Bài 22: Các Hàm Xử Lý File Trong Php - Freetuts

Việc xử lý file trong php rất quan trọng vì trong các ứng dụng thực tế ta hay dùng file để lưu trữ dữ cache cho website hoặc là lưu trữ một thứ gì đó để cho nhằm giúp ứng dụng chạy nhanh hơn, vì thế tôi viết bài này giúp các bạn làm quen với một số hàm liên quan đến file như đọc file, ghi file, tạo folder mới, xóa folder, xóa file. Trong bài này tôi không đề cập đến vấn đề upload file.

test php

banquyen pngBài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

1. Mở file

Để mở một file ta dùng cú pháp sau: open($path, $option). Trong đó $path là đường dẫn đến file cần mở, $option là quyền cho phép thao tác trên file.

Ta có danh sách các quyền sau:

Mode Diễn giải
r Read only
r+ Read + Write
w Write only
w+ Write + Read. Nếu file này tồn tại thì nội dung cũ sẽ bị xóa đi và ghi lại nội dung mới, còn nếu file chưa tồn tại thì nó tạo file mới
a Mở dưới dạng append dữ liệu, chỉ có write và nếu file tồn tại nó sẽ ghi tiếp nội dung phía dưới, ngược lại nếu file không tồn tại nó tạo file mới
a+ Mở dưới dạng append dữ liệu, bao gồm write và read. Nếu file tồn tại nó sẽ ghi tiếp nội dung phía dưới, ngược lại nếu file không tồn tại nó tạo file mới
b Mở dưới dạng chế độ binary

Ví dụ:

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

// Mở một file, ta dùng dấu @ đặt trước hàm fopen // để phòng trường hợp đường dẫn $path ta truyền // vào bị sai nó sẽ không bung lỗi ra màn hình. // Đường dẫn $path có thể là đường dẫn tương đối // hoặc tuyệt đối đều được $path = 'demo.txt'; $fp = @fopen($path, "r"); // Kiểm tra file mở thành công không if (!$fp) { echo 'Mở file không thành công'; } else{ echo 'Mở file thành công'; }

2. Đọc file

Có 3 cách đọc file thông thường trong PHP đó là đọc từng dòng, đọc từng ký tự và đọc hết file.

Ta dùng hàm fgetc($fp) để đọc theo từng ký tự, dùngfgets($fp) để đọc theo từng dòng. Đối với đọc từng dòng và đọc từng ký tự ta phải dùng hàm feof($fp) đặt trong vòng lặp while để sau khi đọc xong nó sẽ chuyển sang dòng mới hoặc ký tự mới.

Để đọc hết tất cả file ta dùng hàm fread($fp, $size), trong đó $fp là đối tượng lúc mở file còn $size là kích cỡ của file cần đọc. Để lấy kích cỡ của file cần đọc ta dùng hàm filesize($path).

Ví dụ: Đọc file từng ký tự

$fp = @fopen('demo.txt', "r"); // Kiểm tra file mở thành công không if (!$fp) { echo 'Mở file không thành công'; } else { // Lặp qua từng ký tự để đọc while(!feof($fp)) { echo fgetc($fp); } }

Ví dụ: Đọc file từng dòng

$fp = @fopen('demo.txt', "r"); // Kiểm tra file mở thành công không if (!$fp) { echo 'Mở file không thành công'; } else { // Lặp qua từng dòng để đọc while(!feof($fp)) { echo fgets($fp); } }

Ví dụ: Đọc hết file

$fp = @fopen('demo.txt', "r"); // Kiểm tra file mở thành công không if (!$fp) { echo 'Mở file không thành công'; } else { // Đọc file và trả về nội dung $data = fread($fp, filesize('demo.txt')); echo $data; }

3. Ghi file

Để ghi nội dung vào file ta dùng hàm fwrite($fp, $content) trong đó $fp là đối tượng trả về lúc mở file, còn $content là nội dung muốn ghi vào.

Việc ghi file phụ thuộc vào lúc bạn mở file như thế nào. Ví dụ lúc bạn mở file ghi đè thì lúc ghi file nó sẽ ghi đè, lúc bạn mở file ghi kiểu append thì lúc ghi file nó sẽ thêm xuống cuối file, nếu bạn mở file chỉ cho đọc thì bạn không thể ghi file được.

