TỰ HỌC SINH HỌC 12 - Trang chủ
- Phần 5 : Di truyền học
- Phần 6: Tiến hóa
- Phần 7: Sinh thái học
- Liên hệ
Bài 11: Liên kết gen và hoán vị gen Phương pháp giải bài tập
1. Nhận dạng quy luật liên kết gen- Lai 2 tính do 2 cặp gen cho kết quả giống lai 1 tính chứng tỏ các gen di truyền cùng nhau giống như 1 gen.
- Khi tự thụ phấn hoặc giao phối giữa các cá thể dị hợp 2 cặp gen cho kết quả kiểu hình 3 : 1 hoặc 1 : 2 : 1 ( = 4 tổ hợp = 2 x 2 => cá thể dị hợp 2 cặp gen chỉ cho 2 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau => 2 cặp gen cùng nằm trên 1 NST) => 2 gen liên kết với nhau.
- Lai phân tích cá thể dị hợp 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng cho tỉ lệ 1 : 1 (=2 tổ hợp = 2 x 1 => cá thể dị hợp 2 cặp gen cho 2 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau => 2 gen cùng nằm trên 1 NST) => 2 gen liên kết hoàn toàn với nhau.
|
2. Phương pháp giải toán di truyền liên kết gen hoàn toàn- Phương pháp: nhận dạng nhanh ( lai hai tính: khi tự thụ phấn cho tỉ lệ 3:1 hoặc 1:2:1 hoặc lai phân tích cá thể dị hợp 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng được tỉ lệ 1:1) hoặc xét sự di truyền riêng rẻ của từng tính trạng, sau đó nhân kết quả các phép lai 1 tính trạng với nhau, nếu kết quả nhân được không bằng kết quả phép lai mặc khác làm giảm xuất hiện biết dị tổ hợp thì các gen liên kết hoàn toàn.- P thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng có quan hệ trội lặn, F1 đồng trội, F1 x F1 à F2 : 4 tổ hợp, 3 kiểu gen, 2 hoặc 3 kiểu hình:
+ Nếu 2 kiểu hình tỉ lệ 3 : 1 => Dị hợp đều AB/ab x AB/ab + Nếu 3 kiểu hình tỉ lệ 1 : 2 : 1 => Dị hợp chéo Ab/aB x Ab/aB- Nếu kết quả lai có sự xuất hiện kiểu gen ab/ab à P đều tạo giao tử ab => dị hợp đều AB/ab x AB/ab (liên kết đồng)
- Nếu kết quả phép lai không có sự xuất hiện kiểu gen ab/ab => Cả bố và mẹ hoặc ít nhất 1 trong 2 cơ thể bố mẹ không tạo giao tử ab
=> Ab/aB x Ab/Ab ( di hợp chéo, liên kết đôi) hoặc Ab/aB x AB/ab |
3. Nhận dạng quy luật hoán vị gen- Khi tự thụ phấn hoặc giao phối giữa các cá thể dị hợp 2 cặp gen cho 4 kiểu hình với tỉ lệ không bằng nhau, và khác tỉ lệ 9:3:3:1 (không giống phân li độc lập) => cá thể dị hợp 2 cặp gen giảm phân cho 4 loại giao tử với tỉ lệ không bằng nhau => Hoán vị gen- Hoặc lai phân tích cá thể dị hợp 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng cho 4 tổ hợp khác tỉ lệ 1:1:1:1 (thường là 2 tổ hợp lớn bằng nhau, 2 tổ hợp nhỏ bằng nhau) => cá thể dị hợp 2 cặp gen giảm phân cho 4 loại giao tử với tỉ lệ không bằng nhau => Hoán vị gen |
4. Phương pháp giải toán di truyền theo quy luật hoán vị gen- Phương pháp: Nhận dạng nhanh (lai 2 tính: khi tự thụ phấn cho 4 kiểu hình với tỉ lệ không bằng nhau và khác tỉ lệ 9:3:3:1 hoặc lai phân tích cá thể dị hợp tử 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng cho 4 tổ hợp khác tỉ lệ 1:1:1:1) hoặc xét sự di truyền riêng lẻ của từng tính trạng, sau đó nhân kết quả các phép lai 1 tính trạng với nhau, nếu kết quả nhân được không bằng kết quả của phép lai, mặc khác làm tăng xuất hiện biến dị tổ hợp thì các gen hoán vị.
