Bài 16: Phép Nhân Số Nguyên Trang 70 Toán Lớp 6 Kết Nối Tri Thức Tập 1

Trả lời câu hỏi luyện tập, vận dụng trang 70, 71 SGK Toán 6 KNTT. Giải Bài 3.32 , 3.33, 3.34, 3.35, 3.36, 3.37, 3.38 trang 72 Toán lớp 6 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống. Bài 16. Phép nhân số nguyên – Chương 3 Số nguyên

Hoạt động 1

Dựa vào phép cộng các số âm, hãy tính tích (-11) . 3 rồi so sánh kết quả với –(11. 3).

(-a).n = (-a).(-a)…(-a) (n thừa số a)

(-11).3 = (-11) + (-11) + (-11) = -33

-(11.3) = -(11 + 11 + 11) = -33

Vậy (-11).3 = -(11.3)

Hoạt động 2

Hãy dự đoán kết quả của các phép nhân 5.(-7) và (-6) . 8.

Dựa vào HĐ1 để dự đoán.

Dự đoán:

5.(-7) = -(5.7) = -35   ;   (-6).8 = -(6.8) = -48

Luyện tập 1 trang 70 SGK Toán 6 Kết nối tri thức

1. Thực hiện các phép nhân sau: a) (-12) . 12;               b) 137.(-15)

2. Tính nhẩm: 5 .(-12).

Nếu \(m,{\rm{ }}n\; \in {\mathbb{N}^*}\)thì:  m.(-n) = (-n). m = -(m .n).

1) a) (-12).12 = -(12.12) = -144

    b) 137.(-15) = -(137.15) = – 2 055

2) 5.(-12) = -(5.12) = -60-

Vận dụng 1

Sử dụng phép nhân hai số nguyên khác dấu để giải bài toán mở đầu.

Tổng số tiền Cao đã ghi = Số tiền ghi 1 lần . Số lần ghi

Tổng số tiền Cao đã ghi là:   (-15 000).3 = -45 000 (đồng)

Vậy Cao đã chi 45 000 đồng.

Hoạt động 3

Quan sát ba dòng đầu và nhận xét về dấu của tích mỗi khi đổi dấu một thừa số và giữ nguyên thừa số còn lại.

Nhận xét: khi đổi dấu một thừa số và giữ nguyên thừa số còn lại thì tích cũng đổi dấu.

Hoạt động 4 trang 71 Toán 6 KNTT

Dựa vào nhận xét ở HĐ3, hãy dự đoán kết quả của (-3).(-7).

Dự đoán: (-3).(-7) = 21

Luyện tập 2

Thực hiện các phép nhân sau:

a) (-12).(-12);           b) (-137) (-15).

a) (-12).(-12) = 12.12 = 144

b) (-137) (-15) = 137.15 = 2055.

Advertisements (Quảng cáo)

Trả lời Thử thách nhỏ trang 71 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

Thay mỗi dấu “?” bằng số sao cho số trong mỗi ô ở hàng trên bằng tích các số trong hai ô kề với nó ở hàng dưới (h.3.18).

 

Nếu \(m,{\rm{ }}n\; \in {\mathbb{N}^*}\)thì:  (-m).(-n) = m .n.

Câu hỏi trang 71 Toán 6 KNTT

Tính a(b + c) và ab + ac khi a = -2, b = 14, c = -4.

Với a = -2, b = 14, c = -4 ta có:

a(b + c) = (-2).[14 + (-4)] = (-2).10 = -20

ab + ac = (-2).14 + (-2).(-4) = -28 + 8 = -20.

Luyện tập 3

1. a) Tính giá trị của tích P = 3. (-4) . 5. (-6);

    b) Tích P sẽ thay đổi thế nào nếu ta đối dấu tất cả các thừa số?

