Bài 15: Tế Bào Nhân Thực (tiếp Theo) (Nâng Cao)
Có thể bạn quan tâm
Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
Xem thêm các sách tham khảo liên quan:
- Giải Sinh Học Lớp 10
- Giải Sinh Học Lớp 10 (Ngắn Gọn)
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 10
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 10 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 10
Giải Bài Tập Sinh Học 10 – Bài 15: Tế bào nhân thực (tiếp theo) (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:
Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 15 trang 54: Quan sát hình 15.1, hãy mô tả cấu trúc của ti thể?
Lời giải:
– Hình cầu, thể sợi.
– Có 2 lớp màng bao bọc (màng kép): Màng ngoài trơn nhẵn, màng trong ăn sâu vào trong ti thể ⇒ Tạo ra các mào chứa enzim hô hấp.
– Trong ti thể chứa nhiều prôtêin, lipit, ADN vòng, ARN và ribôxôm.
– Ti thể có hệ gen riêng nên sự di truyền cũng chịu ảnh hưởng bởi hệ gen ti thể (ít).
Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 15 trang 54: So sánh diện tích bề mặt giữa màng ngoài và màng trong của ti thể, màng nào có diện tích lớn hơn? Vì sao?
Lời giải:
Diện tích bề mặt của màng trong ti thể lớn hơn màng ngoài rất nhiều, vì màng ngoài trơn nhẵn còn màng trong ăn sâu vào khoang ti thể kiểu cài răng lược, hướng vào phía trong chất nền tạo ra các mào. Trên mào có nhiều loại enzim hô hấp. Vì vậy, màng trong ti thể có diện tích tiếp xúc lớn hơn.
Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 15 trang 55 : – Hãy quan sát một cây xanh và cho biết màu sắc của những lá nhận được nhiều ánh sáng có điểm nào khác với những lá nhận được ít ánh sáng? Vì sao?
– Quan sát hình 15.2, hãy mô tả cấu trúc siêu hiển vi của lục lạp?
Lời giải:
– Lá nhận được nhiều ánh sáng có màu xanh đậm còn là nhận ít ánh sáng có màu sanh nhạt. Diệp lục trong lục lạp được tạo thành ngoài ánh sáng.
– Hình dạng: Lục lạp có hình bầu dục có thể xoay bề mặt để tiếp xúc với ánh sáng.
Cấu tạo: Lục lạp có cấu tạo màng kép , bên trong là khối cơ chất không màu gọi là chất nền stroma, có hệ thống các túi dẹt (có bản chất là màng tilacôit) xếp chồng lên nhau tạo thành các grana nằm rải rác
Hệ thống màng tilacôit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng. Xoang tilacôit là nơi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp.
Chất nền (strôma) của lục diệp là nơi diễn ra các phản ứng của pha tối quang hợp.
Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 15 trang 56: Nêu những điểm giống và khác nhau giữa ti thể và lục lạp về cấu tạo và chức năng.
Lời giải:
– Giống nhau
+ Đều là các bào quan có trong tế bào nhân thực.
+ Đều có màng kép gồm 2 lớp màng (màng ngoài và màng trong).
+ Ribôxôm 70S, ADN trần dạng vòng, nhân đôi độc lập với ADN NST.
+ Đều có phức hệ ATP-sintetaza nên tổng hợp được ATP, có vai trò cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của tế bào.
+ Đều có nguồn gốc từ tế bào nhân sơ.
– Khác nhau:
Ti thể | Lục lạp | |
Cấu tạo | Hình cầu hoặc sợi Tế bào nhân thực Không có sắc tố Màng trong ăn sâu tạo mào Chất nền: Chứa các enzim hô hấp | Hình bầu dục Chỉ có ở tế bào thực vật Có sắc tố Màng trong trơn nhẵn Chất nền: Khối cơ chất không màu, chứa enzim xúc tác cho pha tối của quang hợp. |
Chức năng | Tham gia hô hấp nội bào, phân giải glucôzơ. | Tham gia vào quá trình quang hợp, tổng hợp glucôzơ. |
Bài 1 trang 56 sgk Sinh học 10 nâng cao: Vẽ và mô tả cấu trúc của ti thể.
Lời giải:
Ti thể có màng kép, màng ngoài trơn nhẵn, màng trong ăn sâu vào khoang ti thể, hướng vào phía trong chất nền tạo ra những mào trên đó có nhiều loại enzim hô hấp.
Bài 2 trang 56 sgk Sinh học 10 nâng cao: Tại sao nói ti thể được xem như là nhà máy điện (trạm năng lượng) của tế bào ?
Lời giải:
Ti thể có khả năng biến đổi năng lượng dự trữ trong các nguyên liệu hô hấp (glucôzơ) thành ATP cho tế bào. Do vậy, có thể nói ti thể là “trạm năng lượng” (cung cấp năng lượng) của tế bào.
Bài 3 trang 56 sgk Sinh học 10 nâng cao: Trình bày cấu trúc của lục lạp phù hợp với chức năng của nó.
