BÀI 2: CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA - Tài Liệu Text

  1. Trang chủ >
  2. Cao đẳng - Đại học >
  3. Luật >
BÀI 2: CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.62 MB, 462 trang )

2. Đặc điểm pháp lý của các tội xâm phạm an ninh quốc gia2.1. Khách thể của các tội xâm phạm an ninh quốc giaCác tội xâm phạm an ninh quốc gia xâm phạm vào những quan hệ xã hội có tầm quantrọng đặc biệt, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của tất cả các quan hệ xã hội khác.Khách thể loại của các tội xâm phạm an ninh quốc gia là xâm phạm vào an ninh chínhtrị của nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam như: xâm hại sự tồn tại của chính quyềnnhân dân, xâm phạm sự vững mạnh của chính quyền nhân dân...Khách thể trực tiếp của mỗi loại tội phạm được cụ thể trong từng điều luật như: kháchthể của tội phản bội tổ quốc (Điều 78 BLHS) là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹnlãnh thổ của tổ quốc…2.2. Mặt khách quan của các tội xâm phạm an ninh quốc giaCác tội xâm phạm an ninh quốc gia được biểu hiện bằng những hành vi nguy hiểmcho xã hội xâm phạm đến các khách thể nêu trên. Tính chất của những hành vi này là nguyhiểm lớn hoặc đặc biệt lớn cho xã hội. Đa số các tội xâm phạm an ninh quốc gia được thựchiện bằng hành động. Ví dụ, tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền, tội gián điệp, tội khủngbố…Đa số các tội phạm trong nhóm tội này có cấu thành tội phạm hình thức. Chẳng hạn, tộiphản bộ Tổ quốc (Điều 78), tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 79)…Một số tội phạm đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia khác lại có cấu thành tộiphạm vật chất. Ví dụ, tội hoạt động phỉ (Điều 83), tội khủng bố (Điều 84)…2.3. Mặt chủ quan của các tội xâm phạm an ninh quốc giaMặt chủ quan của các tội xâm phạm an ninh quốc gia bao gồm các dấu hiệu sau đây:- Lỗi của người phạm tội là cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ tính chấtnguy hiểm cho xã hội của hành vi là xâm hại đến độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹnlãnh thổ của Tổ Quốc, xâm hại chế độ xã hội chủ nghĩa và chế độ nhà nước cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam, thấy trước hành vi đó có thể làm suy yếu hoặc lật đổ chính quyền nhândân nhưng vẫn mong muốn thực hiện.- Mục đích chống chính quyền nhân dân là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan củatất cả các tội phạm trong nhóm tội này. Khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội cómục đích chống lại hoặc làm suy yếu chính quyền nhân dân. Đây là dấu hiệu cho phép phânbiệt tội xâm phạm an ninh quốc gia với những tội phạm khác có các dấu hiệu của mặt kháchquan tương tự.43 - Động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của các tội xâm phạm an ninhquốc gia. Động cơ phạm tội ở các tội này có thể khác nhau (thù hằn giai cấp, vụ lợi…).2.4. Chủ thể của các tội xâm phạm an ninh quốc giaChủ thể của các tội xâm phạm an ninh quốc gia là những người có đủ năng lực tráchnhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định. Có thể là công dân Việt Nam, là người nướcngoài, người không có quốc tịch.Các tội xâm phạm an ninh quốc gia đa số được quy định là các tội đặc biệt nghiêmtrọng. Theo điều 12 Bộ luật hình sự quy định “Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do lỗi cố ý hoặc tội phạm đặcbiệt nghiêm trọng”. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cho thấy, để truy cứu trách nhiệm hình sựtheo các tội này cần cân nhắc độ tuổi của người thực hiện hành vi, vì những người từ đủ 14đến dưới 16 tuổi chưa có ý thức chính trị rõ ràng. Cho nên thường xử lý những người từ 18tuổi trở lên có hành vi phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia.Có 14 tội xâm phạm an ninh quốc gia, được chia thành hai nhóm:Nhóm 1: Các tội trực tiếp uy hiếp sự tồn tại của chính quyền nhân dân (điều 78, điều79 BLHS).Nhóm 2: Các tội trực tiếp uy hiếp sự vững mạnh của chính quyền nhân dân (từ điều80 đến điều 91 BLHS).II. CÁC TỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA CỤ THỂ1. Tội phản bội tổ quốc (Điều 78 Bộ luật hình sự)a. Định nghĩaPhản bội tổ quốc là hành vi của công dân Việt Nam cấu kết với người nước ngoàinhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc,lực lượng quốc phòng, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam.b. Dấu hiệu pháp lý44 - Khách thể:3 tội phạm này xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹnlãnh thổ của Tổ quốc Việt nam, lực lượng quốc phòng, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nướccộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam.- Khách quan:Người phạm tội có một trong các hành vi sau đây:+ Bàn bạc với người nước ngoài về mưu đồ chính trị, chống phá Tổ quốc Việt nam.+ Nhận sự giúp đỡ của người nước ngoài (tiền, vũ khí, lợi ích khác).+ Hoạt động dựa vào thế lực của nước ngoài hoặc tiếp tay cho người nước ngoài.Hành vi “câu kết” nói tại điều này là sự quan hệ qua lại chặt chẽ chứ không chỉ đơnthuần là mới thể hiện ý định câu kết. Chỉ bị coi là phạm tội này khi người phạm tội thực sự“câu kết” với người nước ngoài chứ không phải đơn thuần chỉ là hành vi tìm kiếm liên lạc,mốc nối với người nước ngoài, tuân theo sự chỉ đạo của nước ngoài… “Nước ngoài” ở đâylà bất kỳ nước nào ngoài Việt Nam. Đối tượng mà người phạm tội câu kết có thể là cá nhân,tổ chức Nhà nước, tổ chức phi chính phủ…Tội phạm coi là hoàn thành từ khi có hành vi “câu kết” với người nước ngoài với mụcđích gây nguy hại các khách thể trên mà không cần dấu hiệu hậu quả.- Chủ thể: là mọi công dân Việt nam (có quốc tịch Việt nam - chủ thể đặc biệt) cónăng lực trách nhiệm hình sự. Người nước ngoài hoặc người không quốc tịch không thể làchủ thể của tội phạm này.- Chủ quan: lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõhành vi câu kết với người nước ngoài (nhằm gây nguy hại cho các khách thể trên) là hành vinguy hiểm cho xã hội và mong muốn thực hiện hành vi ấy. Mục đích phạm tội là nhằm thayđổi chế độ, chính trị, kinh tế của đất nước, lật đổ chính quyền nhân dân. Mục đích là dấuhiệu bắt buộc của tội phạm này. Nếu chỉ có hành vi “câu kết” với người nước ngoài nhưngkhông nhằm “chống chính quyền nhân dân” thì không cấu thành tội phạm này.c. Hình phạt chia làm 2 khung:- Khung 1 (khung cơ bản): người phản bội Tổ quốc không có nhiều tình tiết giảm nhẹcó thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.- Khung 2 (giảm nhẹ): nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì có thể bịphạt tù từ 7 năm đến 15 năm.2. Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền (Điều 79 Bộ luật hình sự)3Để đơn giản, chúng tôi dùng các khái niệm khách thể, khách quan, chủ tthể, chủ quan để mô tả cho các yếu tố cấu thành tội phạm thay vì phải nói rõlà “mặt khách thể”, “mặt khách quan…”.45 a. Định nghĩaHoạt động nhằm lật đổ chính quyền là hành vi hoạt động thành lập hoặc tham gia tổchức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.b. Dấu hiệu pháp lý- Khách thể: tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền xâm phạm sự tồn tại của chínhquyền nhân dân, chế độ kinh tế, chính trị, xã hội được Hiến pháp quy định.- Khách quan:Người phạm tội có một trong hai hành vi sau:+ Hoạt động nhằm thành lập tổ chức: đề xướng chủ trương, đường lối, vạch kế hoạchhoạt động, viết cương lĩnh, điều lệ, tuyên truyền, lôi kéo người khác vào tổ chức…nhằm lậtđổ chính quyền nhân dân.+ Tham gia tổ chức các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Đây là hành vicủa người phạm tội gia nhập vào tổ chức khi biết rõ mục đích của tổ chức đó là nhằm lật đổchính quyền nhân dân.“Tổ chức” nói trong Điều này là tổ chức phản cách mạng. Có thể coi là “tổ chức” khimột nhóm người phạm tội với hình thức đồng phạm - phạm tội có tổ chức.Tội phạm được xem là hoàn thành khi chủ thể có hành vi tổ chức hoặc tham gia cáchoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, không cần xảy ra hậu quả gì. Tuy nhiên, nếunhững hậu quả cụ thể xảy ra hoặc có thêm hành vi khác mà cấu thành những tội phạm cụ thểthì người phạm tội phải bị truy cứu thêm các tội phạm tương ứng đó. Ví dụ, Phan Hồng Gấmvà Phí Thanh Sơn là những phần tử xấu đã lôi kéo một số tên sĩ quan chế độ cũ tham giathành lập tổ chức “Phong trào thống nhất và xây dựng chủ nghĩa quốc gia”. Gấm, Sơn vàđồng bọn đã biên soạn tài liệu, dự tính tổ chức các cuộc hội thảo ở một số tỉnh, thành phốphía Nam có mời đại diện nhiều nước nhằm hợp hoá tổ chức của chúng. Trong tài liệu biênsoạn, chúng tập trung đấu tranh cho chế độ đa đảng ở Việt Nam và sau đó lật đổ chínhquyền. Chúng đã cử người ra nước ngoài móc nối với CIA. CIA đã cung cấp vũ khí, tiền bạccho tổ chức của chúng hoạt động. Như vậy, trong vụ án này, bên cạnh tội hoạt động nhằm lậtđổ chính quyền, bọn chúng còn phạm tội phản bội Tổ quốc (Điều 78) vì bên cạnh thành lậptổ chức nhằm chống chính quyền nhân dân, chúng còn móc nối với CIA và đã nhận sự hỗ trợcủa CIA.- Chủ quan: là lỗi cố ý (trực hoặc gián tiếp). Tội phạm này bắt buộc phải có dấu hiệumục đích là nhằm “lật đổ chính quyền nhân dân”.- Chủ thể: bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.c. Hình phạt chia làm 2 khung:46 - Khung 1(cơ bản): hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân thuộc một trong cáctrường hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặctử hình:Người tổ chức;Người xúi giục;Người hoạt động đắc lực: là người tích cực tham gia thực hiện kế hoạch, các hoạtđộng cụ thể mà tổ chức đề ra để lật đổ chính quyền nhân dân.Gây hậu quả nghiêm trọng: là gây ra những thiệt hại cho sự tồn tại của chínhquyền nhân dân (khiến nhân dân lo lắng, hoảng sợ, ảnh hưởng xấu đến an ninh, chính trị,hoạt động bình thường của cơ quan Nhà nước…).