Bài 2: Sơ Bộ Về Vị Trí địa Lý Tỉnh Hòa Bình
Có thể bạn quan tâm
Các hang động ở tỉnh đã và đang được khai thác đúng hướng, trở thành điểm đến thăm quan, du lịch của du khách gần xa. ảnh: Hang Đầu Rồng của huyện Cao Phong. ảnh: p.v
(HBĐT) - Tỉnh miền núi Hòa Bình nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có vị trí quan trọng của vùng chuyển tiếp từ đồng bằng lên miền núi. Tỉnh có diện tích tự nhiên 4.596,4 km2; phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp Thủ đô Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh Sơn La; phía Nam và Tây - Nam giáp các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam, Thanh Hóa. Tỉnh được thành lập từ ngày 22/6/1886. Từ năm 1896, địa giới của tỉnh cơ bản đã ổn định. Sau năm 1954, các châu được chuyển thành đơn vị hành chính cấp huyện. Sau năm 1976, hai tỉnh Hòa Bình, Hà Tây sáp nhập thành tỉnh Hà Sơn Bình. Năm 1991, tỉnh được tái lập.
Tỉnh hiện có 11 huyện, thành phố với 210 xã, phường, thị trấn. Tỉnh lỵ là thành phố Hòa Bình, cách thủ đô Hà Nội 76 km. QL6 đi qua Hòa Bình dài 125 km nối liền Hà Nội, đồng bằng Bắc Bộ, Hòa Bình với tây - bắc và Thượng Lào. Các tuyến đường Hồ Chí Minh, đường 12B, 15A, đường 21 nối liền Hòa Bình với các tỉnh lân cận... Đường cao tốc Láng - Hòa Lạc kéo dài tới thành phố Hòa Bình được khởi công đã và sẽ nâng tầm vị trí chiến lược trọng yếu của Hòa Bình với Thủ đô Hà Nội và cả nước...
Địa hình Hòa Bình bị chia cắt phức tạp và có độ dốc lớn. Vùng núi cao hiểm trở nằm ở phía tây - bắc tỉnh chiếm 46% diện tích tự nhiên toàn tỉnh với độ cao trung bình 500-600 m so với mặt nước biển. Phía đông - nam tỉnh là vùng núi thấp với độ cao trung bình 100-200 m so với mặt nước biển. Địa hình rừng núi trong tỉnh bị chia cắt bởi nhiều thung lũng, hàng trăm con suối lớn, nhỏ. Xen giữa các rặng núi, có những thung lũng trải rộng, kéo dài thành những cánh đồng tương đối bằng phẳng và các triền bãi ven sông.
Trên dải cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ - Lai Châu qua Hòa Bình, hoạt động cac-xtơ hóa đã tạo nên các bồn địa giữa núi có điều kiện cư trú thuận lợi (địa hình thấp, khá bằng phẳng, đất đai màu mỡ, có nguồn nước...), hình thành nên các vùng Mường trù phú như Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động thuộc các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao Phong, Kim Bôi.
Là tỉnh miền núi, Hòa Bình có tiềm năng về nông - lâm nghiệp, nhất là tiềm năng về lâm nghiệp. Trong tổng số 307.755 ha đất nông - lâm nghiệp, đất lâm nghiệp chiếm tới 250.168 ha, bằng gần 80%. Từ xa xưa, rừng là tài nguyên quý giá của tỉnh với nhiều loại gỗ quý có giá trị kinh tế, giá trị sử dụng. Tài nguyên này hiện đang được khai thác theo hướng tích cực như việc các doanh nghiệp sản xuất chế biến từ lâm sản (bương, luồng...) Rừng Hòa Bình có nhiều loại cây thuốc quý, nguồn dược liệu phục vụ cho đông y phát triển.
