Bài 22 Lịch Sử 11: Xã Hội Việt Nam Trong Cuộc Khai Thác Lần Thứ Nhất ...

Bài trước Tiếp theo

Hôm nay, chúng ta cùng đến với bài “Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp” lịch sử 11. Thông qua bài học, chúng ta sẽ biết được: Sau khi đã cơ bản bình định được Việt Nam bằng quân sự, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành khai thác trên đất nước ta. Dưới tác động của cuộc khai thác, xã hội Việt Nam có những biến động đáng kể, từ xã hội phong kiến chuyển thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến.

A. Kiến thức trọng tâm

1. Những chuyển biến về kinh tế

  • 1897, chính phủ Pháp cử Pôn Đu-me sang làm toàn quyền Đông Dương để hoàn thiện bộ máy thống trị và tiến hành cuộc khai thác lần thứ nhất.

a. Mục đích:

  • Vơ vét, bóc lột sức người, sức của .
  • Biến Việt Nam thành thị trường riêng và làm giàu cho chính quốc

b. Nội dung khai thác:

  • Nông nghiệp: Pháp đẩy mạnh chiếm đoạt ruộng đất, lập đồn điền trồng lúa, cà phê, cao su…( 1907, lập được 244 đồn điền)
  • Công nghiệp: Pháp đẩy mạnh khai thác tài nguyên thiên nhiên, nhất là khai thác mỏ (than đá, thiếc, kẽm…). Một số cơ sở công nghiệp dịch vụ, chế biến ra đời: điện nước, bưu điện…
  • Giao thông vận tải: Pháp chú ý đến việc XD hệ thống giao thông (đường bộ, sắt, thủy…) vừa phục vụ công cuộc khai thác lâu dài, vừa phục vụ mục đích quân sự.
  • Thương nghiệp: Pháp độc chiếm thị trường, nguyên vật liệu, thu thuế…

c. Tác động:

  • Tích cực: Những yếu tố nền sản xuất TBCN du nhập vào nước ta. So với nền kinh tế Phong kiến có nhiều tiến bộ, của cải vật chất sản xuất được nhiều hơn.
  • Tiêu cực:
    • Tài nguyên thiên nhiên bị vơ vét cạn kiệt,Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ hàng hoá cho Pháp…
    • Vẫn duy trì phương thức bóc lột PK trong mọi lĩnh vực…

2. Những chuyển biến về xã hội

Xã hội Việt Nam biến đổi sâu sắc: Giai cấp cũ vẫn tồn tại, giai cấp, tầng lớp mới ra đời.

  • Giai cấp cũ:
    • Địa chủ phong kiến
      • Đại địa chủ: Rất giàu có, câu kết bới Pháp làm tay sai cho Pháp
      • Trung, tiểu địa chủ: ít nhiều có tinh thần chống Pháp
    • Nông dân: Số lượng đông đảo, bị đế quốc phong kiến bóc lột, đời sống vô cùng khổ cực, mộ số bị phá sản trở thành công nhân.
  • Giai cấp mới:
    • Công nhân: Họ vừa ra đời, còn non trẻ, số lượng ít. Họ bị ba tàng áp bức bóc lột. Họ sớm có tinh thần đấu tranh.
    • Tầng lớp tư sản: Xuất thân từ những người buôn bán, sĩ phu yêu nước tiến bộ. Họ bị thực dân Pháp cạnh tranh, chèn ép, thế lực yếu. Họ có ý thức dân tộc, là cơ sở để tiếp thu khuynh hướng dân chủ tư sản từ bên ngoài.
    • Tầng lớp tiểu tư sản: Họ là những tiểu chủ, tiểu thương, viên chức, học sinh, sinh viên…Họ bị bạc đãi, đời sống bấp bênh. Họ có ý thức dân tộc, dễ tiếp thu tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài.

=>Tạo điều kiện bên trong cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng mới ở đầu thế kỉ XX.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1: Trang 138 – sgk lịch sử 11

Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến như thế nào?

Trả lời câu hỏi Bài 22 lịch sử 11: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp

Năm 1897, chính phủ Pháp cử Pôn Đu-me sang làm toàn quyền Đông Dương để hoàn thiện bộ máy thống trị và tiến hành cuộc khai thác lần thứ nhất.

Dước tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến tích cực và tiêu cực.

  • Về tích cực: Những yếu tố nền sản xuất Tư bản chủ nghĩa du nhập vào nước ta. So với nền kinh tế Phong kiến có nhiều tiến bộ, của cải vật chất sản xuất được nhiều hơn.
  • Về tiêu cực: Tài nguyên thiên nhiên bị vơ vét cạn kiệt,Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ hàng hoá cho Pháp…

=> Nền kinh tế Việt Nam lúc bấy giờ là nền sản xuất nhỏ, lac hậu và lệ thuộc, cơ sở hạ tầng do Pháp xây dựng chỉ phục vụ cho quyền lợi của Pháp.

Câu 2: Trang 140 – sgk lịch sử 11

Nêu những chuyển biến của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX?

Trả lời câu hỏi Bài 22 lịch sử 11: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp

Đầu thế kỉ XX, xã hội Việt Nam biến đổi sâu sắc. Bên cạnh sự tồn tồn tại của giai cấp cũ vẫn thì một số giai cấp, tầng lớp mới ra đời.

