Bài 13 SBT Sử Lớp 7 Trang 42-45: Vẽ Sơ đồ Bộ Máy Nhà Nước Thời Trần

Bài 13 : Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII – SBT Sử lớp 7. Giải bài 1,2,3,4, 5,6,7,8,9,10 trang 42,43,44,45 SBT Lịch sử 7.Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần; Nhà Trần đã làm gì để phục hồi và phát triển kinh tế ?

Bài 1. Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ s (sai) vào ô ☐ trước các câu sau.

1. ☐ Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh vào cuối năm 1225.

2. ☐ Trần Cảnh lên ngôi vua lúc 8 tuổi.

3. ☐ Thời Trần, cả nước được chia thành 24 lộ

4. ☐ Nhà Trần ban hành Quốc triều hình luật – bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta.

5. ☐ Quân đội dưới thời Trần được tuyển dụng theo chính sách “ngụ binh ư nông”.

Đúng: 2, 5

Sai: 1, 3, 4

Bài 2. Hãy nối các ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp về nội dung lịch sử.

1.Thời Trần

a)Cửa biển Hội Thống

2.Hà Tĩnh

b)Cảng Vân Đồn

3.Thanh Hóa

c)Cửa biển Hội Triều

4.Quảng Ninh

d)Chế độ Thái thượng hoàng

1 – d;

2 – a;

3 – c;

4 – b.

Advertisements (Quảng cáo)

Bài 3. Hãy điền các sự kiện, nội dung lịch sử về sự thành lập của nhà Trần cho phù hợp với các mốc thời gian trong bảng sau:

Thời gian

Sự kiện lịch sử

Từ cuối thế kỉ XII

Tháng 12 năm Ất Dậu

Thời gian

Sự kiện lịch sử

Từ cuối thế kỉ XII

nhà Lý suy yếu, chính quyền không chăm lo đời sống nhân dân, quan lại ăn chơi sa doạ. Kinh tế khủng hoảng, mất mùa, nông dân li tán. Một số thế lực phong kiến địa phương nổi dậy, nhà Lý buộc phải dựa vào thế lực họ Trần để chống lại các lực lượng nổi loạn.

Tháng 12 năm Ất Dậu

Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Nhà Trần được thành lập.

Bài 4. Hãy điền vào bảng dưới đây những nội dung phù hợp về chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan dưới thời Trần

Cơ quan

Chức năng, nhiệm vụ

Quốc sử viện

Thái y viện

Tôn nhân phủ

Hà đê sứ

Đồn điền sứ

Khuyến nông sứ

Cơ quan

Chức năng, nhiệm vụ

Quốc sử viện

phụ trách công việc biên soạn quốc sử

Thái y viện

chăm sóc sức khỏe cho hoàng tộc.

Tôn nhân phủ

trông nom sổ sách, ngọc phả, đền miếu trong hoàng tộc

Hà đê sứ

Trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê điều

Đồn điền sứ

Tuyển mộ người đi khẩn hoang

Khuyến nông sứ

Chăm lo, khuyến khích nông dân đi sản xuất

Bài 5. Hãy ghi tóm tắt tình hình kinh tế, tổ chức quân đội, củng cố quốc phòng thời Trần ở thế kỉ XIII vào bảng dưới đây.

Tình hình kỉnh tê (nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp)

Tổ chức quân đội, củng cố quốc phòng

Nông nghiệp: …………………………

…………………………

Thủ công  nghiệp…………

………………………………

Thương nghiệp………..

…………………………

Tổ chức quân đội

…………………………

…………………………

Củng cố quốc phòng

…………………………

…………………………

-Nông nghiệp: Công cuộc khai khẩn đất hoang, thành lập làng xã được mở rộng, đê điều được củng cố. Các vương hầu, quý tộc chiêu tập dân nghèo đi khai hoang lập điền trang. Nhà Trần ban thái ấp cho quý tộc… và thực hiện các biện pháp khuyến nông : đắp đê, khai hoang, lập làng, bảo vệ trâu bò… có tác dụng tích cực làm cho kinh tế nông nghiệp thời Trần phát triển.