Để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của ngành nông nghiệp, tỉnh ta đã ban hành các chương trình, kế hoạch thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt và các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, trồng trọt theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Cùng với cây trồng truyền thống như lúa, ngô, khoai... tỉnh đã mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, trồng mía, rau đỗ sạch, cây có múi (cam, quýt, bưởi...). Giá trị thu nhập trên một đơn vị đất canh tác nông nghiệp của tỉnh đã có mức tăng đáng ghi nhận đạt 85 triệu đồng/ha(năm 2013) lên 104,4 triệu đồng/ha (năm 2015). Chăn nuôi cũng là một thế mạnh của tỉnh. Trong lòng đất còn tiềm ẩn một số loại khoáng sản như than, kẽm, amiăng, vàng... Đáng chú ý là than mỡ ở Kim Bôi rất cần cho công nghiệp luyện kim. Đá vôi, đá xanh... rất dồi dào, trữ lượng lớn là nguồn nguyên liệu có giá trị trong công nghiệp xây dựng, làm đường giao thông...
Tỉnh ta có nhiều sông, suối, hồ, đầm lớn. Trong đó, sông Đà chảy qua địa phận Hòa Bình dài 151 km, bắt đầu ở xã Đồng Nghê (Đà Bắc cho đến xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn); sông Bôi dài 66 km bắt nguồn từ các xã Đú Sáng, Tú Sơn (Kim Bôi chảy qua huyện Lạc Thủy rồi nhập vào hệ thống sông Đáy (tỉnh Ninh Bình). Ngoài ra, tỉnh còn có sông Bưởi, sông Bùi, sông Lạng... Hồ lớn nhất của tỉnh là hồ sông Đà với tổng diện tích vùng hồ 2.249 km2 (rừng, mặt nước...) dung tích 9,5 tỷ m3. Hồ Hòa Bình không chỉ là công trình thủy lợi, cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Hòa Bình mà hiện còn được xác định là một điểm du lịch đầy tiềm năng hiện đang được khai thác và đã được Chính phủ phê duyệt xác định là điểm du lịch quốc gia trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Tỉnh đã lập Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch với mục tiêu đưa Khu du lịch hồ Sông Đà trở thành Khu du lịch quốc gia và là trọng điểm du lịch của tỉnh; làm cơ sở cho các đồ án quy hoạch cụ thể, lập các dự án đầu tư, thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch, khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch sẵn có của hồ Hòa Bình. Đến nay, Thủy điện Hòa Bình đã phát sản lượng điện đạt200 tỷ KWh, góp phần đắc lực và khẳng định vai trò trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Tỉnh ta còn có 312 hồ trung, tiểu thủy nông có diện tích mặt nước hàng ngàn ha phục vụ nước sản xuất, sinh hoạt, nuôi thủy sản... Thiên nhiên cũng tạo cho tỉnh một số cảnh quan, danh thắng đẹp và kỳ thú như núi Cột Cờ, động Nam Sơn (Tân Lạc), động Thác Bờ (khu du lịch lòng hồ sông Đà), hang Đồng Nội, động Tiên (Lạc Thủy), hang Trại (Lạc Sơn), hang Núi Sáng, hang Chổ (Lương Sơn), hang Mỏ Luông (Mai Châu), . Bên cạnh đó, nhờ bàn tay lao động cần cù và sáng tạo của mình, đồng bào các dân tộc trong tỉnh đã tạo nên nền văn hóa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, những bản, làng du lịch văn hóa danh tiếng như bản Lác, bản Văn, Pom Cọong (dân tộc Thái - Mai Châu), Giang Mỗ (dân tộc Mường, Bình Thanh - Cao Phong). Những nơi đây đang là điểm đến của du khách gần xa...(Còn nữa)
Bài 3: Các dân tộc tỉnh Hòa Bình
Bùi Văn (TH)
6 tác phẩm đoạt giải cuộc thi sáng tác biểu trưng Huy hiệu “Vì sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Hoà Bình Bài 1: Khái lược về sự hình thành tỉnh Hòa Bình Bài 4: Kết cấu của dàn chiêng và trang phục trình diễn chiêng Mường Gợi ý đáp án trả lời câu hỏi Cuộc thi tìm hiểu lịch sử “Tỉnh Hòa Bình – 130 năm xây dựng và phát triển 1886 - 2016”Quá trình chế tác và sản xuất chiêng Mường
(HBĐT) - Từ buổi sơ khai, người Mường đã tìm ra và biết chế tác những chiếc chiêng bằng đất, những chiếc chiêng pháo bằng tre, nứa đến những chiếc chiêng đúc, chiêng gò bằng đồng được sử dụng đánh để gọi nhau, báo lệnh, săn đuổi thú rừng, cướp bóc, giặc giã và lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo...
