móng của thần kinh mặt. – Cơ hàm móng: đi từ đường hàm móng của xương hàm dưới đến bám vào mặt trước thân xương móng. Tác dụng: Kéo xương móng và đáy lưỡi lên trên, hạ xương hàm dưới. Thần kinh chi phối: nhánh hàm móng (nhánh của thần kinh huyệt răng dưới thuộc dây V3) – Cơ cằm móng: đi từ gai cằm đến bám vào mặt trước thân xương móng. Tác dụng: Kéo xương móng và lưỡi ra trước lên trên. Thần kinh chi phối: nhánh của thần kinh cổ C1 qua đường dây XII Hình 2.7. Các cơ trên móng “ Nguồn: Nguyễn Quang Quyền (2007) Atlas giải phẫu người ” 4.2.4. Các cơ dưới móng Có bốn cơ dưới móng với đặc điểm chung là có nguyên ủy từ các xương: ức, xương đòn, xương vai đến bám vào xương móng, nên có tác dụng kéo xương móng xuống dưới. – Cơ ức móng: đi từ mặt sau xương ức và đầu trong xương đòn bám vào bờ dưới thân xương móng. Kéo thanh quản và xương móng xuống dưới. – Cơ ức giáp: đi từ mặt sau xương ức và sụn sườn I bám vào đường chéo của mặt ngoài sụn giáp. Kéo thanh quản và sụn giáp xuống dưới. – Cơ giáp móng: đi từ đường chéo sụn giáp đến bám vào bờ dưới thân và sừng lớn xương móng. Kéo thanh quản và xương móng xuống dưới, kéo sụn giáp lên trên. – Cơ vai móng: kéo xương móng và thanh quản xuống dưới ra sau. Cơ có hai bụng: + Bụng dưới: đi từ xương vai, đến bám vào dưới cơ ức đòn chũm. + Bụng trên: từ gân trung gian, bám vào thân xương móng. 4.2.5. Cơ trước cột sống – Cơ thẳng đầu trước: làm động tác cúi đầu. – Cơ thẳng đầu bên: đi từ mặt trên mỏm ngang đốt đội (C1), bám vào mỏm tĩnh mạch cảnh của xương chẩm; có tác dụng làm nghiêng đầu sang bên. – Cơ dài đầu: làm cúi đầu. – Cơ dài cổ: tác dụng gấp và xoay nhẹ các đốt sống cổ. Gồm 3 phần: phần thẳng, phần chéo dưới, phần chéo trên. 4.2.6. Cơ bên cột sống – Cơ bậc thang trước: đi từ củ trước mỏm ngang các đốt sống cổ C3, C4, C5, C6; bám vào mặt trên xương sườn 1. Tác dụng nâng xương sườn 1 lên trên, gấp và xoay nhẹ cột sống cổ. Do nhánh trước các thần kinh gai sống cổ từ C5 đến C8 vận động. – Cơ bậc thang giữa: đi từ củ sau mỏm ngang các đốt sống cổ C2 đến C6, bám vào mặt trên xương sườn 1, sau rãnh động mạch dưới đòn. Tác dụng nâng xương sườn 1 lên trên, gấp và xoay nhẹ cột sống cổ. Do nhánh trước các thần kinh gai sống cổ C3, C4 vận động. – Cơ bậc thang sau: đi từ củ sau mỏm ngang các đốt sống cổ C4, C5, C6; bám vào mặt ngoài xương sườn 2. Tác dụng nâng xương sườn 2 lên, gấp và xoay nhẹ cổ. Do nhánh trước các thần kinh gai sống cổ C4, C5, C6 vận động. Hình 2.8.Các cơ dưới móng “ Nguồn: Nguyễn Quang Quyền (2007) Atlas giải phẫu người ” Hình 2.9. Các cơ trước cột sống và bên cột sống “ Nguồn: Nguyễn Quang Quyền (2007) Atlas giải phẫu người ” 4.3. Các tam giác cổ Cổ được chia thành các vùng trước, bên và sau. Vùng cổ sau tương ứng với vùng cơ thang, còn các vùng cổ trước và bên ngăn cách nhau bằng cơ ức đòn chũm. Vùng cổ trước còn gọi là tam giác cổ trước. Vùng cổ bên còn gọi là tam giác cổ sau. 4.3.1. Tam giác cổ trước Giới hạn:    Ở trên: đường chạy dọc theo bờ dưới thân xương hàm dưới và tiếp tục từ góc hàm tới mỏm chũm xương thái dương.                       Ở sau ngoài: bờ trước cơ ức đòn chũm                       Ở trước trong: đường giữa cổ Đỉnh tam giác nằm ở bờ trên xương ức. Tam giác cổ trước được cơ nhị thân và cơ vai móng chia thành các tam giác nhỏ hơn: 4.3.1.1. Tam giác dưới cằm Giới hạn:    Ở sau: thân xương móng                       Ở trước trong: đường giữa cổ từ cằm dưới tới xương móng.                                Ở trước ngoài: bụng trước cơ nhị thân Đỉnh tam giác dưới cằm là cằm, sàn tam giác là cơ hàm móng. Tam giác dưới cằm chứa các hạch bạch huyết và các tĩnh mạch nhỏ hợp nên tĩnh mạch cảnh trước. 4.3.1.2. Tam giác dưới hàm: còn được gọi là tam giác nhị thân Giới hạn:    Ở trên: bờ dưới thân xương hàm dưới và tiếp tục từ góc hàm đến mỏm chũm xương thái dương.                       