- Khung 2 (giảm nhẹ): hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân với vai trò khác(không thuộc các trường hợp tại khoản 1 Điều này), người phạm tội có thể bị phạt tù từ 5năm đến 15 năm.3. Tội gián điệp (Điều 80 Bộ luật hình sự)a. Định nghĩaGián điệp là hành vi của một người với các hoạt động được mô tả tại các điểm a, b, ckhoản 1 Điều 80.b. Dấu hiệu pháp lý- Khách thể: tội này xâm phạm an ninh đối ngoại của nước CHXHCNVN, xâm phạmsự vững mạnh của chính quyền nhân dân.- Khách quan:Người phạm tội có một hoặc một số hành vi trong số các hành vi sau:+ Hoạt động tình báo: điều tra, thu thập tin tức tình báo bằng cách quay phim, chụpảnh, vẽ sơ đồ, các phương tiện thông tin khác để thu thập thông tin;+ Phá hoại: phá hoại cơ sở vật chất, phương tiện của Nhà nước, phá hoại việc thựchiện chính sách kinh tế, xã hội, chính sách đại đoàn kết dân tộc…;+ Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại chống nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam: là những hành vi tạo ra cơ sở nhằm để hoạt động tình báo, phá hoại;+ Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài;47 + Hoạt động thám báo: là hoạt động của những tên gián điệp thu thập những tin tứctình báo, chiến thuật quân sự bằng cách quay phim, chụp ảnh, vẽ sơ đồ, bắt cán bộ, nhândân để khai thác thông tin…;+ Chỉ điểm: là dùng ám hiệu để hướng dẫn cho người nước ngoài biết nơi cần thuthập thông tin, bắt cán bộ…;+ Chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạtđộng tình báo, phá hoại;+ Cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài. Đây làtrường hợp người phạm tội biết được thông tin là thuộc bí mật Nhà nước nhưng vẫn cungcấp hoặc thu thập nhằm cung cấp cho nước ngoài. Việc nước ngoài có sử dụng được thôngtin đó hay không không có ý nghĩa định tội. Bí mật Nhà nước được pháp luật Việt Nam quyđịnh trong từng lĩnh vực cụ thể khác nhau.+ Thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụngchống nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là trường hợp người phạm tội thuthập, cung cấp tin tức, tài liệu không thuộc bí mật Nhà nước. Vì thế, hành vi này chỉ cấuthành tội phạm khi người phạm tội biết là tin tức, tài liệu đó để người nước ngoài dùngchống nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Tội phạm hoàn thành khi chủ thể thực hiện một trong các hành vi mô tả đó.- Chủ quan: là lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích chống chính quyền nhân dân cũng là dấuhiệu bắt buộc của tội phạm này.- Chủ thể: bất kỳ người nước ngoài, người không quốc tịch hoặc công dân Việt namcó năng lực trách nhiệm hình sự.Hoàng Quang Lý nguyên là sĩ quan tình báo của chế độ cũ, đã bị đưa đi tập trung cải tạo mộtthời gian dài. Sau khi cải tạo về, mặc dù còn bị quản chế ở địa phương, Lý đã lôi kéo thêm Đặng VănYên và một số tên khác bất mãn với chế độ mới, thực hiện hành vi sau đây nhằm trả thù chế độ mới:Trong một lần nhậu tại nhà một người bạn, Lý và Yên đã làm quen được với Quang là côngnhân nhà máy quốc phòng X. Biết Quang đang có mâu thuẫn sâu sắc với Kiếm, quản đốc nhà máy, haitên này đã kích động Quang trả thù Kiếm bằng cách gây thiệt hại cho nhà máy X trong ca trực củaKiếm để đổ tội cho Kiếm. Ban đầu, Quang không nhận lời vì sợ tù tội nhưng sau nhiều lần được Lý vàYên mời đi ăn nhậu, Quang đã nhận lời. Ngày 21/2/2002, theo sự chỉ dẫn của Lý và Yên, Quang đãlàm nổ nồi hơi áp suất dẫn đến gây thiệt hại 200 triệu đồng.Sau