Quy chế xét tặng giải thưởng văn học - nghệ thuật tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2015
(HBĐT) - Thực hiện Kế hoạch số 26/KH-BTC ngày 08 tháng 3 năm 2016 của Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường tỉnh Hòa Bình lần thứ 2, năm 2016; Căn cứ Quyết định số 157 /QĐ-UBND ngày 27/1/2016 của Ủy Ban nhân dân tỉnh Hòa Bình năm 2016 về việc thành lập Hội đồng xét tặng giải thưởng văn học-nghệ thuật tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2015; Hội đồng xét tặng giải thưởng văn học - nghệ thuật tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2015 ban hành Quy chế xét tặng giải thưởng văn học - nghệ thuật tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2015 như sau:
Dấu ấn liên hoan chiêng Mường ngành GD&ĐT Lạc Sơn
(HBĐT) - Được tham dự liên hoan chiêng Mường, trình tấu nhạc cụ dân tộc, hát dân ca Mường và trình diễn trang phục dân tộc Mường do Phòng GD&ĐT huyện Lạc Sơn tổ chức, chúng tôi thật bất ngờ bởi công tác tổ chức được tiến hành khá bài bản, tạo nên dấu ấn mạnh mẽ về những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mường. Đây là một hoạt động văn hóa thiết thực hướng tới kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 70 năm thành lập Đảng bộ huyện và 60 năm thành lập Phòng GD&ĐT Lạc Sơn.
Cuộc thi tìm hiểu lịch sử “Tỉnh Hòa Bình – 130 năm xây dựng và phát triển 1886-2016”
(HBĐT) - Thực hiện Kế hoạch số 26/KH-BTC, ngày 08/3/2016 của Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh Hòa Bình. Căn cứ Quyết định số 31/QĐ-BTC, ngày 18/3/2016 của Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh Hòa Bình “Về việc thành lập Ban Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu lịch sử “Tỉnh Hòa Bình - 130 năm xây dựng và phát triển 1886-2016”;
Cuộc thi Sáng tác biểu trưng huy hiệu “Vì sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Hòa Bình”
(HBĐT) - Căn cứ Kế hoạch số 92/KH-UBND ngày 21/9/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về tổ chức phong trào thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh Hòa Bình.
Cuộc thi sáng tác mẫu sản phẩm, quà tặng, ấn phẩm lưu niệm du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2016
(HBĐT) - Căn cứ Kế hoạch số 26/KH-BTC ngày 08/3/2016 của Ban Tổ chức Lễ Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh; 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường lần thứ II tỉnh Hòa Bình, năm 2016 về tổ chức các hoạt động chào mừng Lễ Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh; 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường lần thứ II tỉnh Hòa Bình năm 2016;
Từ khóa » Hòa Bình Nằm ở đâu
-
TỈNH HÒA BÌNH - Trang Tin điện Tử Của Ủy Ban Dân Tộc
-
Hòa Bình – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hòa Bình ở đâu, Bao Gồm Những Quận Huyện Nào Cập Nhật 2022
-
Tỉnh Hòa Bình,tinh Hoa Binh - Du Lịch Tây Bắc 2022
-
Hủ Phủ Là Thành Phố Hòa Bình Cách Thủ đô Hà Nội 73km, Diện Tích Tự ...
-
Tỉnh Hòa Bình - Vụ Kế Hoạch
-
Tổng Quan Tỉnh Hòa Bình
-
Hòa Bình Vài Nét Tổng Quan | Xã Hội
-
Tỉnh Hòa Bình - Cổng Thông Tin điện Tử Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư
-
Vị Trí Dự án Takara Hòa Bình Resort Nằm ở đâu?
-
Du Lịch Hoà Bình Có Gì, Nên đi đâu, ở đâu? Địa điểm, Khách Sạn đẹp ...
-
Khách Du Lịch Tấp Nập đến Hồ Hòa Bình Những Ngày đầu Năm