BÀI 12: I2C VỚI STM32F1. - Chia Sẻ Các Vấn đề điện Tử

BÀI 12: I2C VỚI STM32F1.

BÀI 12: I2C VỚI STM32F1.
  1. Một số khái niệm về lý thuyết.
  2. I2C – Inter- Intergrated Circuit là chuẩn truyền thông 2 dây gồm 1 dây Clock và 1 dây Data dùng chung cho quá trình truyền nhận được phát minh bởi Philips. Chuẩn I2C cũng trở nên thông dụng với nhiều module, IC sử dụng như :IC nhớ(24LCxxx), cảm biến góc nghiêng(MPU6050), module giao tiếp LCD(dùng IC PCF8574), IC thời gian thực(DS1307), IC chuyển đổi tín hiệu số, tương tự… So với UART tốc độ của I2C có vẻ nhỉnh hơn 1 chút, ở mức thông thường là 100Khz. Ở mode còn lại thì tốc độ cao hơn. Khi giao tiếp I2C với 1 IC nào đó cần chú ý : địa chỉ của Ic đó để giao tiếp, giao tiếp với tốc độ bao nhiêu, bao nhiêu bit.
    STM32F103C8T6 có 2 bộ chuyển đổi I2C với tốc độ tối đa lên đến 400Kh ở mode Fm và 100khz ở mode sm. Các bộ I2C còn được hỗ trợ chức năng DMA giúp đẩy nhanh tốc độ giao tiếp với ngoại vi. Một số tính năng được tóm tắt như sau:
    • Có thể lập trình là Master hay Slave.
    • Đối với Master: tạo ra xung clock và tạo ra tín hiệu start, stop.
    • Đối với Slave : lập trình được địa chỉ của thiết bị I2C, chế độ kiểm tra bit stop.
    • Số địa chỉ được sinh ra cũng như được kiểm tra là 7 bit hoặc 10 bit.
    • Hỗ trợ 2 chuẩn tốc độ là 100khz và 400 Khz.
    • Có bộ lọc nhiễu Analog.
    • Tích hợp mode DMA.
    • Có các cờ báo trạng thái : nhận, truyền, kết thúc chuyển đổi, báo lỗi…
    • Có các ngắt như: ngắt buffer truyền, nhận; ngắt sự kiện, ngắt báo lỗi.
    Quá trình truyền data tùy thuộc vào mode cấu hình của I2C là master hoặc là slave, ở chế độ 10 bit địa chỉ hay 7 bit địa chỉ, truyền theo cách 1 hay cách 2. Dưới đây là ví dụ về cấu hình I2C ở mode master, truyền 7 bit địa chỉ và truyền theo cách 1:
    Tóm tắt quá trình truyền như sau: Đầu tiên bộ I2C sẽ tạo ra tín hiệu start -> kiểm tra EV5 – tương ứng code sẽ là kiểm tra có cài đặt mode master hay chưa(BUSY, MSL, SB ) -> nếu có, gửi địa chỉ và hướng truyền -> kiểm tra EV8 – tương ứng kiểm tra đã cài đặt mode master hay chưa(BUSY, MSL, ADDR, TXE, TRA) -> nếu có gửi data đến thiết bị slave với địa chỉ truyền ở trên -> kiểm tra EV8_2 – tương ứng code là kiểm tra data đã truyền xong chưa(TRA, BUSY, MSL, TXE, BTF) - > đợi truyền xong, bộ I2C sẽ tạo ra tín hiệu kết thúc.
    Trên đây là tóm lược ý theo hiểu biết của mình, quá trình truyền, nhận các bạn có thể tham khảo trong reference manual, mục I2C – function description.
  3. Cấu hình sử dụng thư viện chuẩn.
  4. Vd: ghi kí tự "GIAO TIEP I2C" lên LCD 16X2 thông qua mạch chuyển giao tiếp LCD(dùng IC PCF8574) sử dụng I2C2 với thông số như sau: địa chỉ 7 bit, clock 100000, mode FM, duty cycle/2. Đây là ví dụ minh họa rõ nhất để thấy được giao thức giao tiếp I2C.
