Bài 2: Xác định điểm Cân Bằng Sản Lượng Quốc Gia - HOC247
Có thể bạn quan tâm
Cho đến hiện nay, có nhiều lý thuyết về việc xác định sản lượng quốc gia, nhưng tựu trung lại có hai vấn đề được coi là cơ sở cho những cuộc tranh luận lâu dài trong kinh tế vĩ mô. Để tìm hiểu chi tiết về các vấn đề này, mời các bạn cùng tham khảo bài giảng Bài 2: Xác định điểm cân bằng sản lượng quốc gia dưới đây.
ATNETWORK YOMEDIA1. Các lý thuyết
1.1 Mô hình cổ điển
1.2 Quan điểm của Keynes
2. Xác định mức sản lượng quốc gia cân bằng
2.1 Xác định sản lượng quốc gia cân bằng dựa vào mối quan hệ giữa tổng cầu và tổng cung
2.2 Xác định sản lượng cân bằng dựa vào mối quan hệ giữa tổng tiết kiệm dự kiến và tổng đầu tư dự kiến
3. Phân biệt 'dự kiến' và 'thực tế'
Tóm tắt lý thuyết
1. Các lý thuyết
Mặc dù cho đến thời điểm hiện nay, có nhiều lý thuyết kinh tế vĩ mô khác nhau về việc xác định sản lượng quốc gia, nhưng tựu trung lại có hai vấn đề có thể được coi là cơ sở cho những cuộc tranh luận lâu dài trong kinh tế vĩ mô:
- Một là, nền kinh tế có những cơ chế nội tại đủ mạnh để duy trì mức toàn dụng lao động thông qua quá trình điều chỉnh tự động hay không?
- Hai là, vai trò của chính phủ trong hệ thống đó.
Đây cũng có thể coi là cuộc tranh luận của những người theo trường phái cổ điển và những người theo trường phái của Keynes. Do đó chúng ta sẽ tập trung phân tích các tiền đề, ý nghĩa và hạn chế của hai mô hình lý thuyết xác định sản lượng quốc gia của hai trường phái này.
1.1 Mô hình cổ điển
Các tiền đề của mô hình cổ điển:
- Trong điều kiện tự do cạnh tranh, những người tham gia thị trường có hiểu biết hoàn hảo về các thị trường mà họ tiến hành mua bán. Dựa vào giá cả thị trường, họ xem xét nên mua hoặc bán bao nhiêu yếu tố sản xuất, hàng hóa.
- Trao đối chỉ diễn ra khi tập hợp giá cả được xác lập trên tất cả các thị trường, nghĩa là các thị trường đểu cân bằng, trong đó giá cả và tiền lương tự điều chỉnh một cách hoàn hảo.
- Đường tổng cung hoàn toàn thẳng đứng tại mức sản lượng tiềm năng (Yp). Sự thay đổi của tổng cầu không làm thay đổi mức sản lượng cân bằng, chỉ làm thay đổi mức tiền lương danh nghĩa và mức giá (hình 3.4)
Ý nghĩa của mô hình cổ điển:
Như vậy, lý thuyết cổ điển về cơ bản là một lý thuyết mà tình trạng thất nghiệp chu kỳ, một khái niệm hàm ý thị trường lao động không thể đi đến trạng thái cân bằng là điều không xảy ra. Theo quan điểm cổ điển, mọi hiện tượng thất nghiệp đểu do tiền lương thực tế cao hơn mức cân bằng, do đó nó phải tự điều chỉnh và tất yếu nền kinh tế sẽ luôn đạt được mức sản lượng tiếm năng: Y = Yp, và toàn dụng nhân công: u = UN.
Từ cách lập luận trên, những nhà kinh tế cổ điển kết luận rằng chính phủ hầu như không có vai trò gì trong quản lý kinh tế vĩ mô; mặc dù nó có vai trò quan trọng trong đảm bảo thiết lập hệ thống luật pháp để hệ thống giá cả hoạt động thành công
Hạn chế của mô hình cổ điển:
Cuộc đại suy thoái bắt đầu sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Phố Wall (Mỹ) vào 29 tháng 10 năm 1929, từ đó nhanh chóng lan rộng ra toàn nước Mỹ và châu Âu và mọi nơi trên thế giới, phá hủy các nước phát triển, làm gia tăng thất nghiệp bắt buộc trên diện rộng - Một tình trạng mà mô hình cổ điển cho rằng không thể xảy ra. Người ta bắt đầu hồ nghi vế những khái niêm "con người kinh tế" và "bàn tay vô hình" đã thuyết phục được nhiều thế hệ nghiên cứu kinh tế. Do đó cần có những luận thuyết mới ra đời để giải thích các vấn đề mà thực tế của các nền kinh tế đặt ra.