Lời giải:
Cấu trúc của lục lạp phù hợp với chức năng quang hợp của nó :
Mỗi lục lạp bao bọc bởi màng kép (hai màng), bên trong là khối cơ chất không màu (chất nền strôma) và các hạt nhỏ (grana). Mỗi hạt grana gồm các túi dẹp (tilacôit), trên mặt của màng tilacôit có hệ sắc tố (chất diệp lục và sắc tố vàng) và các hệ enzim, tạo ra vô số các đơn vị cơ sở dạng hạt hình cầu, kích thước từ 10-20nm là các đơn vị quang hợp. Trong lục lạp có chứa ADN và ribôxôm, nên có khả năng tổng hợp prôtêin cần thiết cho bản thân.
Bài 4 trang 56 sgk Sinh học 10 nâng cao: Chọn phương án đúng. Một nhà sinh học đã nghiền nát một mẫu mô thực vật sau đó đem li tâm để thu được một số bào quan. Các bào quan này hấp thu CO2 và giải phóng O2. Các bào quan này có nhiều khả năng là:
a) Lục lạp b) Ribôxôm
c) Nhân d) Ti thể
Lời giải:
Các bào quan này có nhiều khả năng là:
a) Lục lạp b) Ribôxôm
c) Nhân d) Ti thể
Bài 5 trang 56 sgk Sinh học 10 nâng cao: Chọn phương án đúng. Số lượng ti thể và lục lạp trong tế bào được gia tăng như thế nào?
a) Chỉ bằng sinh tổng hợp mới
b) Chỉ bằng cách phân chia
c) Nhờ sự di truyền
d) Sinh tổng hợp mới và phân chia
e) Nhờ cách liên kết của các túi màng sinh chất
Lời giải:
Số lượng ti thể và lục lạp trong tế bào được gia tăng như thế nào?
a) Chỉ bằng sinh tổng hợp mới
b) Chỉ bằng cách phân chia
c) Nhờ sự di truyền
d) Sinh tổng hợp mới và phân chia
e) Nhờ cách liên kết của các túi màng sinh chất
Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 19 trang 68: Giải thích thí nghiệm
– Vẽ sơ đồ cấu trúc tế bào.
– Dựa vào kiến thức đã học em hãy giải thích thí nghiệm.
Lời giải:
– Cấu trúc tế bào thài lài tía:
Tế bào bình thường
Tế bào co nguyên sinh
– Giải thích thí nghiệm:
+ Thí nghiệm co nguyên sinh:
Khi cho dung dịch muối vào tiêu bản, môi trường bên ngoài trở lên ưu trương ⇒ nước thấm từ tế bào ra ngoài ⇒ tế bào mất nước ⇒ tế bào co lại, lúc này màng sinh chất tách khỏi thành tế bào ⇒ hiện tượng co nguyên sinh ⇒ khí khổng đóng.
+ Thí nghiệm phản co nguyên sinh:
Khi cho thêm nước cất vào tiêu bản ⇒ môi trường ngoài nhược trương ⇒ nước lại thấm vào trong tế bào ⇒ tế bào từ trạng thái co nguyên sinh trở lại trạng thái bình thường (phản co nguyên sinh) ⇒ khí khổng mở.
Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 19 trang 68: Kết luận
Lời giải:
Co và phản co nguyên sinh là những hiện tượng quan trọng. Dựa vào đó ta biết tế bào còn sống hay đã chết.
Bài giải này có hữu ích với bạn không?
Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!
Action: Post ID: Post Nonce: ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Processing your rating... Đánh giá trung bình {{avgRating}} / 5. Số lượt đánh giá: {{voteCount}} {{successMsg}} {{#errorMsg}} {{.}} {{/errorMsg}} There was an error rating this post!Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 979
Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.
Từ khóa » Trong Lục Lạp Chứa Chất Này Tham Gia Vào Quang Hợp
-
Trong Lục Lạp Chứa Chất Này Tham Gia Vào Quang Hợp ... - HOC247
-
Trong Lục Lạp Chứa Chất Này Tham Gia Vào Quang Hợp ...
-
Trong Lục Lạp Chứa Chất Này Tham Gia Vào Quang Hợp, Chất Này Chủ ...
-
Lục Lạp – Wikipedia Tiếng Việt
-
Trong Lục Lạp Chứa Chất Này Tham Gia Vào Quang Hợp... - CungHocVui
-
Lục Lạp Là Gì? Cấu Tạo Lục Lạp Và Những Thông Tin Cần Biết
-
Bài 9. Tế Bào Nhân Thực (tiếp Theo) - Củng Cố Kiến Thức
-
Chuyên đề Quang Hợp- Lã Thị Luyến
-
Nhận định Nào Sau đây đúng Về Cấu Trúc, Chức Năng Của Ti Thể Hoặc ...
-
Lục Lạp Là Gì? Cấu Tạo Và Chức Năng Của Lục Lạp - DinhNghia
-
Câu Hỏi Và Bài Tập Về Quang Hợp - Giáo Án Điện Tử
-
Chất Nền Của Lục Lạp Có Chức Năng Nào - Thả Rông
-
Bài 1 Trang 43 SGK Sinh Học 10
-
Vì Sao Quang Hợp Có Vai Trò Quyết định đối Với Sự Sống Trên Trái đất?