Giai cấp cũ:

  • Địa chủ phong kiến
    • Đại địa chủ: Rất giàu có, câu kết bới Pháp làm tay sai cho Pháp
    • Trung, tiểu địa chủ: ít nhiều có tinh thần chống Pháp
  • Nông dân: Số lượng đông đảo, bị đế quốc phong kiến bóc lột, đời sống vô cùng khổ cực, mộ số bị phá sản trở thành công nhân.

Giai cấp mới:

  • Công nhân: Họ vừa ra đời, còn non trẻ, số lượng ít. Họ bị ba tàng áp bức bóc lột. Họ sớm có tinh thần đấu tranh.
  • Tầng lớp tư sản: Xuất thân từ những người buôn bán, sĩ phu yêu nước tiến bộ. Họ bị thực dân Pháp cạnh tranh, chèn ép, thế lực yếu. Họ có ý thức dân tộc, là cơ sở để tiếp thu khuynh hướng dân chủ tư sản từ bên ngoài.
  • Tầng lớp tiểu tư sản: Họ là những tiểu chủ, tiểu thương, viên chức, học sinh, sinh viên…Họ bị bạc đãi, đời sống bấp bênh. Họ có ý thức dân tộc, dễ tiếp thu tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1: Trang 140 – sgk lịch sử 11

Những chuyển biến về cơ cấu kinh tế và xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực dân Pháp có gì đáng chú ý?

Trả lời câu hỏi

Những chuyển biến về cơ cấu kinh tế và xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực dân Pháp:

  • Những chuyển biến về kinh tế:
    • Nông nghiệp : xuất hiện các đồn điền trồng lúa, cao su nông nghiệp quy mô lớn).
    • Xuất hiện một số cơ sở công nghiệp : công nghiệp khai mỏ, công nghiệp phục vụ đời sống.
    • Giao thông vận tải : hình thành các tuyến đường sắt, đường bố, cầu cảng lớn.
    • Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu được du nhập vào Việt Nam, tồn tại song song với phương thức bóc lột phong kiến.
  • Những chuyển biến xã hội:
    • Những giai cấp cũ ngày càng bị phân hóa. Những giai cấp mới xuất hiện như: công nhân, tầng lớp tư sản, tiểu tư sản….

Câu 2: Trang 140 – sgk lịch sử 11

Sự chuyển biến về kinh tế và sự chuyển biến về xã hội ở Việt Nam đầu thế kỉ XX có mối quan hệ như thế nào?

Trả lời câu hỏi

Kinh tế và xã hội có mối quan hệ tác động qua lại chặt chẽ với nhau: Sự thay đổi và chuyển biến về kinh tế dẫn đến sự thay đổi và chuyển biến của xã hội.

Chính vì điều đó mà đầu thế kỉ XX, nền sản xuất Tư bản chủ nghĩa du nhập vào nước ta. Sự ra đời của phương thức sản xuất này kết hợp với sự bóc lột theo kiểu chủ nghĩa tư bản nảy sinh đã sinh ra giai cấp công nhân, tư sản dân tộc và tiểu tư sản.

Giới thiệu về Hội Gia sư Đà NẵngTrung tâm gia sư dạy kèm tại nhà

Chúng tôi tư vấn miễn phí phụ huynh tuyển gia sư dạy kèm tại nhà Đà Nẵng.Chúng tôi luôn đặt chất lượng dạy và học lên hàng đầu, giới thiệu gia sư uy tín dạy các môn, các lớp từ cấp 1, 2, 3, luyện thi lớp 10, luyện thi đại học.Phụ huynh đừng quá lo lắng địa chỉ Hội Gia sư Đà Nẵng xa nhà của quý phụ huynh. Trong danh sách sinh viên cộng tác làm gia sư dạy kèm tại nhà, chúng tôi luôn sẵn sàng hàng trăm gia sư với tiêu chí:

  • Trong khu vực gần nhà phụ huynh để tiện gia sư di chuyển
  • Phù hợp với yêu cầu của phụ huynh về giới tính, kỹ năng, kinh nghiệm, chuyên môn
  • Gia sư vui vẻ, nhiệt tình thân thiện.
  • Xác định dạy kèm tại nhà cho học sinh lâu dài theo thời gian yêu cầu của phụ huynh.

Hội Gia sư Đà Nẵng tự hào là Trung tâm gia sư dạy kèm tại nhà uy tín với phụ huynh và gia sư

Tư vấn miễn phí phụ huynh tuyển gia sư dạy kèm tại nhà, giới thiệu gia sư nhiệt tình, hiệu quả.Điện thoại: 0934490995Địa chỉ: 159 Yên Khê 2, Thanh Khê, Đà Nẵng, Việt NamWebsite: https://hoigiasudanang.comFacebook: https://facebook.com/hoigiasudanangGoogle Maps: https://g.page/HoiGiasuDaNang

Gia sư dạy kèm tại nhà ở Đà Nẵng

Bài trước Tiếp theo (Visited 1.407 times, 1 visits today)

Từ khóa » Câu Hỏi Nâng Cao Lịch Sử 11 Bài 22