1.2 Quan điểm của Keynes
Bối cảnh ra đời và các tiền đề của mô hình lý thuyết kinh tế vĩ mô theo Keynes:
Trước đó, các nhà kinh tế cổ điển cho rằng, mỗi khi có khủng hoảng kinh tế, giá cả và tiền công sẽ giảm đi; các nhà sản xuất sẽ có động lực đẩy mạnh thuê mướn lao động và mở rộng sản xuất, nhờ đó nền kinh tế sẽ phục hồi. Nhưng quan sát cuộc Đại khủng hoảng (1929-1933) Keynes thấy rằng tiền công không hề giảm, việc làm cũng không tàng, và sản xuất không hổi phục nổi trong thời kỳ này. Những suy nghĩ mới mẻ của ông được ghi chép lại trong cuốn Chuyên luận về Tiền tệ công bố năm 1931 và đặc biệt là trong cuốn Lý thuyết tổng quát (1936), phủ nhận khả năng về tính linh hoạt của giá cả và tiền lương trong nội bộ hệ thống kinh tế tất yếu đem lại sự toàn dụng mà trường phái cồ điển đã đưa ra.
- Thị trường không hoạt động trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo
- Keynes đưa ra các tiền đề trái ngược hẳn với các nhà kinh tế cổ điển:
- Tiền công và giá cả có tính cứng nhắc. Theo Keynes là do tiền lương được quy định theo hợp đồng dài hạn, giá cả một số mặt hàng do chính phủ hoặc các tổ chức độc quyền quy định, mà sức ỳ của các tổ chức này thường rất lớn.
- Khi nguồn lực sản xuất của nền kinh tế còn thừa, tổng cầu sẽ quyết định sản lượng quốc gia.
Ý nghĩa mô hình kinh tế của Keynes:
Các tiền đề trên hàm ý rằng:
- Nền kinh tế có thể đạt được mức cân bằng ở những mức sản lượng rất thấp, dẫn đến tình trạng tỷ lệ thất nghiệp cao.
- Đường tổng cung hầu như nằm ngang ở những mức sản lượng thấp, hàm ý rằng trong trường hợp này sự kích cầu sẽ làm mức sản lượng cần bằng tăng lên, mà không làm tăng mức giá chung (do tính cứng nhắc của giá cả và tiền lương). Khi vượt qua mức sản lượng tiềm năng, sự gia tăng tổng cầu có thể làm gia tăng sản lượng, đồng thời mức giá chung cũng tăng lên. Nguồn lực trong một nền kinh tế là có giới hạn, nên vào mỗi thời điểm luôn tồn tại một mức sản lượng tối đa. Vì vậy sự gia tăng tổng cấu quá mức không làm tăng sản lượng, chỉ làm tâng mức giá chung (hình 3.5)
- Chủ nghĩa Keynes đề cao vai trò của nhà nước trong quản lý nên kinh tế vĩ mô, coi chính sách quản lý tổng cầu là phương pháp hữu hiệu đê ổn định nền kinh tế vĩ mô và đạt được tăng trưởng kinh tế.
Với những đóng góp của mình trong các vấn đề kinh tế vĩ mô, Keynes là một trong 100 người được tạp chí Time bầu chọn là một trong những người làm nên thế kỷ 20. Nàm 1937, nghĩa là chỉ một năm sau khi tác phẩm “Lý thuyết tổng quát" của Keynes được công bố, John Richard Hick (1904-1989) đã phát triển một mô hình, gọi là mô hình IS-LM, dùng để phân tích các vấn đề liên quan đến đầu tư và tiết kiệm, cung và cầu tiền. Với mô hình này, lý thuyết xác định điểm cân bằng sản lượng của Keynes trở nên rõ ràng và dễ dàng.
Trong những năm 1939-1948, dựa trên lý luận của Keynes nhiểu mô hình diễn giải vế tăng trưởng kinh tế được phát triển bởi nhiều nhà kinh tế như Roy Forbes Harrod (1900-1978), Evsey David Domar (1914-1997), một số nhà kinh tế học ở Anh thuộc trường Cambridge gồm Joan Robinson, Richard Kahn, Piero Sraffa, Austin Robinson và James Meade và ngoài trường Cambridge như Michal Kalecki, Nicholas Kaldor, Abba P. Lerner, John R. Hicks, Maurice H. Dobb, Lorie Tarshis, Richard Stone, và George L.s. Shackle.