- Xác định tần số gen hoán vị : TSHVG (f)
Số giao tử sinh ra do hoán vị gen x 100% Tổng số giao tử được sinh ra Số tế bào sinh dục đi vào giảm phân có xảy ra trao đổi chéo x 100% 2 x Tổng số tế bào sinh dục đi vào giảm phân+ Đối với phép lai phân tích: TSHVG (f) Tổng số cá thể của 2 kiểu hình tỉ lệ thấp x 100% Tổng số cá thể+ Đối với hoán vị ở liên kết giới tính: TSHVG (f) Tổng số cá thể hoán vị ở giới XY x 100% Tổng số cá thể XY+ Hoặc TSHVG = % một loại giao tử mang gen hoán vị x số loại giao tử hoán vị- Xét cơ thể Ab/aB hoặc AB/ab: Vì TSHVG (f) "<=" 50% => % mỗi loại giao tử hoán vị 25% .
+ Nếu một loại giao tử nào đó có tỉ lệ <= 25% thì đó là giao tử hoán vị. + Nếu một loại giao tử nào đó có tỉ lệ >= 25% thì đó là giao tử liên kết.- Thường dựa vào tổ hợp lặn ab/ab để biện luận:
- P thuần chủng, khác nhau về 2 cặp tính trạng có quan hệ trội lặn, F1 đồng trội, F2 cho 4 kiểu hình với tỉ lệ khác 9:3:3:1:+ Nếu ab/ab > 6,25% => Giao tử ab > 25% => giao tử do liên kết gen- Kiểu gen P: AB/ab ( khi đó f = 100% - (%ab x 2) )
+ Nếu ab/ab < 6,25% => Giao tử ab < 25% => giao tử do hoán vị gen- Kiểu gen P: Ab/aB ( khi đó f = %ab x 2 )
- P thuần chủng, khác nhau về 2 cặp tính trạng có quan hệ trội lặn, F1 lai phân tích cho 4 kiểu hình với tỉ lệ khác nhau:+ Nếu tỉ lệ là 3:3:1:1 => f = 25%+ Nếu tỉ lệ là 4:4:1:1 => f = 20%- Cần lưu ý đến tần số hoán vị gen khác nhau ở hai giới. Điều này ít gặp ở các loài thông thường, chỉ cần lưu ý khi đề bài nói đến. Nhưng có loài mà ta cần thận trọng là Ruồi giấm. Khi nhắc đến loài này trong bài mà lại có sự hoán vị gen, phải định hướng trong đầu là hoán vị chỉ xảy ra ở con cái.
- Tần số hoán vị gen biểu thị khoảng cách giữa 2 gen trên cùng một NST, nói lên khả năng bắt chéo của NST trong giảm phân.
5. Một số vấn đề cần lưu ý- AB/ab (LKHT) x AB/ab (LKHT) => F: 3 Trội trội : 1 lặn lặn
- Ab/aB (LKHT) x AB/ab (LKHT hoặc HVG) => F: 1trội lặn : 2trội trội : 1 lặn trội
- AB/Ab x AB/ab ( hoặc Ab/aB ) (LKHT hoặc HVG) => F: 3 trội trội : 1 trội lặn
- Khi cho lai 2 tính trạng do 2 cặp gen trội lặn hoàn toàn, P dị hợp 2 cặp gen, dù các gen phân li độc lập, dù liên kết hay hoán vị gen đều cho:
% aaB- = % A-bb % aaB- + %aabb = % A-bb + %aabb = 25% %A-B- + %A-bb = %A-B- + %aaB- = 75% %aaB- = % A-bb = 25% - %aabb %A-B- = 100% - (%aabb + %A-bb + %aaB-)=> Điều này đúng với mọi trường hợp: dị hợp đều x đều / đều x chéo / chéo x chéo / hoán vị 1 bên hay 2 bên / hoán vị 2 bên giống nhau hay khác nhau. |
Powered by
Create your own unique website with customizable templates. Get Started - Trang chủ
- Phần 5 : Di truyền học
- Phần 6: Tiến hóa
- Phần 7: Sinh thái học
- Liên hệ