Bài 20: Phong Trào độc Lập Dân Tộc ở Châu Á (1918 – 1939) - Tech12h

A. Kiến thức trọng tâm

I. Những nét chung về phong trào độc lập dân tộc châu Á. Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919 – 1939

1. Những nét chung

  • Phong trào phát triển mạnh, lan rộng khắp các khu vực
  • Giai cấp công nhân tích cực tham gia
  • Các Đảng Cộng sản thành lập và lãnh đạo cách mạng ở một vài nước.

2. Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919 – 1939

a. Phong trào Ngũ tứ (4/5/1919)

  • Mục đích: Chống đế quốc, chống phong kiến.
  • Quy mô: Từ Bắc Kinh lan ra cả nước
  • Lực lượng: Học sinh, nông dân, tri thức yêu nước, công nhân.
  • Khẩu hiệu chiến tranh: “ Trung Quốc của người Trung Quốc”, “ Phế bỏ hiệp ước 21 điều”.
  • Ý nghĩa:
    • Mở đầu cao trào cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến ở Trung Quốc và chống phong kiến ở Trung Quốc sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
    • Làm chậm quá trình xâm lược Trung Quốc của các đế quốc.
    • Chủ nghĩa Mác – Lê Nin được truyền bá sâu rộng ở Trung Quốc, giai cấp công nhân trưởng thành, Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời (7/1921).

b. Phong trào cách mạng 1926 – 1932

  • 1926 – 1927: Chiến tranh cách mạng chống các tập đoàn quân phiệt.
  • 1927 – 1937: Nội chiến chống Quốc dân Đảng
  • Từ tháng 7 – 1937: Nội chiến chấm dứt, Quốc – Cộng hợp tác.

II. Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918 – 1939)

1. Tình hình chung

  • Đầu thế kỉ XX hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa, nửa thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.
  • Những năm 20 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh xuất hiện nét mới: giai cấp vô sản trưởng thành và tham gia lãnh đạo cách mạng.
  • Đảng cộng sản được thành lập ở các nước và lãnh đạo đấu tranh.

2. Phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á

  • Phong trào độc lập dân tộc diễn ra sôi nổi, liên tục ở nhiều nước.
    • Ở Đông Dương cuộc đấu tranh diễn ra dưới nhiều hình thức.
    • Ở Đông Nam Á hải đảo: Phong trào cách mạng lôi cuốn hàng triệu người tham gia. Tiêu biểu là ở In –đô – nê – xi –a.
  • Từ năm 1940 trở đi cuộc đấu tranh chủ yếu chĩa mũi nhọn vào phát xít Nhật.

Từ khóa » Soạn Sử Lớp 8 Bài 20 Ngắn Nhất