Lý luận của Keynes cùng được phát triển bởi các nhà kinh tế học ở Mỹ, tiêu biểu là Samuelson, Tobin, Modigliani tiếp tục tạo nên trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp được trọng dụng ở các nước phương Tây.
Hạn chế của mô hình Keynes:
Không giải thích tình trạng nền kinh tế vừa suy thoái vừa có lạm phát cao.
- Cuối thập niên 1960, đầu thập niên 1970, chủ nghĩa kinh tế tự do mới đã bắt đầu phê phán mạnh mẽ các lý luận của chủ nghĩa Keynes. Sau đó vào thập niên 1980, một số nhà kinh tế học trẻ trong đó có Stiglitz, Mankiw, đã cố gắng đưa ra những cơ sở kinh tế học vĩ mô cho chủ nghĩa Keynes.
- Cho đến ngày nay kinh tế học Keynes vẫn là kinh tế vĩ mô cơ bản được giảng dạy ở các trường, nhưng có kết hợp với các trường phái cổ điển và tân cổ điển. Đường tổng cung theo Keynes được hiểu là đường tổng cung ngắn hạn (SAS), trong dài hạn đường tổng cung trở nên thẳng đứng như phân tích của phái cổ điển .
- Vấn đề lý thuyết vĩ mô trong tài liệu này, sẽ bắt đầu phân tích từ mô hình đơn giản nhất của Keynes, phát triển theo trường phái này cho đến khi mô hình được chuyển sang phân tích dài hạn với sự thay đổi của giá cả và tiền lương trong chương 7.
- Dựa trên các tiền đề tổng quát trong mô hình lý thuyết theo Keynes đã nêu ở phần trên, trong ngắn hạn tổng cung (AS) chính là mức sản lượng được cung ứng: AS = Y, Trên đồ thị có trục đứng là trục AS, trục ngang là trục Y, đường tổng cung AS sẽ là một đường thẳng dốc lên từ gốc O, hợp với trục ngang một góc 45°, do đó đường AS còn được gọi là đường 45°.
- Tổng cầu (AD) là tổng hợp nhu cầu dự kiến về hàng hóa và dịch vụ của tất cả các tác nhân trong nền kinh tế
2. Xác định mức sản lượng quốc gia cân bằng
Có hai cách xác định sản lượng quốc gia cân bằng là:
- Một là, dựa vào mối quan hệ giữa tổng cầu và tổng cung.
- Hai là, dựa vào mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư.
2.1 Xác định sản lượng quốc gia cân bằng dựa vào mối quan hệ giữa tổng cầu và tổng cung
Theo định nghĩa, sản lượng cân bằng là mức sản lượng mà tại đó sản lượng cung ứng (AS hay Y) bằng mức tổng cầu dự kiến (AD).
Chúng ta có thể xác định mức sản lượng quốc gia cân bằng bằng phương trình hay trên đồ thị.
Giải phương trình tìm giá trị của sản lượng cân bằng:
Với tổng cung AS = Y
Tổng cầu AD = c + I = Ao + Am.Y
Mức sản lượng cân bằng phải thỏa điều kiện: AS = AD
Ta được giá trị của mức sản lượng cân bằng:
\(Y = \frac{1}{1-Am}\times Ao = \frac{1}{1-Cm=Im}\times Ao\)
VD5: Giả sử một nền kinh tế xây dựng được hàm tổng cầu có dạng : AD= 1.200 + 0,8Y
Thì sản lượng cân bằng là nghiệm của phương trình AS = AD
hay \(Y=AD\)
\(Y = 1.200 + 0,8Y\)
\(\implies (1-0,8)Y = 1.200\)
\(\implies 0.2Y = 1.200\)
\(\implies Y = 6.000\)
Xác định mức sản lượng cân bằng trên đồ thị:
Trên đồ thị 3.6 trục tung thể hiện tổng cầu (AD), trục hoành thể hiện sản lượng (Y). Hàm AS = Y có đường biểu diễn là đường 45° và hàm AD = Ao + Am.Y có đường biểu diễn là đường thẳng dốc lên, có tung độ góc là Ao =(C0 + I0) và độ dốc Am = (Cm+ Im) là hằng số dương. Mức sản lượng cân bằng là YE, được xác định từ giao điểm của đường 45° và đường AD chiếu xuống trục Y.