    Sơ đồ kết nối :
    1. Chương trình con cấu hình I2C.
    2. Chương trình con write data xuống PCF8574 thông qua I2C.
    3. Chương trình con khởi động LCD thông qua I2C.
    4. Chương trình ghi thông số cài đặt lên LCD16x2.
    5. Chương trình con ghi data lên LCD16x2.
    6. Chương trình thực thi trong main.
    7. Lưu ý: Địa chỉ I2C slave của IC PCF8574 là 0x7A. Quá trình giao tiếp với LCD16x2 qua IC PCF8574 cũng gần giống như sử dụng các chân VĐK điều khiển trực tiếp LCD16x2 bao gồm ghi thông số cài đặt và ghi data.
  5. Một vài thanh ghi quan trọng.
    1. I2C_CR1 – I2C control register 1.
      • ACK : cho phép nhận hoặc không nhận tín hiệu ACK return từ thiết bị được truyền.
      • STOP : sinh ra tín hiệu stop kết thúc quá trình giao tiếp.
      • START : sinh ra tín hiệu start để bắt đầu quá trình giao tiếp.
      • PE: peripheral enable - bit này được bật lên bằng 1 khi quá trình giao tiếp I2C đang được thực hiện và kết thúc khi có tín hiện end communication.
    2. I2C_CR1 – I2C control register 1.
      • ITBUFEN : cho phép hoặc không cho phép xảy ra ngắt khi có data trong truyền/nhận.
      • ITEVTEN : cho phép ngắt khi xảy ra các sự kiện sau trên các bit sau: SB, ADDR, ADD10, STOPF, BTF , TxE, RxE.
      • ITERREN : cho phép hoặc không cho phép xảy ra ngắt khi có lỗi xảy ra.
      • FREQ[5:0] : bộ chia clock tần số được tính từ nhánh clock hệ thống chia cho bộ I2C.
    3. I2C_OAR1 – I2C own address register 1.
      • ADDMODE : cài đặt số bit địa chỉ của slave là 7 hay 10 bit.
      • ADD[9:8] : chỉ sử dụng khi mode địa chỉ là 10 bit.
      • ADD[7:1] : bit địa chỉ của thiết bị slave.
      • ADD0 : chỉ sử dụng khi mode địa chỉ là 10 bit.
    4. I2C_DR – I2C data register.
    5. Thanh ghi này gồm 8 bit, chứa data của quá trình truyền hoặc nhận.
    6. I2C_SR1 – I2C status register 1.
    7. Thanh ghi này chứa các cờ báo trạng thái của quá trình giao tiếp I2C:
      • TIME OUT: báo hết thời gian đợi quá trình truyền nhận data.
      • PECERR: chấp nhận lỗi PCE và phản hồi lại quá trình tín hiệu lỗi.
      • OVR : báo quá trình overrun/ underrun.
      • AF: báo tín hiệu ACK bị lỗi hay không.
      • TxE : báo buffer truyền có trống hay không.
      • RxE : báo buffer nhận có trống hay không.
      • STOPF : cờ báo có kiểm tra quá trình stop hay không.
      • BTF: báo truyền byte dữ liệu đã xong hay chưa.
      • ADDR: báo địa chỉ đã được gửi(mode master) hay không tương thích (mode slave).
      • SB: Có sử dụng bit start hay không.
    8. I2C_CCR – I2C clock control register.
      • F/S : sử dụng mode Fast(400khz) hay slow(100Khz).
      • DUTY: chỉ sử dụng cho mode fast với 2 chế độ .
      • CCR[11:0] : thanh ghi chứa clock control cho bộ , công thức chia tham khảo thêm trong reference manual.

