Bài 2: Hệ Quản Trị Cơ Sở Dữ Liệu - Tìm đáp án, Giải Bài Tập, để Học

1. Các chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu

a. Cung cấp môi trường tạo lập cơ sở dữ liệu

- Cung cấp môi trường tạo lập cơ sở dữ liệu là cung cấp cho người dùng ngôn ngữ định nghĩa kiểu dữ liệu để người dùng khai báo kiểu và các cấu trúc của dữ liệu đồng thời tạo lập CSDL thông qua các giao diện đồ họa

- Ghi chú: Ngôn ngữ định nghĩa kiểu dữ liệu là hệ thống các ký hiệu để mô tả CSDL

b. Cung cấp môi trường cập nhật và khai thác dữ liệu

- Cung cấp môi trường cập nhật và khai thác dữ liệu là cung cấp cho người dùng ngôn ngữ thao tác dữ liệu để yêu cầu cập nhật hay khai thác thông tin

- Thao tác dữ liệu gồm:

+ Cập nhật (nhập, xóa, sửa, xóa dữ liệu)

+ Khai thác (sắp xếp,tìm kiếm ,kết xuất, báo cáo..)

- ​Ghi chú: Ngôn ngữ định nghĩa kiểu dữ liệu và ngôn ngữ thao tác dữ liệu là 2 thành phần của một ngôn ngữ CSDL duy nhất

c. Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển truy cập vào cơ sở dữ liệu

- Hệ QTCSDL phải có bộ chương trình thực hiện những nhiệm vụ:

+ Phát hiện, ngăn chặn sự truy cập không được phép

+ Duy trì tính nhất quán dữ liệu

+ Tổ chức điều khiển truy cập đồng thời

+ Khôi phục CSDL khi có sự cố ở phần cứng hay phần mềm

+ Quản lý các mô tả dữ liệu

2. Hoạt động của một hệ cơ sở dữ liệu

Hình 1. Sự tương tác của hệ QTCSDL

3. Vai trò của con người khi làm việc với hệ CSDL

a. Người quản trị CSDL

Quản lý tài nguyên, cài đặt CSDL vật lý, cấp phát quyền truy cập, cấp phần mềm, phần cứng, duy trì hoạt động hệ thống.

b. Người lập trình ứng dụng

Xây dựng các chương trình ứng dụng đáp ứng nhu cầu khai thác của nhóm người dùng.

c. Người dùng cuối:

Người khai thác thông tin từ CSDL, thường được phân nhóm. Mỗi nhóm có quyền để truy cập và khai thác khác nhau.

4. Các bước xây dựng cơ sở dữ liệu

Có 3 bước để xây dựng cơ sở dữ liệu:

Bước 1. Khảo sát

- Tìm hiểu yêu cầu của công tác quản lý

- Xác định dữ liệu cần lưu trữ, phân tích mối liên hệ dữ liệu

- Phân tích các chức năng cần có của hệ thống khai thác tt, đáp ứng các yêu cầu đạt ra

- Xác định khả năng phần cứng, phần mềm có thể khai thác, sử dụng

Bước 2.Thiết kế

- Thiết kế cơ sở dữ liệu.

- Lựa chọn hệ QTCSDL triển khai.

- Xây dựng hệ thống chương trình ứng dụng.

Bước 3. Kiểm thử

- Nhập dữ liệu cho CSDL

- Tiến hành chạy thử. Nếu hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đạt ra thì đưa hệ thống vào sử dụng. Nếu hệ thống còn lỗi thì cần rà soát lại tất cả các bước đã thực hiện trước đó. Xem lỗi xuất hiện ở đâu để khắc phục.

Câu 1

Nêu sự giống nhau giữa ngôn ngữ CSDL và ngôn ngữ lập trình bậc cao.

Gợi ý trả lời:

- Sự giống nhau:

+ Viết câu lệnh (cú pháp) có quy tắt, chặt chẽ

+ Có thực hiện các phép tính số học, quan hệ logic

+ Biểu thức quan hệ,logic,số học được phép sử dụng

+ Tồn tại bộ ký hiệu nhất định được phép sử dụng

- Sự khác nhau:

+ Ngôn ngữ CSDL:

  • Cung cấp nhiều phương tiện, nhiều khuôn dạng phong phú đa dạng làm việc để kết xuất thông tin với tệp và bản ghi
  • Các công cụ cho phép dễ dàng kiểm tra tích hợp thức của dữ liệu nhập vào
  • Ngôn ngữ lập trình bậc cao

+ Cung cấp:

  • Nhiều phương tiện dễ dàng mô tả thuật toán bất kỳ xử lý dữ liệu
  • Những phép xử lý cơ sở khi làm việc với tệp
  • Những khuôn dạng cơ sở để đưa thông tin ra bộ nhớ ngoài

Câu 2

Khi làm việc với các hệ QTCSDL em muốn giữ vai trò gì? ( người quản trị CSDL hay người lập trình ứng dụng hay người dùng). Vì sao?

Gợi ý trả lời:

Khi làm việc với các hệ QTCSDL. Em muốn giữ vai trò của người lập trình ứng dụng vì chính những người lập trình ứng dụng đã tạo ra các phần mềm giúp mọi người có thể lưu trữ, xử lí thông tin một cách tự động. Chính nhờ những người lập trình ứng dụng nên chúng ta mới có các phần mềm để quản lí thư viện, quản lí siêu thị,… giúp cho người quản lí tốn ít thời gian, nhân lực và hiệu quả nhất.

Từ khóa » Các Chức Năng Của Hqtcsdl