Ta có thể xác định mức sản lượng cân bằng trong VD5 trên đồ thị 3.6b như sau:
Điều chỉnh vẽ mức sản lượng cân bằng:
Điều gì sẽ xảy ra trong nền kinh tế khi sản lượng thực tế không bằng mức sản lượng cân bằng? Và làm thế nào các doanh nghiệp nhận ra điều đó? Cách thức mà các nhà kinh tế học đưa ra là nhìn vào hàng dự trữ (hay tồn kho), và đặc biệt là những thay đổi không dự kiến được trong hàng tồn kho.
Hàng dự trữ là số lượng hàng thành phẩm mà các doanh nghiệp chủ động giữ lại để dự phòng trường hợp gia tănglượng bán ra. Hàng tồn kho là số lượng hàng thành phẩm không bán được trong kỳ này phải giữ lại bán kỳ sau.
Trong thực tế sẽ có 3 trường hợp có thể xảy ra, được mô tả trên đồ thị 3.7:
- Nếu sản lượng sản xuất bằng mức sản lượng cân bằng: Y1 = YE, thì tổng cung bằng đúng với tổng cầu hay tổng chi tiêu dự kiến: Y = AD, thị trường hàng hoá cân bằng. Tại mức sản lượng Y1, đường AD cắt đường AS (đường 45°), Y1 = YE. Hàng tồn kho thực tế bằng tồn kho dự kiến, nên doanh nghiệp an tâm duy trì mức sản lượng này.
- Nếu sản lượng sản xuất lớn hơn sản lượng cân bằng: Y2 > YE, thì tổng cung lớn hơn tống cầu dự kiến: AS > AD, nền kinh tế dư thừa hàng hoá, hàng tồn kho thực tế lớn hơn dự kiến, do tăng thêm lượng hàng tồn kho ngoài dự kiến. Doanh nghiệp phản ứng bằng cách cắt giảm sản lượng cung ứng để giảm lượng hàng tồn kho; sản lượng sản xuất giảm xuống cho đến khi bằng YE > tổng cung và tổng cầu trở lại trạng thái cân bằng.
- Nếu sản lượng sản xuất nhỏ hơn sản lượng cân bằng: Y0 < YE: tổng cung nhỏ hơn tổng cầu dự kiến: AS < AD, nếu có hàng dự trữ thì doanh nghiệp sẽ lấy hàng dự trừ ra bán, làm hàng tồn kho thực tế nhỏ hơn dự kiến, do tồn kho thực tế giảm xuống một lượng ngoài dự kiến. Doanh nghiệp phản ứng bằng cách điều chỉnh tăng sản lượng sản xuất cho đến khi bằng sản lượng cân bằng YE.
Như vậy sản lượng cân bằng là sản lượng mà nền kinh tế luôn hướng tới.
Chúng ta có thể minh hoạ quá trình điếu chỉnh để đạt sản lượng cân bằng qua bảng số liệu từ VD5 như sau:
( Với C = 800 + 0,6Yd; I = 400 + 0,2Y )
Bảng 3.2:
Sản lượng Y (1) | Tiêu dùng dự kiến C (2) | Tiẽt kiệm dự kiến S (3) = (1)-(2) | Đầu tư dự kiến I (4) | Tổng cầu dự kiến AD (5) = (2)+(4) | Khuynh hướng sản lượng Y |
8.000 | 5.600 | 2.400 | 2.000 | 7.600 | Y>AD: dư thừa: Y \(\downarrow\) |
7.000 | 5.000 | 2.000 | 1.800 | 6.800 | Y>AD: dư thừa: Y \(\downarrow\) |
6.000 | 4.400 | 1.600 | 1.600 | 6.000 | Y=AD: Cân bằng |
5.000 | 3.800 | 1.200 | 1.400 | 5.200 | Y\(\uparrow\) |
4.000 | 3.200 | 800 | 1.200 | 4.400 | Y\(\uparrow\) |
2.2 Xác định sản lượng cân bằng dựa vào mối quan hệ giữa tổng tiết kiệm dự kiến và tổng đầu tư dự kiến
Theo định nghĩa, thu nhập khả dụng Yd = C + S, vì giả định không có chính phủ nên Yd = Y, do đó Y = C + S (1)Từ điều kiện để sản lượng cân bằng: Y = C + I (2), suy ra:
C+S = C+I
Hay S = I (3)
Biểu thức (3) thể hiện một điều kiện cân bằng khác: Sản lượng cân bằng là sản lượng mà tại đó tổng mức tiết kiệm dự kiến bằng tổng mức đầu tư dự kiến.