2. Tính 4. (-39) – 4 .(-14).

Áp dụng các tính chất:

Giao hoán: a b + b + a

Kết hợp: a .(b – c) = (a. b)

Phân phối của phép nhân đối với phép cộng: a .(b + c) = ab + ac

1.

a) P = 3.(-4).5.(-6) = [(-4).5].[3.(-6)]

       = (-20).(-18) = 360

   b) Tích P sẽ không thay đổi nếu ta đổi dấu tất cả các thừa số.

2.

Advertisements (Quảng cáo)

 4.(-39) – 4.(-14) = 4.[-39 – (-14)] = 4.(-39 + 14) = 4.(-25) = -100

Bài 3.32 trang 72 SGK Toán 6 KNTT

Nhân hai số khác dấu:

a) 24.(-25)                    b) (-15). 12.

Nếu \(m,{\rm{ }}n\; \in {\mathbb{N}^*}\)thì:  m.(-n) = (-n). m = -(m .n).

a) 24.(-25) = – ( 24.25) = -600

b) (-15).12 = -(15.12) = 180

Giải Bài 3.33

Nhân hai số cùng dấu:

a) (-298). (-4);                b) (-10). (-135).

a) (-298).(-4) = 298.4 = 1 192

b) (-10).(-135) = 10.135 = 1 350

Bài 3.34 trang 72 Toán 6 Kết nối tri thức

Một tích nhiều thừa số sẽ mang dấu dương hay âm nếu trong tích đó có:

a) Ba thừa số mang dấu âm, các thừa số khác đều dương?

b) Bốn thừa số mang dấu âm, các thừa số khác đều dương?

a) Ba thừa số mang dấu âm, các thừa số khác dấu dương thì tích mang dấu âm.

b) Bốn thừa số mang dấu âm, các thừa số khác đều dương thì tích mang dấu dương.

Giải Bài 3.35

Tính một cách hợp lí:

a) 4. (1 930 + 2019) + 4.(-2019);

b) (-3).(-17) + 3. (120 – 17).

Áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:

a .(b + c) = ab + ac

a) 4.(1 930 + 2 019) + 4.(-2 019)

= 4.(1 930 + 2 019 – 2 019)

= 4.1 930 = 7 720

b) (-3).(-17) + 3.(120 – 17)

= 3.17 + 3.(120 – 17)

= 3.(17 + 120 – 17)

= 3.120 = 360

Bài 3.36 Toán 6 KNTT trang 72

Cho biết tích của hai số tự nhiên n và m là 36. Mỗi tích n .(-m) và (-n).(-m) bằng bao nhiêu?

n(-m) = -(n.m)

(-n).(-m) = n.m

Tích của hai số tự nhiên n và m là 36 nên có: m.n = 36

n(-m) = -(n.m) = -36

(-n).(-m) = n.m = 36

Bài 3.37 trang 72 Toán 6

Tính giá trị của biểu thức sau một cách hợp lí:

a) (-8). 72 +8 (-19) – (-8);

b) (-27). 1011 – 27- (-12) + 27.(-1).

Áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:

a .(b + c) = ab + ac.

a) (-8).72 + 8.(-19) – (-8)

= (-8).72 + (-8).19 – (-8)

= (-8).(72 + 19 – 1)

= (-8).90 = -720

b) (-27).1011 –  27.(-12) + 27.(-1)

= 27.(-1011) – 27(-12) + 27.(-1)

= 27.(-1011 + 12 – 1)

= 27.(-1000) = -27000

Bài 3.38 Toán 6 trang 72 Kết nối tri thức

Ba bạn An, Bình, Cường chơi ném tiêu với bia gồm năm vòng như hình 3.19. Kết quả được ghi lại trong bảng sau:

Hỏi trong ba bạn, bạn nào đạt điểm cao nhất?

Số điểm của An là: 10.1 + 2.7 + 1.(-1) + 1.(-3) = 20

Số điểm của Bình là:  2.10 + 1.3 + 2.(-3) = 17

Số điểm của Cường là:  3.7 + 1.3 + 1.(-1) = 23

Vậy bạn Cường đạt điểm cao nhất.

Từ khóa » Toán 6 Tập 1 Bài 16 Trang 70