Ví dụ:

$fp = @fopen('demo.txt', "w"); // Kiểm tra file mở thành công không if (!$fp) { echo 'Mở file không thành công'; } else { $data = 'freetuts.net file functions tutorial'; fwrite($fp, $data); }

4. Đóng File

Việc mở file để sử dụng mà không đóng file rất nguy hiểm, vì thế sau khi sử dụng xong bạn nên đóng file để an toán hơn. Để đóng file ta dùng hàm fclose($fp) trong đó $fp là đối tượng trả về lúc bạn mở file.

Ví dụ:

$fp = @fopen('demo.txt', "w"); // Kiểm tra file mở thành công không if (!$fp) { echo 'Mở file không thành công'; } else { $data = 'freetuts.net file functions tutorial'; // Ghi file fwrite($fp, $data); // Đóng file fclose($fp); }

5 Các hàm xử lý file khác

Sau đây là một số hàm xử lý file khác.

Kiểm tra file có tồn tại không

Ta dùng hàm file_exists($path), trong đó $path là đường dẫn đến file cần kiểm tra, ví dụ:

if (file_exists('demo.txt')) { echo 'File tồn tại'; }

Kiểm tra file có được cấp quyền ghi không

a dùng hàmis_writable ($path) trong đó $path là đường dẫn đến file cần kiểm tra .

Ví dụ:

$fp = @fopen('demo.txt', "w"); // Kiểm tra file mở thành công không if (!$fp) { echo 'Mở file không thành công'; } else { if (is_writable ('demo.txt')){ fwrite($fp, 'Welcome'); } fclose($fp); }

Lấy nội dung một file mà không cần dùng hàm fread

Ta dùng hàm file_get_contents($path) để lấy nội dung của một file, trong đó $path là đường dẫn đến file cần lấy. $path có thể là đường link đến một trang web trên internet thì nó sẽ trả về nội dung html của trang web đó.

Ví dụ:

// Lấy nội dung file txt echo file_get_contents('demo.txt'); // Lấy nội dung đường link http://www.freetuts.net echo file_get_contents('http://www.freetuts.net');

Ghi nội dung file mà không cần dùng hàm fwrite

Trước khi dùng hàm này bạn nên dùng hàm is_writable để kiểm tra file có được phép ghi không.

Ta dùng hàm file_put_contents($path, $noidung) để ghi nội dung cho một file, trong đó $path là đường dẫn đến file cần ghi, $noidung là nội dung bạn muốn ghi vào file.

Ví dụ:

file_put_contents('demo.txt', 'noi dung');

Đổi tên file

Để đổi tên file ta dùng hàm rename($oldname, $newname), trong đó $oldname là đường dẫn đến file cần đổi tên, $newname là đường dẫn mới có kèm tên file cần đổi . Nếu bạn chỉ muốn đổi tên thôi thì đường dẫn của cả 2 biến giống nhau, chỉ khác nhau ở cái tên file. Nếu tên file mới bị trùng thì file đó sẽ bị ghi đè.

Ví dụ:

rename('demo.txt', 'demo2.txt');

Copy file

Để copy sang file mới ta dùng hàm copy($source, $dest), trong đó $source là path file cần copy và $dest là path file cần di chuyển tới. Nếu bạn muốn đổi luôn tên thì đường dẫn $dest bạn khai báo một cái tên khác.

Ví dụ:

if (!copy('demo2.txt', 'demo3.txt')) { echo 'Copy thất bại'; }

Xóa file

Ta dùng hàm unlink($path) để xóa file, trong đó $path là đường dẫn đến file cần xóa, ví dụ:

if (file_exists('demo.txt')) { unlink('demo.txt'); }

Kiểm tra một đường dẫn folder có tồn tại không

Ta dùng hàm is_dir($filename), trong đó $filename là đường dẫn đến folder cần kiểm tra.

Ví dụ:

if(is_dir('system')){ echo 'Folder Tồn Tại'; }

Tạo một folder mới

Ta dùng hàm mkdir($path) để tạo folder mới, trong đó $path là đường dẫn đến folder cần tạo. Bạn lưu ý folder cuối cùng chính là tên folder bạn cần tạo và tất cả các folder trước nó bạn chắc chắn là phải có, nếu không sẽ bị lỗi.

Ví dụ:

// Kiểm tra folder parent chưa có chưa, nếu có thì tạo folder con if(is_dir('parent/sub')){ mkdir('parent/sub'); }

6. Lời kết

Trên là những hàm xử lý file hay dùng, vì tôi không thể liệt kê hết được nên nếu bạn muốn tham khảo thêm thì vào đây để xem thêm. Bài tiếp theo chúng ta sẽ học làm thế nào để upload file trong PHP.

Từ khóa » Xóa Dòng Trong File Php