Lưu ý: Trong mô hình kinh tế giả dịnh không có chính phủ và không có khu vực nước ngoài, nên đầu tư dự kiến của tư nhân (I) cũng chính là tổng đầu tư dự kiến của nền kinh tế. Tương tự, tiết kiệm dự kiến của tư nhân (S) cũng chính là tổng tiết kiệm dự kiến của nền kinh tế.
Như trên ta có: S = - Co + SmY (vì giả định không có chính phủ Yd = Y)
và I = Io + Im.Y.
Giải phương trình: S = I
- Co + SmY = Io + ImY
Ta cũng được kết quả về mức sản lượng cân bằng:
\(Y = \frac{1}{1-Cm-Im} \times (Co+Io) = \frac{1}{1-Am} \times Ao\)
Mức sản lương cân bằng xác định theo cách này được thể hiện trên đồ thị 3.8 như sau:
Quan sát đồ thị 3.8 ta thấy có 3 trường hợp có thể xảy ra trong một nền kinh tế:
- Khi sản lượng cung ứng (Y) đúng bằng mức sản lượng cân bằng (như trường hợp Y1 = YE), thì tổng tiết kiệm dự kiến bằng tổng đầu tư dự kiến.
- Khi sản lượng cung ứng (Y) lớn hơn mức sản lượng cân bằng (như trường hợp Y2), thì tổng tiết kiệm dự kiến lớn hơn tổng đầu tư dự kiến.
- Khi sản lượng cung ứng (Y) nhỏ hơn mức sản lượng cân bằng (như trường hợp Y0), thì tổng tiết kiệm dự kiến nhỏ hơn tổng đầu tư dự kiến.
VD6: Tiếp tục các ví dụ trên, với hàm C = 800 + 0,6Yd
Ta suy ra hàm tiết kiệm S = -800 + 0,4Yd
Và hàm đầu tư : I = 400 + 0,2Y
Sản lượng cân bằng khi: S = I
-800 + 0,4Y = 400 + 0,2Y
\(\implies\) 0,2Y = 1.200
\(\implies\) Y = 1.600
Tại sản lượng cân bằng : S = I = 1.600
Được minh họa trên đồ thị 3.8b
Trong mô hình lý thuyết xác định sản lượng cân bằng vừa phân tích ở phần trên, chỉ khi sản lượng đúng bằng sản lượng cân bằng thì tổng tiết kiệm dự kiến mới bằng tổng đầu tư dự kiến.
3. Phân biệt 'dự kiến' và 'thực tế'
Trong thực hiện (phân tích trong chương 2), tổng tiết kiệm thực tế luôn bằng tổng đầu tư thực tế. Như vậy cần xem xét quá trình điều chỉnh từ số dự kiến về số thực tế diễn ra như thế nào?
Xét hàm số tiêu dùng C = f(Yd )
- Nếu thu nhập khả dụng là Yd1 thì tiêu dùng dự kiến là C1
- Nếu thu nhập khả dụng là Yd2 thì tiêu dùng dự kiến là C2
Giả định tiêu dùng dự kiến (Cdk) bằng tiêu dùng thực tế (Ctt) thì tiết kiệm dự kiến (Sdk) sẽ bằng tiết kiệm thực tế (Stt)
Như trong chương 2 đã phân tích, trong thực tế ta luôn luôn có đầu tư bằng tiết kiệm (Itt = Stt). Nhưng trong mô hình lý thuyết, thì đầu tư dự kiến (Idk) và tiết kiệm dự kiến (Sdk) không nhất thiết bằng nhau cho tất cả các trường hợp. Cụ thể có thể xảy ra các trường hợp sau đây:
- Trường hợp 1: nếu sản lượng thực tế (Ytt) bằng sản lượng cân bằng dự kiến (Ydk), nghĩa là tổng cung thực tế (Ytt) bằng tổng cầu dự kiến (AD) thì:
- Sdk = Idk: Hàng tồn kho không thay đổi, vì tồn kho thực tế đúng bằng tồn kho dự kiến : Itt = Idk
- Trường hợp 2: nếu sản lượng thực tế (Ytt) nhỏ hơn sản lượng cân bằng dự kiến (Ydk), thì
- Sdk < Idk : Hàng tồn kho giảm so với dự kiến, vì tồn kho thực tế nhỏ hơn tồn kho dự kiến: Itt < Idk
- Trường hợp 3: nếu sản lượng thực tế (Ytt) lớn hơn sản lượng cân bằng dự kiến (Ydk) thì
- Sdk > Idk : Hàng tồn kho tăng so với dự kiến, vì tồn kho thực tế lớn hơn tồn kho dự kiến: Itt >Idk.
