Bài 2: Hai đường Thẳng Vuông Góc - Tìm đáp án, Giải Bài Tập, để Học
Có thể bạn quan tâm
1. Góc giữa hai vectơ
Cho \(\vec u\) và \(\vec v\) là hai vectơ trong không gian. Từ một điểm A bất kì vẽ \(\overrightarrow {AB} = \overrightarrow u ,\overrightarrow {AC} = \overrightarrow v\). Khi đó ta gọi góc \(\widehat {BAC}(0 \le \widehat {BAC} \le {180^0})\) là góc giữa hai vecto vectơ \(\vec u\) và \(\vec v\), kí hiệu là \(\left ( \vec u ;\vec v \right )\). Ta có: \(\left ( \vec u ;\vec v \right )=\widehat {BAC}\).
2. Tích vô hướng của hai vectơ
a) Định nghĩa tích vô hướng của hai vectơ
Tích vô hướng của hai vectơ \(\vec u\) và \(\vec v\) đều khác vectơ-không là một số được kí hiệu là \(\vec u .\vec v\) xác dịnh bởi:
\(\vec u.\vec v = \left| {\vec u} \right|.\left| {\vec v} \right|.\cos (\overrightarrow u .\vec v)\)
Nếu \(\vec u= \vec0\) hoặc \(\vec v= \vec0\) thì ta quy ước
\(\vec u.\vec v=0.\)
b) Tính chất tích vô hướng của hai vectơ
Với ba vectơ \(\overrightarrow a ,\overrightarrow b ,\overrightarrow c\) trong không gian và với mọi số k ta có:
- \(\overrightarrow a .\overrightarrow b = \overrightarrow b .\overrightarrow a\) (tính chất giao hoán).
- \(\overrightarrow a (\overrightarrow b + \overrightarrow c ) = \overrightarrow a .\overrightarrow b + \overrightarrow a .\overrightarrow c\) (tính chất phân phối).
- \((k.\overrightarrow a ).\overrightarrow b = k.(\overrightarrow a .\overrightarrow b ) = \overrightarrow a .k\overrightarrow b .\)
- \({\overrightarrow a ^2} \ge 0,{\overrightarrow a ^2} = 0 \Leftrightarrow \overrightarrow a = \overrightarrow 0.\)
c) Ứng dụng của tích vô hướng
Xác định góc giữa hai vectơ \(\vec u\) và \(\vec v\) bằng \(\cos (\overrightarrow u .\vec v)\) theo công thức:
\(\cos (\overrightarrow u .\vec v) = \frac{{\vec u.\vec v}}{{\left| {\vec u} \right|\left| {\vec v} \right|}}\)
3. Vectơ chỉ phương của đường thẳng
Vectơ \(\overrightarrow a \ne \overrightarrow 0\) được gọi là vectơ chỉ phương của đường thẳng d nếu giá của vectơ \(\overrightarrow a\) song song hoặc trùng với đường thẳng d.
Nếu \(\overrightarrow a\) là vectơ chỉ phương của đường thẳng d thì vectơ \(k\overrightarrow a\) với \(k \ne 0\) cũng là một vectơ chỉ phương của d.
Một đường thẳng d trong không gian hoàn toàn xác định được nếu biết một điểm A thuộc d và một vectơ chỉ phương \(\overrightarrow a\) của d.
4. Góc giữa hai đường thẳng
Góc giữa hai đường thẳng a và b trong không gian là góc giữa hai đường thẳng a’ và b’ cùng đi qua một điểm bất kì lần lượt song song với a và b.
5. Hai đường thẳng vuông góc
a) Định nghĩa
Hai đường thẳng a và b gọi là vuông góc với nhau nếu góc giữa chúng bằng 900.
Ta kí hiệu là: \(b \bot a\) hoặc \(a \bot b.\)
b) Tính chất
- Nếu \(\vec u\) và \(\vec v\) lần lượt là các vectơ chỉ phương của hai đường thẳng a và b thì: \(a \bot b \Leftrightarrow \overrightarrow u .\overrightarrow v = 0.\)
- Cho hai đường thẳng song song. Nếu một đường thẳng vuông góc với đường thẳng này thì cũng vuông góc với đường thẳng kia.