  6. Bài tập.
    1. Ghi kí tự "GIAO TIEP I2C" lên LCD 16X2 thông qua mạch chuyển giao tiếp LCD(dùng IC PCF8574) sử dụng I2C2 với thông số như sau: địa chỉ 7 bit, clock 100000, mode FM, duty cycle/2.
    2. Đọc ghi data lên IC nhớ 24LC04B/SN(EEPROM) 4kbit (cần có phần cứng bên ngoài để giao tiếp). IC này sử dụng giao thức I2C.

Link tải chương trình bài tập 1

About: xuan minh

Mình muốn chia sẻ những kiến thức có được trong quá trình học tập và làm việc, hy vọng điều đó sẽ giúp ích cho các bạn.

You may also like :

17 comments :

  1. UnknownAugust 21, 2018 at 2:11 PM

    This comment has been removed by the author.

    ReplyDeleteReplies
      Reply
  2. UnknownAugust 21, 2018 at 2:12 PM

    anh có tài liệu về canbus với smt32f1 không ạ

    ReplyDeleteReplies
    1. xuan minhAugust 24, 2018 at 8:33 AM

      Ý bạn có phải là giao tiếp CAN hay không. Nếu là giao tiếp CAN trong STM32 thì chỉ có example của nhà sản xuất ST trong file thư viên mà bạn tải về thôi. Còn về lý thuyết bạn có thể tìm trên mạng thôi.

      DeleteReplies
        Reply
    2. Reply
  3. UnknownSeptember 14, 2018 at 11:07 AM

    cám ơn bạn, bài viết rất hay mình xin phép chia sẻ bài viết này đến người khác ạ.

    ReplyDeleteReplies
    1. xuan minhSeptember 18, 2018 at 6:04 PM

      Ok bạn. Phiền bạn để rõ nguồn của bài viết nếu đăng lại ở trang khác. Cám ơn bạn đã quan tâm.

      DeleteReplies
        Reply
    2. Reply
  4. UnknownOctober 4, 2018 at 7:00 PM

    Anh cho em hỏi tại sao khi khởi động LCD phải gửi lcd_Control_Write(0x33) và lcd_Control_Write(0x32) thế ạ. Mấy lệnh còn lại trong lcd_init() thì em hiểu, chỉ có 2 lệnh này là không hiểu, mong anh giải thích cho em với

    ReplyDeleteReplies
    1. Xuân MinhOctober 6, 2018 at 10:55 AM

      Chào bạn! . Code này được viết theo sơ đồ khối của nhà sản xuất. Trong sơ đồ khối yêu cầu gửi 2 chuỗi kí tự xuống LCD để hoàn thành việc init LCD(với mode 4 dây data từ D4->D7, cờ Break flag). Mình có đính kèm link ở dưới(chú ý trang 47 - Figure 26 4-Bit Interface). bạn có thể tìm kiếm trên mạng và tìm hiểu thêm:https://drive.google.com/file/d/16MweTWDAd2tGfupPo80Pmk_n0V-OcLVM/view?usp=sharing

      DeleteReplies
        Reply
    2. UnknownOctober 17, 2018 at 9:57 AM

      cám ơn anh rất nhiều, em đã hiểu vấn đề rồi

      DeleteReplies
        Reply
    3. Reply
  5. UnknownOctober 14, 2018 at 10:29 PM

    Sao tôi làm như hướng dẫn lcd vẫn không hiển thị gì, tôi viết một hàm scan address i2c thì vẫn nhận được địa chỉ của pcf8574 là 0x27 chứng tỏ vi điều khiển đã bắt tay với pcf8574. Làm ơn giải thích cho tôi được không?

    ReplyDeleteReplies
    1. xuan minhApril 9, 2019 at 8:05 PM

      bạn thử kiểm tra lại phần cứng xem đã đủ chưa nhé!! code thì mình đã test và chạy đươc rồi.Còn nếu chưa được thì bạn liên lạc vs mình nhé. Xin lỗi vì mình trả lời khá muộn.

      DeleteReplies
        Reply
    2. Reply
  6. UnknownApril 8, 2019 at 2:57 PM

    A cho e hỏi ý nghĩa con số 12000 ở hàm Delay_ms được không ạ?

    ReplyDeleteReplies
    1. xuan minhApril 9, 2019 at 7:55 PM

      Đây là hàm delay tương đối nên sẽ độ chính xác là không cao. Con số 12000 là số lần lặp lại của vòng lặp while(chương trình sẽ dừng ở trong vòng lặp while khoảng 1ms với số tương ứng là 12000 - đây là ý kiến cá nhân của người viết, bạn có thể thay đổi số này). Cám ơn bạn đã quan tâm.

