Bài 2. Axit, Bazơ Và Muối - Củng Cố Kiến Thức

I.AXIT

1.Định nghĩa

Theo thuyết A-rê-ni-ut, axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation${H^ + }$.

Ví dụ:

$\begin{array}{l} HCl \to {H^ + } + C{l^ - }\\ C{H_3}COOH \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {H^ + } + C{H_3}CO{O^ - } \end{array}$

Các dung dịch axit đều có một số tính chất chung, đó là tính chất của các cation ${H^ + }$ trong dung dịch.

2.Axit nhiều nấc

Axit nhiều nấc, phân li từng nấc ra ion ${H^ + }$. Thông thường nấc sau yếu hơn nấc trước từ ${10^4}$ đến ${10^5}$ lần.

Ví dụ:

$\begin{array}{l} {H_3}P{O_4} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {H^ + } + {H_2}P{O_4}^ - \\ {H_2}P{O_4}^ - \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {H^ + } + HPO_4^{2 - }\\ HPO_4^{2 - } \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {H^ + } + PO_4^{3 - } \end{array}$

Phân tử ${H_3}P{O_4}$ phân li ba nấc ra ion ${H^ + }$, ${H_3}P{O_4}$ là axit ba nấc.

II.BAZƠ

1.Định nghĩa

Theo thuyết A-rê-ni-ut, bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion$O{H^ - }$.

Ví dụ:

$NaOH \to N{a^ + } + O{H^ - }$

Các dung dịch bazơ đều có một số tính chất chung, đó là tính chất của các anion $O{H^ - }$ trong dung dịch.

2.Bazơnhiều nấc

Bazơ nhiều nấc phân lí từng nấc ra ion $O{H^ - }$.

Ví dụ:

$Ba{\left( {OH} \right)_2}$ là bazơ hai nấc, phân li hai nấc ra ion $O{H^ - }$.

$\begin{array}{l} Ba{\left( {OH} \right)_2} \to Ba{\left( {OH} \right)^ + } + O{H^ - }\\ Ba{\left( {OH} \right)^ + } \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} B{a^{2 + }} + O{H^ - } \end{array}$

III.HIĐROXIT LƯỠNG TÍNH

Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ.

Ví dụ $Al{\left( {OH} \right)_3}$ là hiđroxit lưỡng tính

Sự phân li theo kiểu bazơ:

$Al{\left( {OH} \right)_3} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} A{l^{3 + }} + 3O{H^ - }$

Sự phân li theo kiểu axit:

$Al{\left( {OH} \right)_3} \equiv {H_2}O.HAl{O_2} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {H^ + } + AlO_2^ - + {H_2}O$

Các hiđroxit lưỡng tính thường gặp là $Zn{\left( {OH} \right)_2},Pb{\left( {OH} \right)_2},Sr{\left( {OH} \right)_2},Cr{\left( {OH} \right)_3}...$. Chúng đều ít tan trong nước và lực axit (khả năng phân li ra ion), lực bazơ đều yếu.

IV.MUỐI

1.Định nghĩa

Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation $NH_4^ + $) và anion gốc axit.

Ví dụ:

$A{l_2}{\left( {S{O_4}} \right)_3} \to 2A{l^{3 + }} + 2SO_4^{2 - }$

Muối mà anion gốc axit không còn hiđro có khả năng phân li ra ion ${H^ + }$ (hiđro có tính axit) được gọi là muối trung hoà.

Ví dụ: $NaCl,{\left( {N{H_4}} \right)_3}S{O_4},N{a_2}C{O_3}$.

Nếu anion gốc axit của muối vẫn còn hiđro có khả năng phân li ra ion ${H^ + }$ thì muối đó được gọi là muối axit.

Ví dụ: $NaHC{O_3},Na{H_2}P{O_4},NaHS{O_4}$

2.Sự điện li của muối trong nước

Hầu hết các muối khi tan trong nước phân li hoàn toàn ra cation kim loại (hoặc cation $NH_4^ + $) và anion gốc axit (trừ một số muối như $HgC{l_2},Hg{\left( {CN} \right)_2}$ ... là các chất điện li yếu).

Ví dụ:

$\begin{array}{l} N{a_2}S{O_4} \to 2N{a^{2 + }} + SO_4^{2 - }\\ HSO_3^ - \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {H^ + } + SO_3^{2 - } \end{array}$

Nếu anion gốc axit còn hiđro có tính axit, thì gốc này tiếp tục phân li yếu ra ion ${H^ + }$.

Ví dụ:

$\left[ {Cu{{\left( {N{H_3}} \right)}_4}} \right] \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} C{u^{2 + }} + 4N{H_3}$

Từ khóa » đặc điểm Của Ion H+