- Hai đường thẳng vuông góc nhau thì có thể cắt nhau hoặc chéo nhau.
6. Bài tập minh họa
Ví dụ 1:
Cho hình lập phương ABCD.EFGH. Hãy xác định góc giữa các cặp vectơ sau đây:
a) \(\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {EG} .\)
c) \(\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {DH}\).
Hướng dẫn giải:
a) Vì EG // AC nên góc giữa
\(\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {EG}\) cũng bằng góc giữa
\(\overrightarrow {AB}\) và \(\overrightarrow {AC}\)
Vậy \(\left( {\overrightarrow {AB} ;\overrightarrow {EG} } \right) = \left( {\overrightarrow {AB} ;\overrightarrow {AC} } \right) = {45^0}.\)
b) Vì AB // DG nên góc giữa \(\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {DH}\) cũng bằng góc giữa \(\overrightarrow {DC}\) và \(\overrightarrow {DH}\)
Vậy \(\left( {\overrightarrow {AB} ;\overrightarrow {DH} } \right) = \left( {\overrightarrow {AB} ;\overrightarrow {DH} } \right) = {45^0}.\)
Ví dụ 2:
Cho hình chóp tam giác S.ABC có SA = SB = SC và có \(\widehat {{\rm{ASB}}} = \widehat {BSC} = \widehat {CSA}.\)
Chứng minh rằng: \(SA \bot BC, SB\bot AC, SC \bot AB.\)
Hướng dẫn giải:
Xét các tích vô hướng:
\(\overrightarrow {SA} .\overrightarrow {BC} ,\overrightarrow {SB} .\overrightarrow {AC} ,\overrightarrow {SC} .\overrightarrow {AB} .\)
Ta có:
\(\begin{array}{*{20}{l}} \begin{array}{l} \overrightarrow {SA} .\overrightarrow {BC} = \overrightarrow {SA} .(\overrightarrow {SC} - \overrightarrow {SB} )\\ = \overrightarrow {SA} .\overrightarrow {SC} - \overrightarrow {SA} .\overrightarrow {SB} \end{array}\\ \begin{array}{l} = \left| {\overrightarrow {SA} } \right|.\left| {\overrightarrow {SC} } \right|.\cos \widehat {CSA}\\ \,\,\,\,\,\,\,\,\, - \left| {\overrightarrow {SA} } \right|.\left| {\overrightarrow {SB} } \right|\cos \widehat {ASB} \end{array} \end{array}\)
Theo giá thuyết: \(\left| {\overrightarrow {SB} } \right| = \left| {\overrightarrow {SC} } \right|\)
Và: \(\cos \widehat {CSA} = \cos \widehat {ASB} \Rightarrow \overrightarrow {SA} .\overrightarrow {BC} = 0\)
Vậy: \(SA \bot BC.\)
Chứng minh tương tự ta có:
\(SB\bot AC, SC \bot AB.\)
Ví dụ 3:
Cho tứ diện ABCD có AB ⊥ AC và AB ⊥ BD. Gọi P và Q lần lượt là trung điểm của AB và CD. Chứng minh rằng AB và PQ là hai đường thẳng vuông góc với nhau.
Hướng dẫn giải:
Ta có: \(\overrightarrow {PQ} = \overrightarrow {PA} + \overrightarrow {AC} + \overrightarrow {CQ}\)
Và: \(\overrightarrow {PQ} = \overrightarrow {PB} + \overrightarrow {BD} + \overrightarrow {DQ}\)
Do đó: \(2\overrightarrow {PQ} = \overrightarrow {AC} + \overrightarrow {BD}\)
Vậy: \(2.\overrightarrow {PQ} .\overrightarrow {AB} = \left( {\overrightarrow {AC} + \overrightarrow {BD} } \right).\overrightarrow {AB}\)
\(= \overrightarrow {AC} .\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {BD} .\overrightarrow {AB} = 0\)
Hay \(\overrightarrow {PQ} .\overrightarrow {AB} = 0\) Tức là: \(PQ \bot AB.\)
Ví dụ 4:
Cho tứ diện ABCD có AB=AC=AD=a, \(\widehat {BAC} = \widehat {BAD} = {60^0}.\).
