Bài 15: Bảo Vệ Di Sản Văn Hóa - Học Online Cùng
Có thể bạn quan tâm
Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
Xem thêm các sách tham khảo liên quan:
- Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 7
- Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 7
- Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 7
- Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 7
- Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 7
Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 7 – Bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:
Câu 1 trang 60 SBT GDCD 7: Thế nào là di sản văn hoá vật thể ? Nêu ví dụ?
Lời giải:
Di sản văn hóa vật thể: Là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Ví dụ: Hòn Yến (Phú Yên); Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh); Chùa Một Cột (Hà Nội)…
Câu 2 trang 60 SBT GDCD 7: Thế nào là di sản văn hoá phi vật thể ?
Lời giải:
Là các sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sữ, văn hóa, khoa học được lưu giữu bằng trí nhớ, chữ viết và được lưu truyền bằng miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác.
Câu 3 trang 60 SBT GDCD 7: Hãy kể tên một số di sản văn hoá ở nước ta đã được thế giới công nhận là di sản thế giới.
Lời giải:
Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên.
Dân ca Quan họ (Bắc Ninh).
Vịnh Hạ Long.
Câu 4 trang 60 SBT GDCD 7: Di sản văn hoá có ý nghĩa gì đối với đất nước, dân tộc ?
Lời giải:
‐ Di sản văn hóa là cảnh đẹp của đất nước, là tài sản của dân tộc.
‐ Di sản văn hóa thể hiện truyền thống, công sức, kinh nhgiệm sống của dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Câu 5 trang 60 SBT GDCD 7: Pháp luật quy định như thế nào về bảo vệ di sản văn hoá ?
Lời giải:
– Cấm chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa.
– Cấm hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản.
– Cấm xây dựng lấn chiếm, đào bới đất thuộc di sản văn hóa.
– Cấm mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép các di vật, cổ vật.
– Cấm lợi dụng di sản để làm những việc trái pháp luật.
Câu 6 trang 61 SBT GDCD 7: Lựa chọn câu trả lời đúng nhất dưới đây.
Di sản văn hoá gồm :
A. Di tích lịch sử – văn hoá và danh lam thắng cảnh
B. Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
C. Lễ hội, làn điệu dân ca truyền thống, trang phục truyền thống dân tộc
D. Di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Câu 7 trang 61 SBT GDCD 7: Trong những hành vi sau đây, hành vi nào là góp phần bảo vệ di sản văn hoá?
A. Đi tham quan di tích lịch sử – văn hoá, nhưng hay chê bai.
B. Ca ngợi di tích lịch sử – văn hoá, nhưng không tham gia các hoạt động bảo vệ di sản văn hoá.
C. Không bao giờ vứt rác, giấy ở những nơi di tích lịch sử – văn hoá và danh lam thắng cảnh.
D. Mặc trang phục truyền thống dân tộc trong những ngày lễ hội.
E. Tham gia các buổi trao đổi, tìm hiểu về di sản văn hoá.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C, D, E
Câu 8 trang 61 SBT GDCD 7: Những hành vi nào sau đây là thực hiện đúng hoặc vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá ?
Hành vi | Thực hiện đúng | Vi phạm |
A. Cất giấu cẩn thận cổ vật tìm được trong vườn nhà mình. | ||
B. Giữ gìn sạch đẹp danh lam thắng cảnh. | ||
C. Lấn chiếm đất trong khu đền thờ, khu di tích. | ||
D. Tự tiện buôn bán cổ vật quốc giaề | ||
E. Học tập, tìm hiểu về di tích lịch sử – văn hoá. | ||
G. Tổ chức tham quan di tích lịch sử – văn hoá và danh lam thắng cảnh. |
Lời giải:
Thực hiện đúng: B, E, G
Vi phạm: A, C, D
Câu 9 trang 62 SBT GDCD 7: Ghép mỗi cụm từ ở cột II với mỗi cụm từ ở cột I để được một câu đúng.
I | II |
A. Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, | 1. và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. |
B. Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm | 2. bao gồm di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia |
C. Di tích lịch sử – văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm | 3. được lưu giữ, lưu truyền từ đời này sang đời khác. |
4. có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mĩ, khoa học. |
Lời giải:
Thứ tự nối là: 3 – A ; 4 – B; 1 – C
Câu 10 trang 62 SBT GDCD 7: Khi đào móng để làm nhà mình, ông An tìm thấy một bộ ấm chén cổ rất đẹp. Ông rửa sạch sẽ bộ ấm chén và cất vào trong buồng nhà mình. Biết tin, ông Phó Chủ tịch phụ trách văn xã đến hỏi chuyện và yêu cầu ông An giao bộ ấm chén này cho xã để nộp lên huyện. Ông An nhất định không nộp vì cho rằng, bộ ấm chén cổ này được tìm thấy trong vườn nhà ông thì nó là tài sản của gia đình ông, không ai có quyền xâm phạm tới.
Câu hỏi:
1/ Ông An có nghĩa vụ phải nộp bộ ấm chén cổ cho ? Ủy ban nhản dãn xã không? Vì sao?
2/ Nếu không nộp thì ông An có vi phạm pháp luật không ?
Lời giải:
1/ Tuy bộ ấm chén cổ được đào và tìm thấy trong vườn nhà ông An nhưng ông An không có quyền cất giữ mà phải giao nộp ngay cho Uỷ ban nhân dân xã.
2/ Không nộp là vi phạm pháp luật.