Trong mô hình lý thuyết xác định sản lượng cân bằng theo Keynes là mô hình trọng cầu: tổng cầu quyết định mửc sản lượng cân bằng. Hay nói cách khác, sản lượng cân bằng chỉ thay đổi khi có sự thay đổi của tổng cầu. Keynes đã chứng minh được rằng khi tổng cầu tự định thay đổi, thì sản lượng cân bằng sẽ thay đổi theo cấp số nhân mức thay đổi của tổng cầu. Điều này sẽ được giải thích qua mô hình số nhân.
NONEBài học cùng chương
Bài 1: Tổng cầu trong mô hình kinh tế đơn giản Bài 3: Mô hình số nhân ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORKXEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC
Môn học
Triết học
Lịch Sử Đảng
Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Kinh Tế Vi Mô
Kinh Tế Vĩ Mô
Toán Cao Cấp
LT Xác suất & Thống kê
Đại Số Tuyến Tính
Tâm Lý Học Đại Cương
Tin Học Đại Cương
Kế Toán Đại Cương
Pháp Luật Đại Cương
Marketing Căn Bản
Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ
Xã Hội Học Đại Cương
Logic Học
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
Cơ Sở Văn Hóa VN
Trắc nghiệm
Trắc nghiệm Triết học
Trắc nghiệm Lịch Sử Đảng
Trắc nghiệm Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Trắc nghiệm Kinh Tế Vi Mô
Trắc nghiệm Kinh Tế Vĩ Mô
Bài tập Toán Cao Cấp
Bài tập LT Xác suất & Thống kê
Bài tập Đại Số Tuyến Tính
Trắc nghiệm Tâm Lý Học Đại Cương
Trắc nghiệm Tin Học Đại Cương
Trắc nghiệm Kế Toán Đại Cương
Trắc nghiệm Pháp Luật Đại Cương
Trắc nghiệm Marketing Căn Bản
Trắc nghiệm Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ
Trắc nghiệm Xã Hội Học Đại Cương
Trắc nghiệm Logic Học
Trắc nghiệm Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
Trắc nghiệm Cơ Sở Văn Hóa VN
Tài liệu - Giáo trình
Lý luận chính trị
Khoa học tự nhiên
Khoa học xã hội
Kinh tế - Tài chính
Kỹ thuật - Công nghệ
Cộng nghệ thông tin
Tiếng Anh - Ngoại ngữ
Luận văn - Báo cáo
Kiến trúc - Xây dựng
Kỹ năng mềm
Y tế - Sức khoẻ
Biểu mẫu - Văn bản
YOMEDIA YOMEDIA ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Bỏ qua Đăng nhập ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Đồng ý ATNETWORK ON QC Bỏ qua >>Từ khóa » Cách Tính Sản Lượng Cân Bằng Quốc Gia
-
KINH TẾ VĨ MÔ CHƯƠNG 2: CÁCH TÍNH SẢN LƯỢNG QUỐC GIA
-
Công Thức Kinh Tế Vĩ Mô - StuDocu
-
Các Phương Pháp Tính Sản Lượng Cân Bằng | Nhật Ký Chú Cuội
-
LÝ THUYẾT XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG QUỐC GIA - 123doc
-
Sản Lượng Cân Bằng Là Gì? Đặc điểm Và Các Yếu Tố ảnh Hưởng?
-
Tổng Cầu Và Chính Sách Tài Khóa - SlideShare
-
Phần 3: Xác định Sản Lượng Cân Bằng Trong Nền Kinh Tế Mở - YouTube
-
Bài 2: Xác định điểm Cân Bằng Sản Lượng Quốc Gia
-
Tổng Cầu Và Sản Lượng Cân Bằng Trong Nền Kinh Tế Giản đơn
-
(PDF) CÔNG THỨC KINH TẾ VĨ MÔ | Trang Quẩy
-
Chương 3 Tổng Cầu Và Chính Sách Tài Khóa
-
[PDF] Bài Giảng Kinh Tế Vĩ Mô 1 (CLC).pdf
-
[PPT] Y = Y* 2. CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA 2.2.4. Thâm Hụt Ngân Sách Và ...
-
Chương 3 - Tổng Cầu Và Sản Lượng Cân Bằng - Quizlet