Thủ công  nghiệp: Thủ công nghiệp do nhà nước quản lí trực tiếp rất phát triển và mở rộng nhiều ngành, nghề: làm đồ gốm tráng men, dệt vải, chế tạo vũ khí, đóng thuyền đi biển… + Thủ công nghiệp trong nhân dân rất phổ biến và phát triển, nổi bật là nghề làm đồ gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy và khắc bản in, nghề mộc và xây dựng, khai khoáng… Một số thợ thủ công cùng nghề tụ họp lại thành lập làng nghề, phường nghề. Các thạp gốm hoa nâu (H.35) và gạch đất nung chạm khắc nổi (H.36, SGK) là những sản phẩm thủ công tiêu biểu thời Trần.

– Thương nghiệp : Chợ mọc lên càng nhiều

Ở kinh thành Long, bên cạnh Hoàng thành đã có 61 phường

Buồn bán với các nước ngoài phát triển

Tổ chức quân đội

Quân đội nhà Trần gồm có cấm quân và quân ở các lộ. Cấm quân là đạo quân bảo vệ kinh thành, triều đình, nhà vua. Ở các làng xã, có hương binh. Khi có chiến tranh, còn có quân đội của các vương hầu. Quân đội nhà Trần được tuyển dụng theo chính sách “ngụ binh ư nông” và theo chủ trương : “Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông”, xây dựng tinh thần đoàn kết trong quân đội. Quân đội nhà Trần được học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ thường xuyên. Củng cố quốc phòng

Nhà Trần còn cử nhiều tướng giỏi cầm quân đóng giữ các vị trí hiểm yếu, nhất là vùng biên giới phía bắc. Vua Trần thường đi tuần tra việc phòng bị ở các nơi này.

Bài 6. Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần.

Dựa vào SGK Lịch sử 7 vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần thành 3 cấp :

Advertisements (Quảng cáo)

–  Cấp triều đình : Vua – Thái thượng hoàng

                        Các quan văn, võ đại thần

                        Các cơ quan chuyện môn (viện, đài, sảnh…)

–  Cấp hành chính trung gian :

                     Lộ ——–>             Phủ ————–>Huyện, Châu.

 (Chánh, Phó An phủ sứ)           tri Phủ                       (Tri huyện, Tri châu)

–        Cấp hành chính cơ sở : xã (xã quan).

Bài 7. Hãy nêu những điểm giống và khác nhau giữa bộ máy quan lại và hệ thống hành chính các cấp thời Lý và thời Trần.

– Giống nhau :

–     Khác nhau :

– Bộ máy quan lại thời Lý – Trần có điểm giống nhau là được tổ chức theo mô hình quân chủ trung ương tập quyền, gồm 3 cấp (nêu cụ thể).

–  Khác nhau : thời Trần được tổ chức có quy củ, đầy đủ hơn, có chế độ Thái thượng hoàng.

Bài 8. Nhà Trần đã làm gì để phục hồi và phát triển kinh tế ?

Nhà Trần thực hiện nhiều biện pháp khuyến nông, phát triển kinh tế nông nghiệp, thủ công, thương nghiệp (nêu dẫn chứng cụ thể).

Bài 9. Em có nhận xét gì về pháp luật thời Trần so với thời Lý ?

Luật pháp nhà Trần có điểm khác thời Lý là cơ quan pháp luật được tăng cường và hoàn thiện hơn.

Bài 10. Theo em, dưới thời Trần, nền kinh tế được phục hồi, phát triển, quân đội và quốc phòng được củng cố, pháp luật được tãng cường đã có tác dụng gì trong công cuộc xây dựng chính quyền, bảo vệ đất nước ?

Kinh tế được phục hồi, phát triển, quân đội và quốc phòng được củng cố… có tác dụng củng cố chính quyền vững mạnh, đời sống dân chúng sung túc, xã hội ổn định, quốc phòng, quân đội hùng cường, là nhân tố quyết định củng cố khối đoàn kết giữa triều đình với nhân dân, cũng như tăng cường tiềm lực để bảo vệ đất nước,… phát triển kinh tế, văn hoá…

Từ khóa » Sơ đồ Bộ Máy Nhà Nước Thời Trần Bài 13