Bài 2 Trang 43 SGK Ngữ Văn 6 Tập 2

Trang chủNgữ văn Soạn văn 6 Soạn văn 7 Soạn văn 8 Soạn văn 9 Soạn Văn 10 Soạn văn 11 Soạn văn 12Văn mẫu Văn mẫu 6 Văn mẫu 7 Văn mẫu 8 Văn mẫu 9 Văn mẫu 10 Văn mẫu 11 Văn mẫu 12Thi vào 10 Tra điểm Tin tuyển sinh Điểm chuẩn Đề thi thử Đề thi đáp ánGiải đápTrắc nghiệmĐăng nhập Tạo tài khoảnĐăng Nhập với Email Đăng nhậpLấy lại mật khẩuĐăng Nhập với Facebook Google Apple

Tạo tài khoản Doctailieu

Để sử dụng đầy đủ tính năng và tham gia cộng đồng của chúng tôi Tạo tài khoảnTạo tài khoản với Facebook Google AppleKhi bấm tạo tài khoản bạn đã đồng ý với quy định của tòa soạnLấy lại mật khẩuNhập Email của bạn để lấy lại mật khẩu Lấy lại mật khẩuTrang chủ » Bài 21 » Bài 2 trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Xuất bản: 30/12/2019 - Tác giả: Tâm Phương

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 43 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài So sánh (tiếp theo) ngữ văn 6.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 43 sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập Hai phần Luyện tập soạn bài So sánh (tiếp theo) chi tiết nhất.

Đề bài: Hãy nêu những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài Vượt thác. Em thích hình ảnh so sánh nào? Vì sao?

Trả lời bài 2 trang 43 SGK văn 6 tập 2

* Những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài thơ Vượt thác là:

- “Thuyền rẽ sóng lướt bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp.”

- “Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.”

- “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ."

- "Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước".

* Hình ảnh so sánh mà em thích nhất: Có thể lựa chọn một trong những so sánh trên mà mình thích nhất, rồi phân tích tác dụng của nó.

Ví dụ: Hình ảnh dượng Hương Thư với một cơ thể “như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào” gợi cho ta liên tưởng đến một hiệp sĩ của núi rừng Trường Sơn. Không những ca ngợi vẻ đẹp kì diệu, rắn rỏi, kiên cường của con người trước khó khăn, thử thách mà còn là sự ngưỡng mộ, cảm phục, thành kính thiêng liêng trước vẻ đẹp ấy. Trong cuộc đấu tranh đối đầu với thiên nhiên hoang dã, vẻ đẹp ấy chính là sự tự hào, là biểu hiện rực rỡ cho tư thế ngẩng cao đầu của con người.

Tham khảo thêm: Hướng dẫn soạn bài Nhân hóa

Bài 2 trang 43 SGK ngữ văn 6 tập 2 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn theo các cách trình bày khác nhau giúp em chuẩn bị bài và soạn bài So sánh (tiếp theo) tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !Giới thiệu về tác giảtac gia Tâm PhươngTâm Phương

Tâm Phương hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội, là tác giả đã gắn bó với Đọc tài liệu từ những ngày đầu. Với niềm đam mê văn học, tác giả mong muốn truyền tải đến các em học sinh những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về đa dạng các chủ đề khác nhau trong môn Văn. Hi vọng những bài viết của tác giả sẽ đem lại giá trị hữu ích cho các em trong công cuộc chinh phục kiến thức và tiếp cận với những nội dung mở rộng phong phú, những góc nhìn đa dạng để ngày càng thêm yêu thích môn Văn.Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn HủyGửi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Từ khóa » Phần Luyện Tập Trang 43 Ngữ Văn 6 Tập 2