Bài 2: Thỉnh Chuông Tỉnh Thức

image

Chính niệm trong từng cử chỉ

  • Chính niệm trong từng cử chỉ (Tỳ-ni Nhật Dụng Thiết Yếu)
  • Bài 1: Thức dậy sớm, mở mắt tuệ giác
  • Bài 2: Thỉnh chuông tỉnh thức
  • Bài 3: Nghe chuông chính niệm
  • Bài 4: Đắp y, mặc áo quần
  • Bài 5: Xuống giường, gieo giống từ bi
  • Bài 6: Bước chân không sát hại
  • Bài 7: Đi ra khỏi phòng
  • Bài 8: Vào nhà vệ sinh, bỏ tham, sân, si
  • Bài 9: Rửa sạch
  • Bài 10: Rửa sạch nhơ bẩn
  • Bài 11: Rửa tay
  • Bài 12: Rửa mặt
  • Bài 13: Uống nước từ bi
  • Bài 14: Pháp y năm điều
  • Bài 15: Pháp y bảy điều
  • Bài 16: Pháp y giải thoát
  • Bài 17: Trải tọa cụ, ươm tâm linh
  • Bài 18: Trang nghiêm trên điện Phật
  • Bài 19: Ca ngợi Phật
  • Bài 20: Lễ bái Phật
  • Bài 21: Cúng bình sạch
  • Bài 22: Chơn ngôn uống nước
  • Bài 23: Quán tưởng trước khi múc cơm
  • Bài 24: Quán tưởng khi đã múc cơm
  • Bài 25: Cúng cơm cho chúng sinh
  • Bài 26: Cúng cơm cho chim đại bàng
  • Bài 27: Cúng cơm cho quỷ thần
  • Bài 28: Ăn cơm chính niệm
  • Bài 29: Nâng bát cơm ngang trán
  • Bài 30: Ba điều phát nguyện khi ăn cơm
  • Bài 31: Năm điều quán tưởng khi đang ăn
  • Bài 32: Kết thúc ăn cơm
  • Bài 33: Rửa chén bát
  • Bài 34: Khi mở bát cơm ăn
  • Bài 35: Nhận phẩm vật cúng dâng
  • Bài 36: Cầm tăm xỉa răng
  • Bài 37: Xỉa răng sau khi ăn
  • Bài 38: Đánh răng súc miệng
  • Bài 39: Khi cầm tích trượng
  • Bài 40: Trải dụng cụ ngồi thiền
  • Bài 41: Tư thế ngồi thiền
  • Bài 42: Chính niệm lúc ngủ
  • Bài 43: Nhìn thấy nước chảy
  • Bài 44: Khi gặp sông lớn
  • Bài 45: Khi thấy cầu đường
  • Bài 46: Bài kệ tắm Phật
  • Bài 47: Tán dương Phật Tổ
  • Bài 48: Kinh hành quanh tháp
  • Bài 49: Thăm viếng bệnh nhân
  • Bài 50: Cạo bỏ tóc râu
  • Bài 51: Tắm rửa thân thể
  • Bài 52: Rửa chân
  • Tài liệu tham khảo

I. Nguyên tác và phiên âm

鳴鐘願此鍾聲超法界,鐵圍幽闇悉皆聞,聞塵清淨證圓通,一切眾生成正覺。 Minh chungNguyện thử chung thinh, siêu pháp giới.Thiết vi u ám tất giai văn.Văn trần thanh tịnh chứng viên thông, Nhứt thiết chúng sinh thành chính giác.

II. Dịch nghĩa: Xướng kệ chuông

Tiếng chuông ngân vang pháp giới. Tối tăm núi Thiết đều nghe. Nghe trần thanh tịnh viên thông. Muôn loài hết mê, tỏ ngộ.