      DeleteReplies
        Reply
    2. Reply
  7. IASNOctober 29, 2020 at 6:38 PM

    cho mình hỏi phát khi chạy thử debug trên keic sau khi khởi tạo bit START thì giá trị EV5(CR1_SB) mình không thấy nó nhảy sang giá trị set (=1). cái này do lỗi phần cứng hay do debug của keic nó vậy.Giải thích chỗ này cho mình với

    ReplyDeleteReplies
    1. UnknownSeptember 27, 2021 at 1:53 AM

      chào bạn, mình cũng bị trường hợp này giống bạn và cũng chưa có hướng giải quyết. Bạn đã tìm ra hướng giải quyết chưa vậy ?

      DeleteReplies
        Reply
    2. Reply
  8. UnknownApril 12, 2021 at 1:36 PM

    Cho e hỏi muốn hiện ra lcd biểu tượng cục pin thì làm thế nào ạ

    ReplyDeleteReplies
    1. xuan minhJuly 31, 2021 at 10:35 PM

      Chào bạn, bạn có thể tham khảo thêm ở page này, mình có search và thấy cũng hay. Copy các mã code ở đây và ghi xuống lcd thao khảo thử nha bạn. https://www.circuitvalley.com/2012/02/lcd-custom-character-hd44780-16x2.html

      DeleteReplies
        Reply
    2. Reply
  9. UnknownSeptember 30, 2021 at 12:18 AM

    Anh cho em hỏi thời gian timeout để chờ các sự kiện EV5, EV6, EV8 là bao nhiêu ạ? Và có thể xem ở đâu ạ? Trong Reference manual em tìm mà không thấy ạ (câu hỏi này dành cho trường hợp bị lỗi bus hoặc bus busy nếu không dùng timeout sẽ bị treo ạ)

    ReplyDeleteReplies
      Reply
Add commentLoad more... Newer Post Older Post Subscribe to: Post Comments (Atom)

Bài đăng phổ biến

  • BÀI 08: UART TRONG STM32F103 BÀI 08: UART TRONG STM32F103. Sơ lược về lý thuyết. UART - Universal synchronous asynchronous receiver transmitter là một ngoại vi cơ...
  • BÀI 09: ADC TRONG STM32F103 BÀI 09: ADC TRONG STM32F103. Sơ lược về lý thuyết. ADC – Analog to digital Converter là bộ chuyển đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu...
  • BÀI 07: PWM TRONG STM32F103 BÀI 07: PWM TRONG STM32F103. Sơ lược về lý thuyết. PWM(pulse- with modulation) hay còn gọi nôm na là “băm xung” hay “điều khiển độ r...
  • BÀI 02 : GPIO VỚI STM32F1 BÀI 02 : GPIO VỚI STM32F1. Sơ lược về lý thuyết. GPIO là từ viết tắt của General purpose I/O po...
  • BÀI 00 : GIỚI THIỆU VỀ STM32F103C8T6 BÀI 00 : GIỚI THIỆU VỀ STM32F103C8T6. Giới thiệu sơ lược STM32 là một trong những dòng chip...
  • NẠP CODE CHO STM32 BẰNG BOOT LOADER NẠP CODE VỚI BOOT LOADER STM32 Boot loader là gì
  • BÀI 04 : SYSTEM TICK TIMER VỚI STM32F1 BÀI 04 : SYSTEM TICK TIMER VỚI STM32F1. Sơ lược về lý thuyết. System Tick Timer là bộ timer 24 bit độc lập nằm trong lõi cortex. Bộ t...
  • BÀI 06 : TIMER BASE trong STM32F103 BÀI 06 : TIMER BASE trong STM32F103. Sơ lược về lý thuyết. STM32f103C8 có tất cả 7 timer nhưng trong đó đã bao gồm 1 systick timer, 2...
  • BÀI 10: DMA VỚI STM32F103 BÀI 10: DMA VỚI STM32F1. Giới thiệu sơ lược về DMA. ...
  • BÀI 05 : Ngắt ngoài với STM32F1 BÀI 05 : Ngắt ngoài với STM32F1. Sơ lược về lý thuyết. NVIC - Nested vectored interrupt controller là bộ vector ngắt lồng nhau. Nghĩa...