một thời gian điều tra, lực lượng an ninh quân đội đã bắt được Quang. Thấy nguy cơ bịlộ, Lý và Yên đã trốn đến nhà của Đặng Văn Thắng (anh họ của Yên) nói rõ sự việc và xin ở lại mộtthời gian để tìm cách trốn qua Hồng Kông, sau đó sang Mỹ. Trong thời gian đó, chúng đã liên lạcđược với CIA. Theo lệnh của CIA, Lý và Yên đã móc nối với một số tên khác thu thập các tài liệu vềtình hình an ninh, quốc phòng, kinh tế - xã hội cũng như các tài liệu thuộc về bí mật Nhà nước để cungcấp cho tổ chức này.Ngày 25/5/2002, khi chúng đang trên tàu ra vùng biển quốc tế thì bị bộ đội biên phòng bắtkèm theo tang vật.Trong vụ án này, bên cạnh phạm tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nướcCHXHCNVN (Điều 85), Lý và Yên còn phạm tội gián điệp (Điều 80). Riêng Quang chỉ phạm tội pháhuỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia vì không có mục đích chống chính quyềnnhân dân.48 c. Hình phạt chia làm 2 khung:- Khung 1 (cơ bản): phạm tội gián điệp không thuộc trường hợp ít nghiêm trọng,người phạm tội có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.- Khung 2 (giảm nhẹ): phạm tội gián điệp thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, ngườiphạm tội có thể bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm.Trường hợp đã nhận làm gián điệp nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tựthú, thành khẩn khai báo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì có thể được miễn tráchnhiệm hình sự về tội gián điệp.Đối với tội gián điệp (Điều 80 BLHS), ở điểm a khoản 1 đã quy định hành vi khách quan là“gây cơ sở để hoạt động tình báo” sẽ được xem là thỏa mãn về mặt khách quan của tội gián điệp. Tuynhiên, ở điểm b khoản 1 lại quy định “Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo củanước ngoài”. Hành vi “gây cơ sở để hoạt động tình báo” quy định ở điểm a khoản 1 đã bao hàm hànhvi được quy định ở điểm b khoản 1 Điều này vì đã “gây cơ sở để hoạt động tình báo” bất kể có sự chỉđạo của nước ngoài hay không miễn là nhằm chống chính quyền nhân dân thì đã thỏa mãn mặt kháchquan của tội gián điệp. Do đó, ở điểm b khoản 1 Điều 80 cần loại bỏ nội dung “gây cơ sở để hoạtđộng tình báo”.Ngoài ra, ở khoản 2 Điều này quy định cấu thành tội phạm giảm nhẹ đối với người phạm tộitrong “trường hợp ít nghiêm trọng”. So với cấu thành tội phạm cơ bản, cấu thành tội phạm giảm nhẹcó mức hình phạt thấp hơn nhiều (15 năm tù so với tử hình). Tuy nhiên, hiểu như thế nào là phạm tộigián điệp trong “trường hợp ít nghiêm trọng” hiện vẫn chưa có cơ sở thống nhất vì chưa có một vănbản nào hướng dẫn việc phạm tội gián điệp như thế nào là trong “trường hợp ít nghiêm trọng”. Thựctế này có thể dẫn đến việc các toà án áp dụng tình tiết này để chuyển khung hình phạt từ khoản 1 thànhkhoản 2 Điều 80 hoặc ngược lại một cách không có cơ sở. Đây cũng là điểm bất cập xuất hiện tạikhoản 2 Điều 85 BLHS quy định về tội phá hoại cơ sở vật chất kỹ thuật của nước cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam. Vì vậy, Toà án nhân dân tối cao cần có văn bản hướng dẫn như thế nào là phạm tộigián điệp, tội phá hoại cơ sở vật chất kỹ thuật của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam “trongtrường hợp ít nghiêm trọng”, với những tình tiết liên quan đến: hậu quả của tội phạm; tính chất củahành vi phạm tội; hoàn cảnh thực hiện tội phạm; mức độ thực hiện tội phạm…4. Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ (Điều 81 Bộ luật hình sự)a. Định nghĩaXâm phạm an ninh lãnh thổ là hành vi xâm nhập lãnh thổ, làm sai lệch đường biêngiới quốc gia hoặc bất kỳ hành động nào khác nhằm gây phương hại đến an ninh lãnh thổcủa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Đây là hình thức hoạt động phạm tội của bọn đế quốc, phản động quốc tế, bọn thùđịch khác từ bên ngoài có tính chất khiêu khích, gây tình hình căng thẳng không ổn định choan ninh quốc gia và có thể chuẩn bị cho việc tiến hành lấn chiếm hoặc chiến tranh xâm lược.49 b. Dấu hiệu pháp lý- Khách thể: tội phạm này xâm phạm chủ quyền nước CHXHCNVN đã được xácđịnh trong Hiến pháp Việt nam và các văn bản Luật quốc tế.- Khách quan:Người phạm tội có thể có một trong số các hành vi sau:+ Xâm phạm lãnh thổ (có thể kèm theo bắn, đốt, phá): là hành vi của người từ bênngoài xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam một cách trái phép, bằng đường thuỷ, bộ, không;+ Làm sai lệch đường biên giới quốc gia: di chuyển cột mốc vào lãnh thổ Việt Nam,dựng cột mốc giả để chiếm lãnh thổ…;+ Có hành vi khác làm phương hại an ninh lãnh thổ của nước CHXHCNVN như: từlãnh thổ nước ngoài, vùng biển quốc tế bắn phá vào Việt Nam làm mất an ninh xã hội, tiếptế chỉ đường cho người biết rõ xâm nhập vào Việt Nam để phá hoại an ninh…;Tội phạm xem là hoàn thành kể từ khi chủ thể thực hiện một trong các hành vi kể trênmà không cần hậu quả.- Chủ quan: là lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích phá hoại an ninh lãnh thổ là dấu hiệu bắtbuộc đối với tội phạm này.- Chủ thể: bao gồm bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự, thường là người nướcngoài, không quốc tịch nhưng cũng có thể là công dân Việt nam thực hiện hành vi theo sựchỉ đạo của nước ngoài hoặc tham gia với vai trò đồng phạm.c. Hình phạt chia làm 2 khung:- Khung 1: người phạm tội với vai trò tổ chức, hoạt động đắc lực hay phạm tội gâyhậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, hoặc tù chung thân.- Khung 2: phạm tội với những vai trò khác ngoài người tổ chức thì có thể bị phạt tùtừ 5 năm đến 15 năm.5. Tội bạo loạn (Điều 82 Bộ luật hình sự)a. Định nghĩaBạo loạn là hành vi hoạt động vũ trang hay bạo lực có tổ chức nhằm chống lại chínhquyền nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân.b. Dấu hiệu pháp lý50 - Khách thể: tội phạm này xâm phạm sự vững mạnh của chính quyền nhân dân.- Khách quan: người phạm tội có hành vi “hoạt động vũ trang” (bắn, gây tiếng nổ, tấncông cơ quan Nhà nước…) hoặc “bạo lực có tổ chức” (không có vũ trang nhưng dựa vào sốđông để kích động, tụ tập quần chúng tổ chức mít-tinh, biểu tình, hô khẩu hiệu…). Trongquá trình diễn biến, người phạm tội có thể lúc đầu dự định bạo loạn nhưng thấy thuận lợi nênchuyển sang lật đổ chính quyền nhân dân.Tội phạm xem là hoàn thành kể từ khi chủ thể thực hiện một trong các hành vi đượcmô tả mà không cần dấu hiệu hậu quả.- Chủ quan: là lỗi cố ý. Mục đích chống chính quyền nhân dân là dấu hiệu bắt buộcđối với tội phạm này.- Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng thường là công dân Việtnam.c. Hình phạt chia làm 2 khung:- Khung 1: người phạm tội bạo loạn với vai trò tổ chức, hoạt động đắc lực hay phạmtội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, hoặc tù chung thân, tửhình.