a) Chứng minh rằng AB vuông góc CD.
b) Nếu I, J lần lượt là trung điểm của AB và CD thì \(AB \bot IJ.\)
Hướng dẫn giải:
a) Ta có:
\(\begin{array}{*{20}{l}} \begin{array}{l} \overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AC} = \overrightarrow {AB} \left( {\overrightarrow {AD} - \overrightarrow {AC} } \right)\\ = \overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AD} - \overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AC} \end{array}\\ \begin{array}{l} = \left| {\overrightarrow {AB} } \right|.\left| {\overrightarrow {AD} } \right|.\cos BAD\\ \,\,\,\, - \left| {\overrightarrow {AB} } \right|.\left| {\overrightarrow {AC} } \right|.\cos BAC \end{array} \end{array}\)
Mặt khác ta có:
\(AB = AC = AD,\widehat {BAC} = \widehat {BAD}\)
Do đó:
\(\begin{array}{l} \overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AC} = \left| {\overrightarrow {AB} } \right|.\left| {\overrightarrow {AD} } \right|.\cos BAD\\ \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, - \left| {\overrightarrow {AB} } \right|.\left| {\overrightarrow {AC} } \right|.\cos BAC = 0 \end{array}\)
Vậy AB vuông góc với CD.
b) Do I, J là trung điểm của AB và CD nên ta có: \(\overrightarrow {IJ} = \frac{1}{2}\left( {\overrightarrow {AD} + \overrightarrow {BC} } \right)\)
Do đó:
\(\begin{array}{*{20}{l}} \begin{array}{l} \overrightarrow {AB} .\overrightarrow {IJ} = \frac{1}{2}\left( {\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AD} + \overrightarrow {AB} \overrightarrow {BC} } \right)\\ = \frac{1}{2}\left( {\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AD} + \overrightarrow {AB} \overrightarrow {BA} + \overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AC} } \right) \end{array}\\ \begin{array}{l} = \frac{1}{2}(\left| {\overrightarrow {AB} } \right|.\left| {\overrightarrow {AD} } \right|\cos {60^0} - {\overrightarrow {AB} ^2}\\ \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, + \left| {\overrightarrow {AB} } \right|.\left| {\overrightarrow {AC} } \right|\cos {60^0}) \end{array}\\ { = \frac{1}{2}\left( {\frac{1}{2}{a^2} - {a^2} + \frac{1}{2}{a^2}} \right) = 0} \end{array}\)
Vậy AB và IJ vuông góc nhau.
Từ khóa » Tính Chất Hai đường Thẳng Vuông Góc Trong Không Gian
-
Quan Hệ Vuông Góc Và Song Song Của đường Thẳng, Mặt Phẳng ...
-
Lý Thuyết Hai đường Thẳng Vuông Góc | SGK Toán Lớp 11
-
6 Cách Chứng Minh Hai đường Thẳng Vuông Góc Trong Không Gian
-
Hình Học 11 Bài 2: Hai đường Thẳng Vuông Góc - HOC247
-
Lý Thuyết Hai đường Thẳng Vuông Góc – Hình Học 11
-
Lý Thuyết Hai Đường Thẳng Vuông Góc Và Bài Tập Vận Dụng
-
Lý Thuyết Hai đường Thẳng Vuông Góc Hay, Chi Tiết Nhất - Toán Lớp 11
-
Các Quan Hệ Vuông Góc Trong Không Gian
-
Chứng Minh Hai đường Thẳng Vuông Góc Trong Không Gian
-
Tổng Hợp Lý Thuyết đường Thẳng Vuông Góc Với Mặt Phẳng Khi Nào ...
-
Lý Thuyết đường Thẳng Vuông Góc Với Mặt Phẳng Toán 11
-
Góc Giữa Hai đường Thẳng-Hai đường Thẳng Vuông Góc - TOÁN HỌC
-
Hai đường Thẳng Vuông Góc - Giải Bài Tập SGK Toán 11
-
3. Quan Hệ Vuông Góc Trong Không Gian