III. Chú thích từ ngữMinh (鳴): Đóng chuông, đánh chuông. Động tác đóng chày vào chuông để tạo ra tiếng chuông ngân vang. Chung (鍾): Chuông chùa, gồm chuông lớn (hồng chung) và chuông nhỏ (chuông gia trì). Trong ngữ cảnh của thi kệ này, chuông ở đây là “hồng chung”, thường được treo trên giá chuông. Mỗi khi đánh, tiếng chuông được ngân vang, có khả năng thức tỉnh người say ngủ và người sầu muộn.Thinh (聲, S. śabda): Âm thanh, tiếng tạo âm vang.Siêu (超): Siêu thấu, thấu đến; không gì ngăn ngại được; vượt lên trên. Siêu pháp giới là siêu thấu đến pháp giới.Pháp giới (法界, P. Dhammadhātu; S. dharmadhātu): Cảnh giới (realm hoặc sphere) của sự vật (thập bát giới 十八界): Sáu căn, sáu trần, sáu thức); cảnh giới hữu tình, cảnh giới vô tình; cảnh giới phàm (Thiên, nhân, A-tu-la, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh); cảnh giới thánh (Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ-tát, Phật). Trong ngữ cảnh của bài thi kệ này, “pháp giới” ở đây được hiểu là “các cảnh giới phàm”.Thiết Vi (鐵圍): Gọi đủ là “Thiết Vi sơn” (鐵圍山), núi Thiết Vi (S. Cakravāla, Cakravāda), dãi núi được bao bọc bởi sắt, còn gọi là “luân sơn”. Theo vũ trụ luận Phật giáo, trong núi Thiết Vi có địa ngục sắt, vô cùng u tối, nơi chúng sinh tội lỗi bị giam hãm, chịu nhiều quả khổ đau không dứt.U ám (幽闇): Tối tăm, tối đen, tối như mực, do ánh sáng của mặt trời, mặt trăng, ngôi sao, đuốc, nến, đèn … không chiếu soi đến được. U ám thường được ví với tâm vô minh, do thiếu trí tuệ chiếu soi. Không gặp Phật pháp, không có trí tuệ, con người sẽ sống trong u ám. Nơi nào có vô minh làm cho u ám, nơi đó có bất hạnh và khổ đau lâu dài.Trần (塵): Trong ngữ cảnh của bài thi kệ, gọi đủ là thinh trần (聲塵), bao gồm các loại âm thanh của con người, con vật và sự vật vô tri. Các đối tượng giác quan, nếu không được làm chủ, sẽ làm cho các giác quan bị nhơ bẫn, nên được gọi là bụi dơ. Phiền não khổ đau được gọi chung là trần cấu của tâm, cần được giải phóng để được an vui.Văn trần (聞塵): Lắng nghe thinh trần, lắng nghe trần cấu, lắng nghe các phiền não. Dùng trí tuệ để lắng nghe thinh trần, hành giả không còn sự phân biệt về các loại thinh trần, cảm nhận âm thanh chỉ đơn thuần là âm thanh, không có chủ thể phân biệt, khách thể được phân biệt. Đó là cách nghe bằng tánh giác, không phân biệt, không còn vọng niệm, mộng tưởng, điên đảo. Nghe trần như thế là đang nghe tự tính thanh tịnh, như cái nghe của Bồ-tát Quan Thế Âm trong kinh Thủ Lăng Nghiêm.Thanh tịnh (清淨, P. visuddhi): Trong sạch, lắng trong, không bị vẫn đục. Tâm thanh tịnh là tâm thoát khỏi mười trói buộc của tâm (sa’myojanāni, kiết sử) bao gồm 5 hạ phần kiết sử, pancamāni orambhāgiyāni sa’myojanāni: (1) Quan niệm sai lầm về nhân tính (sakkāya-diṭṭhi, thân kiến), (2) nghi hoặc (vicikicchā), (3) chấp các giáo điều và nghi thức như là phương tiện giải thoát (sīlabbata-parāmāsa, giới