Bài 11. Khu Vực Đông Nam Á - Địa Lí - Củng Cố Kiến Thức
Có thể bạn quan tâm
TIẾT 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
I. TỰ NHIÊN
1. Vị trí địa lí và lãnh thổ
- Nằm ở phía Đông-Nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Úc.
- Đông Nam Á bao gồm hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo xen giữa biển rất phức tạp.
- Đông Nam Á có vị trí quan trọng, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn, nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng.
- Diện tích: 4,5 triệu km2.
- Gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Singapo, Thái Lan, Mianma, Malaysia, Indonexia, Philippin, Brunay, Đông timo.
2. Đặc điểm tự nhiên
a) Đông Nam Á lục địa
- Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam hoặc Bắc – Nam, xen giữa núi là các thung lũng rộng, ven biển có đồng bằng phù sa màu mỡ.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Khoáng sản nhiều than đá, dầu mỏ, sắt, thiếc…
b) Đông Nam Á biển đảo
- Nhiều đảo với nhiều núi lửa, ít sông lớn nên ít đồng bằng lớn.
- Khí hậu xích đạo và nhiệt đới ẩm.
- Khoáng sản nhiều than đá, dầu mỏ, sắt, thiếc, đồng...
3. Đánh giá điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á
a) Thuận lợi
- Phát triển nông nghiệp nhiệt đới.
- Phát triển kinh tế biển (trừ Lào).
- Nhiều khoáng sản, thuận lợi phát triển công nghiệp.
- Nhiều rừng, tạo điều kiện phát triển lâm nghiệp.
- Phát triển du lịch.
b) Khó khăn
- Thiên tai: Động đất, núi lửa, bão, lũ lụt…
- Suy giảm rừng, xói mòn đất…
c) Biện pháp
- Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên.
- Phòng chống, khắc phục thiên tai.
II. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
1. Dân cư
- Dân số đông, mật độ cao.
- Tỉ suất gia tăng tự nhiên còn cao nhưng đang suy giảm.
- Dân số trẻ, số dân trong độ tuổi lao động cao → Nguồn lao động tuy dồi dào nhưng trình độ còn hạn chế → Ảnh hưởng tới vấn đề việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Phân bố dân cư không đều: tập trung ở đồng bằng, ven biển, vùng đất đỏ.
2. Xã hội
- Các quốc gia có nhiều dân tộc
- Một số dân tộc phân bố rộng → ảnh hưởng quản lí, xã hội, chính trị.
- Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa và tôn giáo lớn.
- Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa có nhiều nét tương đồng.
TIẾT 2: KINH TẾ
I. CƠ CẤU KINH TẾ
- Có sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế theo hướng: giảm tỉ trọng của nông nghiệp và tăng tỉ trọng của công nghiệp, dịch vụ trong GDP.
- Nguyên nhân: do phát triển nhanh công nghiệp và dịch vụ.
II. CÔNG NGHIỆP
- Phát triển theo hướng tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài, hiện đại hóa thiết bị, chuyển giao công nghệ và đào tạo kĩ thuật cho người lao động, sản xuất các mặt hàng xuất khẩu → nhằm tích lũy vốn, công nghệ và phát triển thị trường.
- Các ngành phát triển mạnh:
+ Sản xuất và lắp ráp ô tô, thiết bị điện tử…
+ Khai thác khoáng sản kim loại, dầu khí, than…
+ Dệt may, da giày, chế biến thực phẩm… phục vụ xuất khẩu.
III. DỊCH VỤ
- Giao thông vận tải được mở rộng và tăng thêm.
- Thông tin liên lạc cải thiện và nâng cấp.
- Hệ thống ngân hàng và tín dụng được phát triển và hiện đại.
→ Phục vụ đời sống, nhu cầu phát triển trong nước và thu hút các nhà đầu tư.
IV. NÔNG NGHIỆP
Nền nông nghiệp nhiệt đới, giữ vai trò quan trọng.
1. Trồng lúa nước
- Cây lương thực truyền thống và quan trọng.
- Sản lượng không ngừng tăng.
- Thái Lan và Việt Nam là những nước xuất khẩu gạo nhiều nhất trên thế giới.
2. Trồng cây công nghiệp
- Có cao su, cà phê, hồ tiêu… chủ yếu để xuất khẩu.
3. Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản
- Chăn nuôi tuy có số lượng nhiều nhưng chưa thành ngành chính: trâu, bò, lợn, gia cầm.
- Ngành nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản là ngành truyền thống và đang phát triển.
TIẾT 3: HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN)
I. MỤC TIÊU VÀ CƠ CHẾ HỢP TÁC CỦA ASEAN
- Năm 1967, tại Băng Cốc (Thái Lan), 5 nước Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin và Xin-ga-po đã kí tuyên bố thành lập ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á).