Ở sau dưới: bụng sau cơ nhị thân, cơ trâm móng                       Ở trước dưới: bụng trước cơ nhị thân Sàn tam giác dưới hàm do các cơ hàm móng và móng lưỡi tạo nên. Tam giác được che phủ bởi lá nông của mạc cổ và các lớp nông hơn lá này ở vùng cổ. Vùng trước của tam giác dưới hàm chứa tuyến nước bọt dưới hàm, động mạch mặt đi ở mặt sâu của tuyến, tĩnh mạch mặt và các hạch bạch huyết dưới hàm đi ở mặt nông của tuyến. Vùng sau của tam giác chứa phần dưới của tuyến mang tai. 4.3.1.3. Tam giác cảnh Giới hạn:    Ở sau ngoài: bờ trước cơ ức đòn chũm                       Ở trước trên: bụng sau cơ nhị thân                       Ở trước dưới: bụng trên cơ vai móng Sàn tam giác cảnh do các cơ khít hầu giữa, cơ khít hầu dưới cùng một phần của các cơ giáp móng và móng lưỡi tạo nên. Tam giác được che phủ bởi mạc cổ và các lớp nông hơn mạc cổ ở vùng cổ. Trong tam giác này chứa: đoạn cuối của động mạch cảnh chung, đoạn đầu của các động mạch cảnh trong và ngoài; tĩnh mạch cảnh trong; các nhánh của động mạch cảnh ngoài và các tĩnh mạch tương ứng; thần kinh lang thang; thần kinh hạ thiệt cùng rễ trên của quai cổ, các thần kinh thanh quản trong và ngoài. 4.3.1.4. Tam giác cơ Giới hạn:    Ở sau trên: bụng trên cơ vai móng                       Ở sau dưới: bờ trước cơ ức đòn chũm                       Ở trước trong: đường giữa cổ từ xương móng tới xương ức. Trong tam giác này chứa: mạch máu giáp dưới, thần kinh thanh quản dưới, tuyến giáp, khí quản, thực quản. 4.3.2. Tam giác cổ sau Giới hạn:    Ở trước: cơ ức đòn chũm                       Ở sau: bờ trước cơ thang                       Ở dưới: 1/3 giữa xương đòn Đỉnh tam giác cổ sau nằm giữa các chổ bám tận của cơ ức đòn chũm và cơ thang vào mỏm chũm. Sàn của tam giác từ trên xuống dưới được tạo bởi: cơ bán gai đầu, cơ gối đầu, cơ nâng vai, cơ bậc thang giữa. Tam giác cổ sau chứa: thần kinh phụ, các đám rối cổ và cánh tay, động mạch dưới đòn, động mạch ngang cổ, động mạch trên vai, tĩnh mạch cảnh ngoài và các nhánh của nó, các hạch cổ sâu trên, ở đỉnh có động mạch chẩm đi qua. Bụng dưới cơ vai móng bắt chéo và chia tam giác cổ sau thành: 4.3.2.1. Tam giác chẩm Giới hạn:    Ở trước: bờ sau cơ ức đòn chũm                       Ở sau: bờ trước cơ thang                       Ở dưới: bụng dưới cơ vai móng. 4.3.2.2. Tam giác vai đòn: tương ứng với hố trên đòn Giới hạn:    Ở trước: cơ ức đòn chũm                       Ở sau trên: bụng dưới cơ vai móng.                       Ở sau dưới: 1/3 giữa xương đòn. Hình 2.10. Các tam giác cổ “ Richard L. Drake (2004) Gray’s Anatomy for students ” 4.4. Mạc đầu mặt cổ 4.4.1. Mạc đầu mặt Các mạc vùng đầu gồm: – Mạc thái dương: đi từ đường thái dương trên phủ lên mặt nông cơ thái dương, rồi tách thành hai lá ôm lấy cung gò má và bám vào bờ dưới của cung. – Mạc cắn:do lá nông mạc thái dương nối tiếp xuống dưới bao bọc cơ cắn và bám các cạnh vào cành xương hàm dưới. – Mạc mang tai: bao bọc tuyến nước bọt mang tai, phía trên bám vào cung gò má và liên tiếp với mạc thái dương; phía trước liên tục với mạc cơ cắn; phía sau liên tục với mạc cổ bao bọc cơ ức – đòn chũm; phía dưới liên tục với lá nông mạc cổ (phần trên móng). 4.4.2. Mạc cổ Các mạc vùng cổ gồm: – Lá nông mạc cổ: nằm sâu dưới cơ bám da cổ và tổ chức dưới da, phía sau lá tách thành hai lá bao bọc cơ thang; rồi nhập lại phủ tam giác cổ sau; lại tách thành hai lá boa bọc cơ ức đòn chũm; lại nhập lại ở bờ trước cơ này; đi ra trước vào trong và liên tiếp với bên đối diện. – Lá trước khí quản: gồm hai lá: + Lá nông: chắc, bọc hai cơ ức móng và vai móng. + Lá sâu: bọc hai cơ ức giáp và giáp móng. – Lá trước cột sống: phủ mặt trước các cơ trước cột sống./.

Chia sẻ:

  • Twitter
  • Facebook
Thích Đang tải...

Liên quan

Từ khóa » Giải Phẫu Nền Sọ Trước