cấm thủ), (4) khao khát khoái lạc giác quan (kāma-rāga, tham dục), (5) hiềm hận (vyāpāda); và 5 thượng phần kiết sử, pancamāni uddhambhāgiyāni sa’myojanāni, (6) tham ái cảnh hiện hữu vật chất (rūpa-rāga, sắc ái), (7) tham ái cảnh hiện hữu phi vật chất (arūpa-rāga, vô sắc ái), (8) cống cao, tự phụ (māna, mạn), (9) không an định (uddhacca) và (10) vô minh (avijjā). Năm trói buộc đầu được gọi là “các trói buộc thấp” (hạ phần kiết sử, pancamāni orambhāgiyāni sa’myojanāni). Nhờ thanh tịnh tâm khỏi các trói buộc, hành giả trở thành thánh A-la-hán.Viên thông (圓通): Tròn đầy, dung thông, không ngăn ngại, không trở ngại. Dung thông vô ngại. “Chứng viên thông” là chứng đạt sự dung thông vô ngại, do làm chủ cái nghe về thinh trần, theo đó, tâm trở nên thanh tịnh, không còn vọng niệm, phân biệt. Kinh Thủ Lăng Nghiêm đề cập 25 pháp tu viên thông của các vị thánh đệ tử, bao gồm viên thông sáu trần (六塵), sáu căn (六根), sáu thức (六識) và bảy đại (七大).Chính giác (正覺): Còn gọi là Chính đẳng giác (等正覺), Chính đẳng chính giác (正等正覺), Tối chính giác (最正覺), Vô thượng chính đẳng chính giác (無上等正覺, P. Sammāsambuddha; S. Samyaksaṃbuddha), giác ngộ chân chính, giác ngộ toàn mãn, toàn giác, giác ngộ tuyệt đối, giác ngộ siêu tuyệt. Hán Việt phiên âm là “tam-miệu tam-bồ-đề” (三藐三菩提). Danh hiệu của đức Phật Gotāma, người khai sáng đạo Phật và tất cả các đức Phật quá khứ, hiện tại hoặc vị lai.IV. Giải thích gợi ýThời xưa, không có đồng hồ báo thức, tiếng chuông tỉnh thức thường phát xuất từ tâm. Người có quyết tâm thức dậy vào buổi sáng chẳng hạn 3:30 hay 4 giờ kém 15, chỉ cần tập trung “ám thị” con số giờ đó khoảng 10-30 phút trước khi đi ngủ thì vào cái giờ cần thức giấc, tự động ta sẽ có một dấu hiệu báo thức. Mỗi người có những dấu hiệu báo thức khác nhau. Ai sống với niềm tin Phật pháp mạnh thì dấu hiệu báo thức đó có thể là vị Hộ pháp hay Thiện thần cho ta biết giờ thức giấc đã đến. Nếu ta có một người thầy hiểu biết, nâng đỡ và dắt dìu thì biểu tượng báo thức đó chính là người thầy khều đầu hay lắc vai, dù đang say giấc nồng cũng thức dậy thật dễ.Sau khi tự thức hoặc nhờ người khác báo thức, nghe tiếng hồng chung ngân vang, ta phải quán tưởng rằng sóng âm của chuông không giới hạn trong phạm vi ngôi chùa. Trong vũ trụ bao la, có hàng triệu các đài radio, phát thanh liên tục. Thực tế, các sóng âm đó không hề bị mất đi. Vì không có các máy tiếp sóng thích hợp, nên hầu như ta không nghe được sự phát sóng của chúng. Khi mở công tắc tivi hoặc radio ta sẽ thấy và nghe. Nói cách khác, khi ta không thấy, không nghe do không có các phương tiện tiếp sóng… không có nghĩa là sóng âm không hiện hữu trong vũ trụ bao la này. Thấy được sự lan tỏa của sóng âm là bất tận, khi nghe tiếng hồng chung vào buổi sáng, ta quán tưởng sóng âm từ đại hồng chung ngân vang trên chính điện đang được lan tỏa, tác động đến con người và các chúng