- Hiện nay là 10 thành viên.
1. Các mục tiêu chính của ASEAN
- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.
- Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, ổn định, có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển.
- Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối nước hoặc các tổ chức quốc tế.
→ Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.
2. Cơ chế hợp tác của ASEAN
- Thông qua các hội nghị, các diễn đàn, các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, thể thao...
- Thông qua kí kết các hiệp ước hai bên, nhiều bên hoặc các hiệp ước chung.
- Thông qua các dự án, chương trình phát triển.
- Xây dựng “Khu vực thương mại tự do ASEAN”.
→ Thực hiện cơ chế hợp tác sẽ bảo đảm cho ASEAN đạt được các mục tiêu chính và mục đích cuối cùng là hòa bình, ổn định và cùng phát triển.
II. THÀNH TỰU CỦA ASEAN
- Có 10/ 11 quốc gia Đông Nam Á là thành viên của ASEAN.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khối khá cao dù chưa đều và chưa vững chắc.
- Đời sống nhân dân được cải thiện, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hóa, nhiều đô thị của các nước bắt kịp trình độ đô thị của các nước tiên tiến.
- Tạo dựng được môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.
III. THÁCH THỨC ĐỐI VỚI ASEAN
1. Trình độ phát triển còn chênh lệch
- Tăng trưởng không đều, trình độ phát triển chênh lệch dẫn tới một số nước có nguy cơ tụt hậu.
→ Giải pháp: Tăng cường các dự án, chương trình phát triển cho các nước có tốc độ phát triển kinh tế chậm hơn.
2. Vẫn còn tình trạng đói nghèo
- Một bộ phận dân chúng có mức sống thấp, tình trạng đói nghèo sẽ là lực cản của sự phát triển, là nhân tố dễ gây ra mất ổn định xã hội.
→ Giải pháp: Chính sách riêng ở mỗi quốc gia thành viên để xóa đói, giảm nghèo.
3. Các vấn đề xã hội khác
- Đô thị hóa nhanh.
- Các vấn đề tôn giáo, dân tộc.
- Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Nguồn nhân lực…
→ Giải pháp: Tăng cường hợp tác về chống bạo loạn, khủng bố. Tôn trọng nguyên tắc hợp tác nhưng không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Về cơ bản vẫn phải giải quyết tận gốc vấn đề bất bình đẳng xã hội và nâng cao đời sống nhân dân.
$ \Rightarrow$ Những thách thức này đòi hỏi các nước ASEAN cần nỗ lực giải quyết ở cả cấp quốc gia và khu vực.
IV. VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP ASEAN
1. Sự hợp tác của Việt Nam với các nước
- Gia nhập ASEAN vào năm 1995.
- Tham gia hoạt động trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ, trật tự - an toàn xã hội...
- Đóng góp nhiều sáng kiến để củng cố nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế, qua đó khẳng định vị trí của Việt Nam.
2. Cơ hội và thách thức
a) Cơ hội
- Xuất khẩu hàng hóa trên thị trường
- Giao lưu học hỏi kinh nghiệm, trình độ khoa học kĩ thuật, chuyển giao công nghệ...
- Tiếp thu có chọn lọc các tinh hoa văn hóa của khu vực ASEAN.
b) Thách thức
- Cạnh tranh lẫn nhau.
- Hòa nhập chứ không “hòa tan”.
c) Giải pháp
- Đón đầu đầu tư
- Áp dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao sức cạnh tranh.
Từ khóa » đặc điểm Của đông Nam á
-
Đông Nam Á – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đặc điểm Tự Nhiên Khu Vực Đông Nam Á
-
Đặc điểm Về điều Kiện Tự Nhiên Của Các Quốc Gia Đông Nam Á
-
Nêu đặc điểm Tự Nhiên Đông Nam Á - Top Lời Giải
-
Trình Bày đặc điểm địa Hình Khu Vực Đông Nam Á. - Toploigiai
-
Đặc điểm Tự Nhiên Của Khu Vực Đông Nam Á | SGK Địa Lí Lớp 8
-
Đặc điểm Xã Hội Đông Nam Á | SGK Địa Lí Lớp 8
-
Tự Nhiên - Đông Nam Á | SGK Địa Lí Lớp 11 - SoanVan.NET
-
Đặc điểm Khí Hậu Đông Nam Á? Những ảnh Hưởng Của Khí Hậu ...
-
Một Số đặc Trưng Văn Hóa Khu Vực Đông Nam Á - Chi Tiết Tin Tức
-
Điều Kiện Tự Nhiên Của Đông Nam Á - Luật Hoàng Phi
-
Top 15 đặc điểm đông Nam á
-
Top 15 đặc điểm Của đông Nam á
-
Em Hãy Trình Bày đặc điểm Nổi Bật Về địa Lí Của Khu Vực Đông Nam Á