- Khung 2: phạm tội bạo loạn với những vai trò khác ngoài người tổ chức thì có thểbị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm.6. Tội hoạt động phỉ (Điều 83 Bộ luật hình sự)a. Định nghĩaHoạt động phỉ là hành vi hoạt động vũ trang ở vùng rừng núi, vùng biển, vùng hiểmyếu khác; giết người, cướp phá tài sản nhằm chống chính quyền nhân dân.b. Dấu hiệu pháp lý- Khách thể: tội phạm này xâm phạm sự vững mạnh của chính quyền nhân dân.- Khách quan:Người phạm tội có một trong các hành vi như:+ Hoạt động vũ trang (qui mô lớn, vừa hoặc nhỏ);51 + Giết người (thường là cán bộ Nhà nước), cướp phá tài sản, đốt phá tài sản của Nhànước, tập thể hoặc mọi công dân, cướp phá vũ khí…Các hoạt động này diễn ra ở vùng rừng núi, vùng biển, vùng hiểm yếu khác. Đây làđịa những điểm bắt buộc của tội phạm này. Vì vậy, nếu các hành vi nói trên diễn ra ở nhữngvùng đồng bằng, thành thị, vùng không hiểm yếu…thì chỉ có thể cấu thành các tội phạmkhác như tội khủng bố (Điều 84), tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nướcCHXHCNVN (Điều 85)…Tội phạm xem là hoàn thành kể từ khi chủ thể thực hiện một trong các hành vi kểtrên, không cần xảy ra hậu quả.- Chủ quan: là lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích chống chính quyền nhân dân là dấu hiệubắt buộc của tội phạm này.- Chủ thể: bất cứ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.Tội này nhìn chung giống tội bạo loạn nhưng khác ở chỗ thường xảy ra ở những nơirừng núi, vùng biển hoặc những nơi hiểm yếu khác. Mặt khác, tội bạo loạn là sự tập hợpđám đông để phạm tội trong khi tội này có khi chỉ vài người phạm tội.c. Hình phạt chia làm 2 khung:- Khung 1: người phạm tội hoạt động phỉ với vai trò tổ chức, hoạt động đắc lực hayphạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, hoặc tù chung thân,tử hình.- Khung 2: phạm tội hoạt động phỉ với những vai trò khác ngoài người tổ chức thì cóthể bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm.7. Tội khủng bố (Điều 84 Bộ luật hình sự)a. Định nghĩaKhủng bố là hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tự do thân thể của nhân viênNhà nước, nhân viên tổ chức xã hội hoặc mọi công dân khác nhằm chống chính quyền nhândân, hoặc xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tự do thân thể của người nước ngoài nhằm gâykhó khăn cho quan hệ quốc tế.b. Dấu hiệu pháp lý52 - Khách thể: xâm phạm sự vững mạnh của chính quyền nhân dân, xâm phạm an ninhđối nội hoặc gây khó khăn cho quan hệ quốc tế, xâm phạm an ninh đối ngoại của nướcCHXHCNVN.- Khách quan:Người phạm tội có một trong số các hành vi sau:+ Xâm phạm tính mạng của nhân viên Nhà nước, nhân viên tổ chức xã hội hoặc mọicông dân, người nước ngoài (giết người);+ Xâm phạm sức khoẻ, tự do thân thể (bắt giữ người, gây tổn hại sức khoẻ…) củanhân viên Nhà nước (cán bộ, công nhân viên Nhà nước, bộ đội, công an…) hoặc của mọicông dân, người nước ngoài.Tội phạm xem là hoàn thành kể từ khi chủ thể thực hiện một trong các hành vi đượcmô tả đã gây ra chết người, thương tích hoặc tổn hại sức khoẻ con người, bắt người. Tộiphạm cũng xem là cấu thành khi hành vi khủng bố đã đe doạ đến tính mạng hay khiến ngườikhác