About Me

xuan minh View my complete profile

Popular

Labels

Archive

Hướng dẫn tạo project trong STM8S với STVD

  • BÀI 07: PWM TRONG STM32F103 BÀI 07: PWM TRONG STM32F103. Sơ lược về lý thuyết. PWM(pulse- with modulation) hay còn gọi nôm na là “băm xung” hay “điều khiển độ r...
  • BÀI 09: ADC TRONG STM32F103 BÀI 09: ADC TRONG STM32F103. Sơ lược về lý thuyết. ADC – Analog to digital Converter là bộ chuyển đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu...
  • BÀI 08: UART TRONG STM32F103 BÀI 08: UART TRONG STM32F103. Sơ lược về lý thuyết. UART - Universal synchronous asynchronous receiver transmitter là một ngoại vi cơ...

Labels

  • 01. Giao tiếp với cảm biến ánh sáng BH1750.
  • 10. MXCUBE HAL STM32F407 SIMULATE EEPROM.
  • 13. FLASH và EEPROM TRONG STM8S.
  • 14. OPTION BYTES TRONG STM8S
  • ADC TRONG STM32F103
  • ADC TRONG STM8S
  • ADC với STM32F303CC.
  • BÀI 00 : GIỚI THIỆU VỀ STM32F103C8T6
  • BÀI 01 : HƯỚNG DẪN TẠO PROJETC STM32 VỚI KEIL V5.
  • BÀI 02 : GPIO VỚI STM32F1
  • BÀI 03 : CLOCK HỆ THỐNG VỚI STM32F1
  • BÀI 04 : SYSTEM TICK TIMER VỚI STM32F1
  • Bài 04. Giao tiếp với OLED 0.96 inch SSD1306.
  • Bài 05: PWM với STM32F303CC trong MXCUBE
  • BOARD STM32F103C8T6 - STLINK.
  • BOARD STM8S003F3P6 - UART.
  • BOOT LOADER VỚI STM32
  • Bootloader STM8S trên IAR.
  • CLOCK HỆ THỐNG TRONG STM8S
  • DAC với STM32F303CC
  • DMA VỚI STM32F103
  • ENCODER TRONG STM8S
  • ENCODER VỚI STM32F103
  • Export library from existing project in altium
  • EXTERNAL INTERRUPT với STM32F303CC
  • GPIO trong STM8S với STVD
  • GPIO với STM32CubeMX trong STM32F303
  • Hướng dẫn tạo project với STM32CubeMX
  • I2C VỚI IC DS1307
  • I2C VỚI STM32F1
  • NẠP CHƯƠNG TRÌNH VỚI CÁC CHÂN ALTERNATE FUNCTION(REMAP)TRONG STVP
  • NGẮT NGOÀI TRONG STM8S
  • Ngắt ngoài với STM32F1
  • PWM TRONG STM32F103
  • PWM trong STM8S
  • RTC VỚI STM32F103
  • RTC với STM32F303CC
  • SPI VỚI STM32F1
  • SRF05 VỚI STM8S
  • Tạo project cho STM8S với IAR for STM8S
  • Tạo project trong STM8S với STVD
  • THIẾT KẾ LED VỚI 2 CHÂN PB4 VÀ PB5
  • TIMER BASE trong STM32F103
  • TIMER BASE và NGẮT TIMER
  • TIMER BASE VỚI MXCUBE SỬ DỤNG STM32F303CC
  • TỐI ƯU CODE TRONG STVD
  • UART TRONG STM32F103
  • UART TRONG STM8S
  • UART với STM32F303CC trong MXCUBE

Blog Archive

  • ▼  2018 (36)
    • ▼  April (5)
      • BÀI 13: RTC VỚI STM32F103.
      • BÀI 12: I2C VỚI STM32F1.
      • BÀI 11: SPI VỚI STM32F1
      • BÀI 10: DMA VỚI STM32F103
      • NẠP CODE CHO STM32 BẰNG BOOT LOADER

Blogger templates

Blogroll

About

Copyrights at chia sẻ các vấn đề điện tử © - Powered By Xuan Minh

SEARCH ON chia sẻ các vấn đề điện tử

Từ khóa » Thư Viện I2c Lcd Stm32