Bài 18: Chu Kì Tế Bào Và Quá Trình Nguyên Phân
Có thể bạn quan tâm
1.1. Chu kì tế bào
- Chu kì tế bào là trình tự nhất định các sự kiện mà tế bào trải qua và lặp lại giữa các lần nguyên phân liên tiếp mang tính chất chu kì.
- Chu kì tế bào gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. Kì trung gian chiếm phần lớn chu kì tế bào
- Kì trung gian gồm 3 pha: G1, S, G2
- Diễn biến các pha:
- G1: tế bào tổng hợp các chất cần thiết cho sự phân bào.
- S: Pha nhân đôi ADN và NST
- G2: Tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào.
- Thời gian và tốc độ phân chia tế bào ở các bộ phận khác nhau trên cùng một cơ thể là rất khác nhau để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.
Điều hoà chu kì tế bào:
- Điểm điều hoà chu kì tế bào (R) là điểm kiểm soát mà tại đó sẽ cho phép chu kì tế bào tiếp tục hay dừng lại.
- Các điểm điều hoà chu kì tế bào sẽ kiểm soát thời gian và tốc độ phân chia của tế bào.
- Điểm R, xuất hiện ở pha G1 và G2 của kì trung gian.
- Nếu vượt qua điểm kiểm soát R thì tế bào tiếp tục chu kì, nếu không vượt qua R thì tế bào sẽ đi vào quá trình biệt hoá.
- Nếu các cơ chế điều khiển phân bào bị hỏng, trục trặc, cơ thể có thể bị lâm bệnh.
- Ví dụ: Bệnh ung thư. Là hiện tượng các tế bào phân chia mất kiểm soát; các tế bào này di chuyển khắp cơ thể gọi là di căn.
1.2. Quá trình nguyên phân
- Nguyên phân (hay còn gọi là phân bào nguyên nhiễm) nó chính là pha M của chu kỳ tế bào, tiếp ngay sau pha G2. Quá trình phân bào này được phát hiện lần đầu tiên bởi Straburger và Flemminh từ năm 1882.
- Nguyên phân diễn ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai
- Diễn biến của nguyên phân có thể tạm thời chia thành 2 giai đoạn là phân chia nhân (caryokinesis) và phân chia tế bào chât (cytokinesis)
a. Phân chia nhân
gồm 4 kì:
Các kì | Hình ảnh NST | Những diễn biến cơ bản |
---|---|---|
Kì đầu |
| |
Kì giữa |
| |
Kì sau | Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào. | |
Kì cuối |
|
b. Phân chia tế bào chất
- Các tế bào động vật: phân chia tế bào chất bằng cách thắt màng tế bào ở vị trí mặt phẳng xích đạo
- Các tế bào thực vật: tạo thành tế bào ở mặt phẳng xích đạo
⇒ Kết quả quá trình nguyên phân: Từ 1 tế bào mẹ ban đầu tạo ra 2 tế bào con giống nhau và giống hệt mẹ
1.3. Ý nghĩa của nguyên phân
-
Ý nghĩa sinh học:
-
Cấp độ tế bào: Là phương thức sinh sản của tế bào.
-
Cấp độ cơ thể: Giúp cơ thể sinh trưởng, phát triển, giúp tái sinh mô, cơ quan tổn thương, là cơ sở của sinh sản vô tính
-
-
Ý nghĩa thực tiễn:
-
Là cơ sở khoa học cho công nghệ nuôi cấy mô và nuôi cấy tế bào gốc.
-
Từ khóa » Chu Kì Tế Bào Là Gì Lớp 10
-
Sinh Học 10 Bài 18: Chu Kì Tế Bào Và Quá Trình Nguyên Phân
-
Chu Kì Tế Bào Là Gì - Sinh Học 10
-
Chu Kì Tế Bào | SGK Sinh Lớp 10
-
Sinh Học 10 Bài 18: Chu Kì Tế Bào Và Quá Trình Nguyên ...
-
Lý Thuyết Sinh 10 Bài 18. Chu Kì Tế Bào Và Quá Trình Nguyên Phân
-
Chu Kỳ Tế Bào – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bài 1 Trang 75 SGK Sinh Học 10. Chu Kì Tế Bào Gồm Những Giai đoạn ...
-
Sinh 10 Bài 18: Chu Kì Tế Bào Và Quá Trình Nguyên Phân - Dạy Học Mới
-
Chu Kì Tế Bào | SGK Sinh Lớp 10 - SoanVan.NET
-
Chu Kì Tế Bào Là Gì - Sinh Học 10. - MarvelVietnam
-
Chu Kì Tế Bào Bao Gồm Những Giai đoạn Nào, Nêu ý Nghĩa Của Việc ...
-
Chu Kì Tế Bào Là Gì, Củng Cố Kiến Thức - TTMN
-
Chu Kì Tế Bào Sinh Học 10 - Mới Cập Nhập - Update Thôi
-
Chu Kỳ Tế Bào- Nguyên Phân