sinh trên hành tinh. Tiếng chuông được hiểu là “tiếng tỉnh thức”, giúp người đang say giấc nồng kết thúc cơn mộng mị trong một đêm. Nghe chuông tỉnh thức là cách đánh thức ta trở về với chính niệm, nhờ đó, được bình an. Khi gặp ác mộng, ta chỉ cần tập trung niệm danh hiệu của đức Phật Thích-ca, Phật A-di-đà, Bồ-tát Quan Âm, hoặc người mình tôn kính hay người nâng đỡ ta. Khi môi bập bẹ vài âm tiết danh hiệu hay tên người đó, lập tức, ta thoát khỏi cơn ác mộng. Khi đã mở mắt, ta không nên tiếp tục sợ hãi vì dữ liệu của cơn ác mộng vốn không có thật. Khi lắng nghe tiếng chuông, ta thấy độ ngân vang của chuông có thể lan tỏa đến núi Thiết Vi (cảnh giới của các chúng sinh bị đau khổ do chưa buông xả được trong tiến trình tái sinh), dù bao bọc bởi các lớp sắt (thường cản sóng âm). Không gì ngăn cản được làn sóng tâm của ta. Sóng tâm tỉnh thức soi sáng cuộc sống các chúng sinh trên hành tinh.Để thực tập chính niệm khi nghe chuông, bản thân của người dộng chuông và người nghe chuông phải thực tập sự viên thông giữa lỗ tai nghe và âm thanh được tiếp nhận, nhờ đó, làm chủ được lỗ tai. “Văn trần” là nghe âm thanh. “Thanh tịnh” có nghĩa là không tạo ra các phản ứng về cảm xúc ẫn đến tham ái, hoặc sân hận. Hai phản ứng tham ái và si mê là bà con của si mê. Người nghe âm thanh thị phi dễ bị phiền não tác động, làm dằn vặt lương tâm. Nếu không chuyển hóa, nỗi đau từ thị phi do nghe được lây lan, tác động, chi phối, ảnh hưởng người nghe. Khi nghe cuộc đời, ta nêu quyết tâm không để cho lời thị phi tác động đến mình. Không nên bận tâm, để lòng hay để ý đến lời thị phi, phê bình, chỉ trích thiếu thiện chí. Thực tập nghe chuông giúp cho lỗ tai ta được thanh tịnh. Tương tự, khi nghe những lời khen tặng, ta cũng không vì thế mà nở lỗ mũi hay mừng vui quá đáng, vì ta dễ chìm vào trong cái tôi khi được dua nịnh. Khi nghe lời tán dương chân thành, đúng những gì ta đã đóng góp, Đức Phật vẫn dạy trong các kinh là ta không vì thế mà chạy theo sự dễ duôi của lỗ tai. Lúc nghe các loại âm thanh than vãn, nguyền rủa, chì chiết, phá đám, ác ý, gây trở ngại, hoặc nghe những nỗi khổ, niềm đau, ta nên làm chủ lỗ tai, không tạo ra các phản ứng bức xúc. Làm chủ lỗ tai trong khi nghe tiếng trần thì được gọi là viên thông giữa căn (lỗ tai) và trần (âm thanh), nhờ đó, ta có được sự thanh tịnh tâm.Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, Bồ-tát Quan Thế Âm đã dạy kinh nghiệm giác ngộ của Ngài bằng sự quán chiếu âm thanh như sau: “Thử phương chân giáo thể, thanh tịnh tại âm văn, dục thủ Tam-ma-đề, tất tùng văn trung nhập”. Tạm dịch là: “Chính pháp (chân giáo thể) ở tại Ta-bà được tiếp nhận và thanh tịnh hóa bằng lỗ tai. Muốn đạt được chính định, hãy thực tập việc làm chủ được lỗ tai”. Lỗ tai có quan hệ rất mật thiết với mắt. Phương tiện nghe nhìn là phước báu thời hiện đại nhưng cũng trở thành mối đe dọa và nghịch