sợ, lo lắng.Nguyễn Hữu Chánh cùng một số người Việt sống lưu vong tại nước ngoài đã thành lập tổchức phản động gọi là Việt Nam tự do và tự xưng là tổng chỉ huy của tổ chức. Để thực hiện âm mưuchống phá Việt Nam, Chánh và đồng bọn chọn địa bàn Thái Lan và Campuchia để xây dựng lực lượnglàm bàn đạp đưa người về Việt Nam. Tại đây, y hứa hẹn thưởng tiền, “thăng chức” để tập hợp, lôi kéocác đối tượng người Việt có tiền án tiền sự đang trốn tránh pháp luật và một số người nhẹ dạ cả tinkhác vào tổ chức, như Nguyễn Thị Huệ, La Kim Hùng, Hồ Long Đức, Nguyễn Thanh Vân, Lê VănMinh. Đây được coi là lực lượng nòng cốt được đưa về hoạt động ở những nơi có nhiều người Việtkiếm sống tại Campuchia và Thái Lan, nhằm lôi kéo, phát triển tổ chức. Sau đó, Chánh lập thành cácnhóm hoạt động độc lập gọi là “biệt đoàn Bảo Long”, đồng thời tổ chức các lớp huấn luyện rồi đưangười về nước hoạt động.Giữa tháng 3/2000, Chánh cử 2 tên Lê Thân và Nguyễn Thị Thu Thuỷ dự định dùng lựu đạnđể ném vào nơi tổ chức lễ cúng giỗ giáo chủ Huỳnh Phú Sổ của đạo Hoà Hảo rồi tung tin Nhà nướcViệt Nam đàn áp tôn giáo. Tuy nhiên, âm mưu của chúng đã bị phát hiện và ngăn chặn. Đối với hànhvi này của bọn chúng có thể được coi là tội khủng bố nhưng ở giai đoạn chuẩn bị.- Chủ quan: là lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích chống chính quyền nhân dân hay gây khókhăn cho quan hệ quốc tế là dấu hiệu bắt buộc đối với tội phạm này.- Chủ thể: bất cứ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định. Tuy nhiên, chỉnhững người đủ 16 tuổi trở lên mới có thể chịu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm quyđịnh tại khoản 3 Điều này.c. Hình phạt chia làm 3 khung:- Khung 1 (khung tăng nặng): khủng bố xâm phạm tính mạng của nhân viên Nhànước, nhân viên tổ chức xã hội hoặc mọi công dân, người nước ngoài, người phạm tội có thểbị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Đây là trường hợp mà hành vikhủng bố đã gây ra hậu quả chết người (bất kể là chết mấy người cũng không có ý nghĩađịnh tội).53

Xem Thêm

Tài liệu liên quan

  • LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM (PHẦN: CÁC TỘI PHẠM)LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM (PHẦN: CÁC TỘI PHẠM)
    • 462
    • 9,455
    • 8
  • Cảm nghĩ về Thăng Long Cảm nghĩ về Thăng Long
    • 9
    • 514
    • 0
  • word from 9 word from 9
    • 3
    • 1
    • 8
  • de kiem tra 15phut Tin hoc 6 de kiem tra 15phut Tin hoc 6
    • 2
    • 5
    • 27
  • bé với trò chơi dân gian bé với trò chơi dân gian
    • 2
    • 854
    • 1
  • kiem tra 1 tiet 11CB kiem tra 1 tiet 11CB
    • 3
    • 265
    • 0
  • de kt tin hoc 6 15ph de kt tin hoc 6 15ph
    • 2
    • 369
    • 0
  • Kế hoạch văn 6 Kế hoạch văn 6
    • 32
    • 319
    • 0
  • Kế hoạch bộ môn văn 6 Kế hoạch bộ môn văn 6
    • 29
    • 568
    • 1
  • kế hoạch văn 9 kế hoạch văn 9
    • 34
    • 298
    • 0
  • Chương trình Đại hội Liên đội 2010-2011 Chương trình Đại hội Liên đội 2010-2011
    • 18
    • 523
    • 1
Tải bản đầy đủ (.pdf) (462 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(7.62 MB) - LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM (PHẦN: CÁC TỘI PHẠM)-462 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » đặc Trưng Của Các Tội Xâm Phạm An Ninh Quốc Gia