Câu 11 trang 62 SBT GDCD 7: Tại Diễn đàn về bảo vệ di sản văn hoá vật thể, có hai loại ý kiến khác nhau : Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, cần phải giữ gìn tất cả mọi di sản văn hoá vật thể theo đúng quy định của pháp luật ; Loại ý kiến thứ hai thì lại cho rằng, trong số các di sản văn hoá vật thể, chỉ cần bảo vệ các di tích lịch sử – văn hoá và danh lam thắng cảnh, vì đây là những nơi có nhiều khách du lịch đến tham quan, mang lại nguồn lợi kinh tế, còn các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thì không cần phải bảo vệ, vì những thứ này không mang lại lợi ích kinh tế.
Câu hỏi :
Em đồng ý với loại ý kiến nào trên đây ? Vì sao ?
Lời giải:
Cần phải giữ gìn, bảo vệ tất cả các di sản văn hoá vật thể mà pháp luật đã quy định, không phân biệt loại nào.
Câu 12 trang 63 SBT GDCD 7: Trong buổi diễn đàn về ca nhạc, có nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh các bài hát mới, hiện đại phù hợp với lớp trẻ ngày nay, cần phải giữ gìn và phát huy các làn điệu dân ca truyền thống của dân tộc Việt Nam, như dân ca Quan họ Bắc Ninh, dân ca Trung Bộ, dân ca Nam Bộ,… coi đó là di sản văn hoá phi vật thể của dân tộc. Thế nhưng, cũng có mấy ý kiến cho rằng trong thời buổi hiện đại này không cần thiết phải giữ gìn mãi các bài hát dân ca ấy nữa, vì chúng không còn hợp với thời đại.
Câu hỏi:
Em có thể nói gì trong diễn đàn này ?
Lời giải:
Em sẽ tán thành việc giữ gìn các giá trị, di sản văn hóa truyền thống. Em cũng bày tỏ sự mến mộ với các bài hát mới nhưng phải giữ lại nét truyền thống của dân tộc ta.
Câu 13 trang 63 SBT GDCD 7: Ở quê em có những di sản văn hóa nào? Em đã đến tham quan nơi đó chưa? Hãy kể những di sản văn hóa quê em?
Lời giải:
Học sinh liên hệ ở thành phố (tỉnh) mình có những di sản văn hóa nào rồi làm theo yêu cầu của câu hỏi.
Câu 14 trang 63 SBT GDCD 7: Khi gặp trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá, em sẽ làm gì để thực hiện đúng trách nhiệm công dân ? Hãy nêu cách xử lí của mình.
Lời giải:
Em sẽ khuyên và giải thích cho họ hiểu về hành vi sai trái của mình. Nếu họ cố tình em sẽ báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp.
Câu 15 trang 63 SBT GDCD 7: Em hãy kể về việc làm của em và các bạn trong lớp tham gia góp phần bảo vệ di sản văn hoá ở địa phương mình?
Lời giải:
Giữ gìn sạch sẽ các di sản văn hóa, địa phương.
Đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hóa.
Không vứt rác bừa bãi.
Tố giác kẻ gian ăn cắp các cổ vật di vật.
Tham gia các lễ hội truyền thống.
Trả lời câu hỏi trang 65 SBT GDCD 7: Cồng chiêng Tây Nguyên có tầm quan trọng như thế nào đối với đồng bào Tây Nguyên?
Lời giải:
Cồng chiêng Tây Nguyên chỉ trỗi lên trong những thời khắc linh thiêng, quan trọng của người dân Tây Nguyên, tiếng chiêng thúc giục bao trai làng mạnh mẽ chiến đấu chống quân thù hoặc đệm theo các điệu múa dân gian trong các lễ hội đâm trâu mừng chiến thắng, mừng lúa mới và có lúc lại trầm lắng hòa cùng giọng kể khan của già làng khắc họa những câu chuyện đậm tính huyền thoại từ kho tàng sử thi quý báu. Như vậy, chiêng không chỉ là nhạc cụ đơn thuần trong hệ thống nhạc cụ truyền thống của các dân tộc mà chính là biểu tượng, là linh hồn và sức mạnh của mỗi dân tộc dù trong thời bình hay thời chiến.
Bài giải này có hữu ích với bạn không?
Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!
Action: Post ID: Post Nonce: ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Processing your rating... Đánh giá trung bình {{avgRating}} / 5. Số lượt đánh giá: {{voteCount}} {{successMsg}} {{#errorMsg}} {{.}} {{/errorMsg}} There was an error rating this post!Đánh giá trung bình 4.9 / 5. Số lượt đánh giá: 1048
Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.
Từ khóa » Ví Dụ Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Và Di Sản Văn Hóa Vật Thể
-
Lấy Ví Dụ Về Các Di Sản Văn Hóa Vật Thể Và Phi Vật Thể. Những Quy ...
-
14 Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể đại Diện Của Nhân Loại Tại Việt Nam
-
So Sánh Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Và Di Sản Văn Hóa Vật Thể?
-
Thế Nào Là Di Sản Văn Hóa Vật Thể? Nêu Ví Dụ? | SBT GDCD LỚP 7
-
10 Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Thế Giới Tại Việt Nam
-
Di Sản Văn Hóa Vật Thể Là Gì?
-
Danh Mục Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Quốc Gia
-
Thế Nào Là Di Sản Văn Hoá ? Di Sản Văn Hoá Vật Thể Phi Vật Thể ? Cho ...
-
Thế Nào Là Di Sản Văn Hoá Vật Thể ? Nêu Ví Dụ? Di Sản Văn Hóa Vật ...
-
Thế Nào Là Di Sản Văn Hóa Cho Ví Dụ, Có Vai Trò Thế Nào
-
Danh Sách Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Quốc Gia (Việt Nam) - Wikipedia
-
Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể – Wikipedia Tiếng Việt
-
Di Sản Văn Hóa Là Gì? Phân Biệt Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Và ...
-
Thế Nào Là Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể? | Tech12h