cảnh cho việc tu tập của các nhà tâm linh. Khi các phương tiện truyền thông đại chúng, công nghệ hiện đại, phát triển nhiều chừng nào, người chứng đắc giác ngộ, giải thoát ở hiện đời càng ít. Mỗi ngày, ta buộc phải nghe, thấy, ngửi, biết những thứ hầu như ta không hề muốn, cũng không thể trốn tránh. Nếu không tự làm chủ tâm trong lúc nghe nhìn, ta đang bị sắc trần và thinh trần làm trở ngại. Tiếng ồn nói riêng và âm thanh đời nói chung là một chướng ngại của lỗi tai và sự nghe. Ở những vùng thôn quê Việt Nam, từ 5 - 7 giờ sáng, Ủy ban Nhân dân xã thường truyền thanh những thông tin và kiến thức phổ thông để góp phần xóa nạn mù chữ. Nghe thông tin có nhiều kiến thức hay là một điều tốt. Thi thoảng, người nông thôn bị bất đắc dĩ nghe những thông tin không cần phải nghe. Nghe những thông tin không có ích thì tâm bị phiền não lắm. Khi buông lời thị phi thì người nói đã trút đổ những nỗi khổ niềm đau, giận tức ra khỏi tâm nên cảm thấy được xả hơi, còn người nghe không khéo giống như cái sọt rác, chứa đựng rác rến khổ đau. Nếu không làm chủ lỗ tai và không chuyển hóa như Bồ-tát Quan Thế Âm, người nghe thiếu chính niệm sẽ trở thành nạn nhân của âm thanh đời. Mỗi khi có nỗi khổ niềm đau, đừng đi lan truyền nó cho những nhà kế xóm, vì họ không có năng lực giúp ta vượt qua bất hạnh. Trong nhiều trường hợp, đổ dầu vào lửa thì khổ đau lại càng tăng thêm. Khi ta trút được khổ đau ra khỏi tâm bằng buông lời thị phi thì đến lúc người nghe sẽ bị lãnh đủ. Tốt nhất là tìm người có kinh nghiệm tư vấn và giải quyết các nỗi khổ niềm đau để tâm sự và nhờ hiến kế. Trút bầu tâm sự sai đối tượng, chẳng những không giúp được gì cho bản thân mà còn làm cho người khác bị liên lụy khổ đau, vốn là điều không nên.Khi nghe tiếng chuông tỉnh thức, ta nên nguyện cầu cho chúng sinh được dứt hết mê lầm, tâm được tỏ ngộ, trí được khai thông, nhờ đó, khép lại khổ đau. Tại nhiều thiền viện thuộc Làng Mai ở phương Tây, Thiền sư Nhất Hạnh sử dụng tiếng chuông để gây tạo ý thức chính niệm trong các thực tập hàng ngày. Nghe tiếng chuông đã trở thành phương tiện tỉnh thức. Chỗ đang có những tiếng ồn, nghe tiếng chuông tỉnh thức giúp ta dừng công việc, trở về chính niệm, tập trung vào hơi thở, buông xả mọi chấp dính. Nhờ chú tâm vào tiếng chuông ngân vang, ta trở về với thực tại, không còn tình trạng đánh mất chính mình. Thực tập nghe chuông nên áp dụng rộng rãi trong chốn thiền môn.Sự hết mê và tỏ ngộ nhờ lắng nghe tiếng chuông tỉnh thức là cách giúp ta làm chủ trọn vẹn lỗ tai, sự nghe và phản ứng từ sự nghe. Rất nhiều người nghe tiếng chuông, nếu không thực tập tỉnh thức cũng không có kết quả an lạc nào. Do đó, nghe âm thinh trong tỉnh thức giúp ta buông bỏ được mọi muộn phiền trong cuộc sống.V. Câu hỏi ôn tập1. Thế nào gọi là “nghe trần thanh tịnh”?2. Núi thiết vi có phải là địa ngục không?

***

Từ khóa » Bài Thỉnh Chuông âm Hán